Bút pháp nghệ thuật đặc sắc của AbeKobo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 120 - 130)

- Nhƣng xƣa nay đã có ai làm đƣợc nhƣ anh chƣa có một ai hết.

3.3. Bút pháp nghệ thuật đặc sắc của AbeKobo

Đất nƣớc Nhật Bản thời hậu chiến với quá nhiều sự đổi thay khiến con ngƣời ngày càng hoài nghi vào một trật tự do Thƣợng đế sáng lập. Và con ngƣời ngày càng xác tín ở niềm tin Thƣợng đế đã chết. Cuộc đời không có Thƣợng đế mà chỉ còn trơ lại sự hiện sinh, chỉ còn lại những con ngƣời trơ trọi, cô đơn, lơ ngơ đi tìm bản thể của chính mình. Mỗi nhà văn phản ánh hiện thực xã hội với những cách nhìn nhận khác nhau. Nếu nhƣ với Kawabata, vẻ đẹp truyền thống của xứ Phù Tang luôn luôn hiện diện với Thiền, thơ Haiku, truyện Genji, tranh mặc hội, vƣờn đá, trà đạo… đó là “thế giới của cái đẹp, là chiếc gƣơng soi của cái đẹp”; còn với Oe, Nhật Bản soi mình với sắc thái đa nghĩa, tính chất phân cực mạnh mẽ, khốc liệt vừa bắt nguồn từ truyền thống, lại vừa mang âm hƣởng của thời đại hậu chiến; thì phong cách của Abe Kobo rất gần với Oe Kenzaburo, với lối viết mới mẻ, độc đáo, đi trƣớc thời đại. Ông cũng đào sâu vào những vấn đề về sự hiện tồn của con ngƣời: nỗi cô đơn, lo âu, chán chƣờng, bất lực trƣớc hoàn cảnh, cố tìm cách để thoát ra… Trong tác phẩm của Abe Kobo, chúng ta không thấy dáng dấp của vẻ đẹp truyền thống, mà ông miêu tả một xã hội với đầy rẫy những sự biến chuyển, đổi thay mà trong đó, mọi giá trị dƣờng nhƣ bị đảo lộn. Các mối quan hệ xã hội bị biến đổi, con ngƣời bị ghẻ lạnh. Họ rơi vào sự cô đơn, muốn đi tìm lại bản thể của chính mình.

Luồng gió phƣơng Tây đã thổi vào nƣớc Nhật một thứ sinh khí mới, làm cho những yếu tố nội sinh thức dậy quật cƣờng, đƣa đất nƣớc phát triển theo xu thế hiện đại. Nhƣng mặt khác, Nhật Bản cũng mang trong mình một

tái sinh ở những dạng thức khác chứ không sao chép y nguyên. “Sự định hƣớng mang tính chất hai mặt đó của Nhật Bản đã dẫn nƣớc này tới chỗ là đối với châu Á, nó trở thành yếu tố xâm kích xa lạ. Mặt khác nền văn hóa của Nhật Bản hiện nay, nhƣ ngƣời ta giả định, đã đƣợc khám phá hoàn toàn đối với phƣơng Tây, tuy vậy trong suốt một thời gian dài nó đƣợc phƣơng Tây nhìn nhận nhƣ một cái gì tù mù, bao giờ cũng khó hiểu hay chí ít, là một cái gì phức tạp đối với sự nhận thức” [65, tr. 175].

Bên cạnh những vấn đề của chủ nghĩa hiện sinh trong hai tác phẩm của Abe Kobo về nhân vật, không gian và thời gian, chúng ta cũng thấy đƣợc những điểm đặc sắc khác của nhà văn về bút pháp nghệ thuật, góp phần vào sự thành công của tác phẩm. Giọng văn của ông là một giọng văn giản dị với những ngôn từ không mƣợt mà nhƣng dễ hiểu (Người đàn bà trong cồn cát). Ngôn ngữ khô khan nhƣng chính xác, gây đƣợc sự chú ý và tò mò cho độc giả, do vậy mà có sức hấp dẫn lớn. Trong tác phẩm Khuôn mặt người khác,

giọng văn của ông lạnh lùng, sắc sảo, các câu văn có khi kéo dài triền miên, phù hợp cho việc miêu tả diễn biến tâm lý giằng xé, dai dẳng của nhân vật. Đặc biệt, ta có thể nhận ra nghệ thuật sử dụng yếu tố huyền thoại trong tác phẩm của Abe Kobo. Cốt truyện Người đàn bà trong cồn cát có vẻ nhƣ không thực, mang cốt cách của loại truyện ngụ ngôn hay truyện viễn tƣởng. Cái công việc sống để dọn cát và dọn cát để sống làm ta liên tƣởng tới mẫu hình trong huyền thoại của Sisyphe hay những nàng Đanaiđ trong thần thoại Hi Lạp. Huyền thoại bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: mythos-huyền: nghĩa là huyền bí, mơ hồ, bí ẩn, không rõ nghĩa. Giới nghiên cứu văn học phƣơng Tây cho rằng trong văn học thƣờng tồn tại hai dạng huyền thoại. Đó là huyền thoại cổ và huyền thoại hiện đại. Các huyền thoại có sử dụng những yếu tố thần kỳ, hoang đƣờng là huyền thoại cổ, còn những sáng tác hoàn toàn không gắn với các yếu tố trên gọi là huyền thoại hiện đại. Huyền thoại mới phân biệt với huyền thoại cổ ở chỗ nó bao giờ cũng là sáng tạo của một cá nhân trong

khi huyền thoại cổ là sáng tạo của một tập thể. Tuy vậy, huyền thoại mới bao giờ cũng xuất phát từ một huyền thoại cũ, huyền thoại nguyên mẫu. Sáng tác huyền thoại có thể đƣợc nhận thấy từ các cấp độ: tác phẩm; nhại theo tác phẩm huyền thoại gốc; hình tƣợng; hay cấp độ câu, từ ngữ, hình ảnh.

Với Abe Kobo, các cấp độ của huyền thoại đã đƣợc vận dụng và khai thác triệt để. Trong tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát, Abe Kobo đã để cho nhân vật Niki Jimpei tự tạo thành thể tính con ngƣời qua việc sáng chế ra cái bẫy nƣớc giữa vùng cát cằn hoang mạc. Hành động sáng tạo, phát minh ấy là lời khẳng định quyết liệt của con ngƣời nhận chốn lƣu đầy làm quê hƣơng đích thực của mình, làm nơi duy trì sự hiện sinh giữa cuộc đời. Và hình ảnh ngƣời đàn bà đƣợc nhắc đến ngay ở tiêu đề tác phẩm chính là hình ảnh hiện thân của đời sống, là biểu tƣợng của cuộc sống. Cái bẫy nƣớc cũng là một biểu tƣợng kết nối con ngƣời với đời sống, nó soi chiếu mối quan hệ giữa Niki Jimpei và ngƣời đàn bà. Bằng cái bẫy nƣớc, anh đã tuyên thệ hứa hôn với đời sống, bắt đầu xây dựng một đời sống an cƣ giữa chốn đọa đầy. Con ngƣời không còn chạy trốn khỏi cuộc sống bình thƣờng tăm tối (qua biểu tƣợng ngƣời đàn bà), không chạy trốn khỏi hoàn cảnh khắc nghiệt, khó thích nghi (qua biểu tƣợng hố cát) mà tìm cách vƣợt lên hoàn cảnh, chung sống với nó bằng chính khả năng của mình, bằng sự cải tạo đời sống thêm có ích và ý nghĩa. Câu chuyện hoàn toàn không có yếu tố kỳ ảo, hoang đƣờng hay các nhân vật thần tiên, ma quỷ nhƣ trong thần thoại hay truyền thuyết ngày xƣa, nhƣng xứ cát mà Jimpei lạc vào, đó là một thế giới kỳ lạ đến không thể tin nổi. Một ngôi làng kỳ quái và những con ngƣời kỳ quái xuất hiện và tồn tại trong lòng xã hội hiện đại Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XX, nơi ngƣời ta sống chung với cát suốt đêm ngày, chống chọi lại sức mạnh vô hình của nó; nơi ngƣời ta chìm sâu trong những đụn cát và chỉ liên lạc đƣợc với thế giới bên ngoài bằng chiếc thang dây.

Ta bắt gặp một mẫu hình ảnh “nhại” theo mẫu gốc. Niki Jimpei với ngƣời đàn bà trong hố cát thẳm sâu, xa lánh thế giới bên ngoài ồn ào, náo nhiệt cũng giống nhƣ Rôbinsơn và anh chàng Thứ Sáu trên đảo hoang. Nhƣng nếu nhƣ Rôbinsơn chấp nhận thực tại, say mê lao động, thích nghi tự nguyện với hoàn cảnh; thì nhân vật của Abe Kobo lại khác. Niki Jimpei ban đầu không làm chủ đƣợc cuộc sống của mình, anh không chấp nhận hoàn cảnh xa lạ và phi lý mà anh bị rơi vào. Anh luôn tìm cách vƣợt thoát khỏi nó. Khác Rôbinsơn, sau cuộc phiêu lƣu lại trở về nơi xuất phát, Abe Kobo đã để cho Niki Jimpei chọn ở lại. Nhà văn cho nhân vật thử nghiệm với cuộc sống mới để tìm lại chính mình, tìm ra ý nghĩa đích thực cho sự hiện tồn trong đời sống. Cát - kẻ thù số một của anh, giờ đây lại là nhân tố quan trọng giúp anh sống tiếp một cuộc đời nhiều ý nghĩa hơn. Ở đó, lao động và sáng tạo thực sự có ích đối với con ngƣời. Con ngƣời đã ra đi và ở lại nơi họ đến, không quay trở về vạch xuất phát nữa. Cát cũng chính là một biểu tƣợng sinh động trong tác phẩm.

Hành động dọn cát triền miên của ngƣời dân xứ cát giống nhƣ huyền thoại Sisyphe hay câu chuyện về các nàng Đanaiđ của Homer. Các vị thần linh đã xử phạt Sisyphe phải lăn một tảng đá lớn lên đỉnh núi, và cứ gần tới đỉnh tảng đá lại bị lăn xuống chân núi. Cứ nhƣ thế, họ trừng phạt Sisyphe bằng sự bỏ sức lao động nặng nhọc hàng ngày mà tốn công vô ích, không chút hi vọng. Không có sự trừng phạt nào nhọc nhằn và khủng khiếp hơn thế! Hay nhƣ câu chuyện về các nàng Đanaiđ, những ngƣời vợ giết chồng ngay trong đêm tân hôn theo lệnh của cha. Các nàng bị xử phạt đội một chiếc vò đi lấy nƣớc để đổ cho đầy một chiếc thùng lớn. Nhƣng chiếc thùng đó lại có hàng trăm lỗ thủng ở dƣới đáy. Chiếc thùng chẳng bao giờ đầy nƣớc nhƣng các nàng Đanaiđ vẫn cứ phải làm mãi công việc của mình. Một công việc vô nghĩa, không có kết thúc gì cả! Niki Jimpei không phải bị phạt, mà anh bị bắt ép vào làm cái công việc dọn cát hàng ngày đầy phi lý cùng với dân làng cát.

Anh không thể chịu nổi vì nhận thức đƣợc rằng đó là công việc vô vọng, giống nhƣ ngƣời ta cố gắng để tát cạn nƣớc biển vậy! Nhƣng Sisyphe, các nàng Đanaiđ hay ngƣời dân xứ cát vẫn bình thản làm các công việc ấy, một cách rất chuyên cần. Họ không thấy có điều gì phi lý bởi đó là công việc của họ, là việc họ cần làm, phải làm để bám chặt lấy đời sống! Hơn thế nữa họ còn có những niềm hi vọng, dẫu nhỏ nhoi nhƣng đáng quý. Đó là thế giới, là cuộc sống của riêng họ. Và Niki Jimpei, cuối cùng cũng đã chấp nhận hòa nhập với cuộc sống ấy, chung tay gây dựng cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể nói, nghệ thuật sử dụng các yếu tố huyền thoại trong tác phẩm nhƣ thế chính là một nhân tố tạo nên thành công cho tác phẩm của Abe Kobo. Nó không hề vô lý mà có tác dụng thông qua các biểu tƣợng đó để nhấn mạnh vào ý nghĩa sự hiện sinh của con ngƣời.

Nhan đề cuốn tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát có một ý nghĩa thật sâu sắc. Abe Kobo dùng hình ảnh ngƣời đàn bà - biểu tƣợng của mái ấm gia đình, của sự chăm sóc chu đáo, của sự nhẫn nhịn và tình yêu thƣơng; cùng với hình ảnh cồn cát - biểu tƣợng của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Hai hình ảnh đó níu giữ ngƣời đàn ông ở lại, dấn thân và tồn tại. Cuộc sống dẫu còn nhiều nhọc nhằn, vất vả nhƣng con ngƣời đều có thể vƣợt lên hoàn cảnh và đứng ở thế làm chủ. Hai biểu tƣợng đi liền nhau, cùng soi chiếu cho nhau để biểu hiện ý nghĩa nhân sinh cao độ trong hành trình của con ngƣời đi tìm kiếm bản thân và tạo dựng cho mình một ý nghĩa sống đích thực. Tác phẩm của Abe khiến cho ngƣời đọc không khỏi có cảm giác rợn ngợp trƣớc hoàn cảnh hết sức kỳ lạ mà con ngƣời bỗng nhiên bị rơi vào.

Ở tác phẩm Khuôn mặt người khác, các yếu tố huyền thoại cũng đƣợc nhà văn sử dụng rất hữu hiệu. Chiếc mặt nạ giống nhƣ cái bóng của con ngƣời đang sống. Nó có khả năng biểu cảm giống mặt ngƣời thật. Giả tƣởng nếu nhƣ có một thời kì trong xã hội ai cũng dùng mặt nạ thì con ngƣời và

tồn tại không nhờ cái chứng minh thƣ của mình. Chứng minh thƣ không còn có ý nghĩa gì hết. Ngƣời với ngƣời biến hóa khôn lƣờng, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Thực chất, mặt nạ trong tác phẩm chỉ là giả tƣởng, không có thực, do nhân vật tƣởng tƣợng ra. Nhƣng qua đó, tác giả muốn nói đến mặt trái của xã hội, sự nhập nhằng giữa giả - thật, thật - giả lẫn lộn nhau không dễ nhận ra. Con ngƣời núp đằng sau cái bóng của chính mình, lại lầm tƣởng cái bóng đó là thực, còn ngƣời thực lại là giả. Bất cứ ai khi lâm vào hoàn cảnh nhƣ nhân vật cũng đều có thể va chạm với một sự tồn tại kép, nhƣng bản thân anh ta phải nhận thức đƣợc điều đó, phải giữ đúng bản chất của mình thì mới không mắc sai lầm.

Trong cuốn tiểu thuyết, nhà văn Abe Kobo đã sử dụng một môtíp biến hoá điển hình trong xã hội hiện đại: dùng chiếc mặt nạ để che giấu khuôn mặt bị hủy hoại của mình. Nhân vật có lúc đã ƣớc ao sau một đêm ngủ dậy, chiếc mặt nạ dính hẳn vào mặt mình không còn lột ra đƣợc nữa. Nhƣng, từ chỗ là một phƣơng tiện bảo vệ cho anh khỏi sự dòm ngó, kinh hãi của thế giới bên ngoài, mặt nạ trở thành một sự ràng buộc đối với anh. Cá nhân anh ta bị nhân đôi, có lúc không phân biệt nổi đâu là chính bản thân anh, đâu là chiếc mặt nạ. “Mặt nạ ở đây tƣợng trƣng cho sự thích ứng của con ngƣời với thế giới và sự đối phó lại của con ngƣời trƣớc những thế lực xa lạ nhƣng có sức ràng buộc cá nhân một cách nghiệt ngã” [95]. Tác phẩm để lại trong lòng ngƣời đọc nhiều suy ngẫm sâu sắc về sự tha hóa, vong ngã của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Đó là tấn bi - hài kịch mà con ngƣời phải chịu đựng, trong đó phần bi nặng nề hơn, ám ảnh hơn.

Thế giới nhân vật, không gian, thời gian cùng với các bút pháp nghệ thuật khác của nhà văn Abe Kobo đã góp phần tạo nên thành công cho hai cuốn tiểu thuyết của ông. Đặc biệt, trong các tác phẩm đó nổi trội lên vấn đề về sự hiện tồn, hiện sinh của con ngƣời. Con ngƣời cố gắng hết sức để đấu tranh chống lại cái phi lý của tồn tại, tìm cách thoát ra khỏi hoàn cảnh phi lý

ấy và cuối cùng đạt đến sự tự do của mình. Hai tác phẩm biểu hiện đƣợc những sắc thái đa dạng của văn học hiện sinh, thể hiện tài năng độc đáo của nhà văn Abe Kobo.

KẾT LUẬN

1. Abe Kobo cũng nhƣ các nhà văn, nhà tƣ tƣởng lớn khác đều khát khao khám phá đến tận cùng chiều sâu của cái hiện sinh, tìm ra bản thể đích thực của con ngƣời thời đại. Người đàn bà trong cồn cát là một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất của văn đàn Nhật vào thế kỉ XX. Nó kết hợp đƣợc bản chất của huyền thoại cùng những tình tiết truyện cực kỳ hồi hộp với bản chất của một cuốn tiểu thuyết mang đậm tính chất hiện sinh chủ nghĩa. Trong đó, nhân vật Niki Jimpei đã phải chịu đựng và trải qua một vòng xoáy của những tâm trạng lo âu, sợ hãi, tuyệt vọng, cả lòng kiêu hãnh và nhục cảm, cho đến cuối cùng anh ngừng kháng cự lại và chấp nhận hoàn cảnh của mình. Chủ đề của cuốn tiểu thuyết nói lên rằng, tự do là một ảo tƣởng và mỗi ngƣời phải tự sáng tạo ra ý nghĩa riêng cho cuộc đời mình. Tác phẩm đề cập đến những cố gắng của Niki Jimpei trong cuộc trốn chạy khỏi hố cát, mối quan hệ của anh với ngƣời đàn bà, và sự chấp nhận dần dần của anh đối với một tấm thẻ căn cƣớc mới. Anh ngày càng bị ngăn cách với cuộc sống đô thị trƣớc đây. Người đàn bà trong cồn cát đƣợc chú ý bởi cốt truyện bất bình thƣờng của nó, bởi những miêu tả vô cùng chi tiết về cát, và bởi những trải nghiệm mang tính hiện sinh của cuộc sống con ngƣời.

Tác phẩm Khuôn mặt người khác cũng đề cập đến các vấn đề về nhân dạng, về sự giả tạo (chiếc mặt nạ), về cái bóng của con ngƣời và sự bóp méo các mối quan hệ xã hội. Abe Kobo muốn nói rằng, sự tồn tại kép của con ngƣời trong xã hội hiện đại là không thể có đƣợc, bởi chúng sẽ phá hoại và hủy diệt lẫn nhau. Chủ đề trung tâm trong tác phẩm này là sự mất nhân dạng, sự tha hóa và sự cô lập của cá nhân trong một thế giới lạ kỳ; cả sự khó khăn mà con ngƣời gặp phải trong mối giao tiếp với ngƣời khác. Trong hai tác phẩm, nhân vật thấm thía sự phi lý của hoàn cảnh, của thân phận; từ đó mà họ không ngừng tìm cách trốn chạy khỏi thực tại và vƣơn tới sự lựa chọn tự do cho riêng mình. Đặc biệt, nhân vật của Abe Kobo gắn chặt trong mối quan

hệ không thể tách rời với ngƣời phụ nữ của cuộc đời họ. Ngƣời phụ nữ chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 120 - 130)