- Nhƣng xƣa nay đã có ai làm đƣợc nhƣ anh chƣa có một ai hết.
3.2. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó… Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan… Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tƣợng trƣng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả
tính độc đáo cũng nhƣ nghiên cứu loại hình của các hiện tƣợng nghệ thuật” [30, tr. 110].
Nếu nhƣ Kawabata Yasunari làm say đắm tâm hồn ngƣời đọc với kiểu không gian hƣ ảo, tinh khiết, trinh bạch và rộng mở của cỏ cây, hoa lá trong
Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô...; thì đối lập lại, Oe Kenzaburo khắc họa một thế giới đóng kín, nơi con ngƣời bị chết ngạt trong một khí trời nóng nực và vô vàn tạp âm hỗn loạn. Không gian ngột ngạt, u ám và ám ảnh bạo lực, chết chóc là những gam màu chủ đạo tạo nên phông nền cho bức tranh về con ngƣời thời hậu chiến của Oe Kenzaburo. Còn không gian trong tác phẩm của Abe Kobo lại mang màu sắc tối tăm, ngột ngạt và cô quạnh, bủa vây lấy con ngƣời, nhƣ lời của nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân: đó là một “không khí sa hãm và ngột ngạt”.
Thời gian và không gian trong tác phẩm của Abe Kobo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Không gian trong cuốn tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát hiện lên với ba chiều kích: không gian xã hội đô thị mờ nhạt, không gian hố cát tù túng quẩn quanh và không gian biển cả nơi ngoài xa cồn cát bao la, khoáng đạt. Đặc biệt, tác giả chỉ tập trung mô tả không gian hố cát - ngôi nhà của ngƣời đàn bà và cũng là nơi Niki Jimpei bị lƣu đày. Đó là không gian chật hẹp, tù túng, quẩn quanh dƣờng nhƣ không lối thoát. Nơi đó diễn ra tất cả những sự kiện trong quãng đời bị lƣu đày của nhân vật chính. Hố cát là nơi lƣu đày, nhƣng cũng là nơi ƣơm mầm cho sự sáng tạo của nhân vật. Cũng giống nhƣ cách miêu tả thời gian, ngay từ đầu, không gian trong tác phẩm là không xác định. “Một buổi chiều tháng tám, có một ngƣời đàn ông đứng trong nhà ga xe lửa tại S…” [1, tr. 9]. S là không gian phiếm chỉ. Không gian mơ hồ, thời gian mơ hồ, cả nhân vật cũng mơ hồ giống nhƣ trong huyền thoại hay là truyện cổ tích ngày xƣa. Chúng soi chiếu lẫn nhau, cùng tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời đọc. Ngƣời đàn ông đi về đâu? Nơi anh xuống xe là một vùng nhiều đồi nhỏ và lũng sâu xen nhau. Rồi đến một vùng không nhà
cửa, chỉ toàn có cát mịn. Xa hơn nữa, phía trƣớc mặt anh là biển cả. Cảnh vật trải dài ra vô tận. Và trƣớc mắt anh hiện lên “một ngôi làng nho nhỏ” [1, tr. 10], tuy vậy nó trải rộng ra đến mức không ngờ. Càng đi anh càng thấy con đƣờng cao hẳn lên và toàn là một thứ cát trắng khô cằn. Nhà văn Abe Kobo đã dẫn dắt nhân vật của mình bƣớc vào xứ sở lƣu đày nhƣ thế! Không chỉ con đƣờng mà cả những khoảng đất trống giữa các ngôi nhà cũng cao dần lên. Mặt cồn cát cao hơn các mái nhà. Các ngôi nhà đều nhƣ bị lún trong các hố cát sâu. Cái quang cảnh thật kì quái và lạ lùng đang diễn ra trƣớc mắt anh: những đụn cát nằm vắt ngang làng xóm. Đúng là nơi lý tƣởng để anh có thể thực hiện đƣợc ý định sƣu tập côn trùng của mình.
Không gian đƣợc cụ thể hóa, quy tụ vào quang cảnh làng cát ven biển, và bây giờ là hố cát nơi mà anh đang đứng trên thành hố. “Cái hố hình bầu dục, chu vi khoảng hai mƣơi mét. Thành hố phía xa hơi thoai thoải còn thành bên này, ngƣợc lại gây cho ta cảm giác đó là một bức vách dựng đứng” [1, tr. 15]. Trong lòng chiếc hố sâu thẳm đó có một ngôi nhà nhỏ nhoi chìm trong im lặng, ẩn trong khoảng mờ mờ tối tối dƣới đáy hố. Một đầu hồi bị vùi dƣới cát đổ chéo từ vách đứng xuống trông chẳng khác gì một con sò. Không gian đó gây cho ta một cảm giác thật nguy hiểm. Cảnh vật rất hoang vu, dƣờng nhƣ sự sống đã bị bỏ quên ở đó. Khi đƣợc đƣa xuống hố bằng chiếc thang dây, anh mới cảm thấy thành vách đều dựng đứng, “chẳng khác gì sống trong một thành lũy thiên nhiên” [1, tr. 20]. Căn nhà đã bị cát vùi một nửa. Không chỉ vậy, cát tràn vào nhà bằng mọi ngóc ngách. Căn phòng tràn ngập cát. Mọi sinh hoạt đều không tách rời đƣợc cát. Không gian ấy, qua sự miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết của nhà văn đã gây cho ngƣời đọc cảm giác về một nơi tối tăm, chật hẹp, tù túng, ngột ngạt, dƣờng nhƣ giam hãm, bức bách con ngƣời. Vậy mà ở đó sự sống vẫn tồn tại. Sự sống ấy là ngƣời đàn bà, ngày ngày dọn cát, chống đỡ lại sự phá hoại của cát, cố gắng duy trì sự sống của mình, của ngôi nhà, của ngôi làng và cả của làng lân cận kế tiếp nữa. Cũng chính ở đó, Niki
Jimpei đi từ sự ngạc nhiên, tuyệt vọng rồi đến dục vọng, suy tƣ, tìm kiếm, hành động và hy vọng… Chính ở đó anh tìm thấy bản chất của hiện sinh, thấy ý nghĩa cuộc sống mới của mình. Không gian ấy trở đi trở lại suốt chiều dài tác phẩm, có sức ám ảnh, có sức gợi hình vô cùng rõ nét. Nó khắc tạc vào tâm trí ngƣời đọc nhƣ thể tất cả đang hiển hiện ra trƣớc mắt chúng ta rõ mồn một. Nghệ thuật xây dựng không gian của tác giả ở trong tác phẩm đã đạt đến độ tinh tế nhất. Trong lòng hố thẳm sâu nơi ngôi nhà nhỏ nhoi im lìm, tăm tối ấy, mọi việc vẫn diễn ra. Sự sống nảy sinh và đƣợc ƣơm mầm từ đó. Cát và hố cát là những nhân tố dẫn anh đến sự sáng tạo ra chiếc bẫy nƣớc tuyệt hảo.
Không gian hố cát bủa vây, tù hãm con ngƣời, cƣớp đi cái tự do của con ngƣời. Mọi cố gắng vƣợt thoát của anh đều trở nên vô ích trƣớc sức mạnh cản trở của cát. Hố cát ấy phải chăng là định mệnh cuộc đời anh. Nó níu giữ bƣớc chân anh. Nó tạo cho anh cơ hội để tìm kiếm một ý nghĩa mới, một niềm vui mới cho cuộc đời mình. Không gian, do vậy, mang tính biểu trƣng cao độ. Nó là nơi giam hãm, nơi thử thách con ngƣời trong suốt chặng đƣờng dài để đạt tới cái đích tự do của mình. Đồng thời, nó cũng là môi trƣờng cho con ngƣời thể nghiệm khả năng lao động sáng tạo, ban phát cho đời sống thêm ý nghĩa. Nhà văn đã miêu tả tỉ mỉ cảm nhận của nhân vật khi phải chịu giam mình trong lòng hố cát. Anh có cảm giác nhƣ “một ngƣời không biết bơi đang chơi vơi giữa dòng nƣớc xiết” [1, tr. 48]. Anh uất hận đến nỗi có lúc thốt ra chỉ mong cho cái nhà này sập xuống thành từng mảnh! Anh ƣớc ao lên đƣợc mặt đất trên thành hố. “Cái mặt đất mà anh đi về phía nào cũng sẽ hƣớng về tự do… đi đến tận cùng trái đất” [1, tr. 142]. Ngay trên thành hố cát sâu này là không gian bao la của biển cả, bầu trời, không gian của tự do, nơi mà không một phút giây nào anh không ao ƣớc đƣợc treo lên đỉnh hố. “Bên ngoài cái hầm sâu gần hai chục mét có thể trời vẫn còn sáng rõ nhƣng ở dƣới đây hoàng hôn đã phủ đầy” [1, tr. 80]. Bóng tối nhờ nhờ lúc nào cũng tràn ngập trong hố cát, bủa vây lấy con ngƣời, khiến Niki Jimpei
luôn cảm thấy tù túng, ngột ngạt, thiếu không khí, thiếu sự sống xanh tƣơi. Làm cách nào đi nữa anh cũng không thể quen đƣợc với cuộc sống toàn cát phủ và bóng tối ấy. Không gian không phải là song sắt nhà tù giam cầm tội phạm nhƣng đối với anh, nó còn tệ hại hơn cả chốn tù đày. Ở đó anh cảm thấy mất hẳn tự do, không đƣợc quyền lên tiếng, không đƣợc giao tiếp với bất cứ ai trừ ngƣời đàn bà. Chiếc hố sâu nhƣ thế, tối nhƣ thế mà ngƣời dân làng đứng trên vọng gác chòi canh vẫn có thể quan sát đƣợc mọi động tĩnh ở dƣới đáy hố. Họ biết lúc nào anh và chị làm việc hay không làm việc.
Cái mảnh đất toàn cát trắng này có thể biến thành một thắng cảnh chăng? Đó là điều mà Niki Jimpei nghĩ đến khi nói chuyện với ông già làng. Tại sao mặc dù nằm quay ra biển mà không thấy bóng dáng một chiếc thuyền đánh cá nào. Trong khi vạch ra kế hoạch trốn thoát khỏi đây, anh đã định hình lại trong đầu về địa thế của ngôi làng. Đó là “một túi cát có suối cắt ngang và những mỏm đất dựng đứng” [1, tr. 137]. Nhà văn đã miêu tả rất tỉ mỉ cảnh tƣợng làng cát khi anh đang cố sức chạy ra khỏi làng. Anh chạy mãi, chạy mãi. “Phía sau anh chỉ có những cồn cát phẳng phiu uốn lƣợn thành những rặng đồi bất tận, kéo dài đến tận mỏm đất nhô ra biển” [1, tr. 147]. “Có một cái gì là lạ trong cách sắp xếp không gian ở chốn này, và anh rùng mình với một nỗi cô đơn huyền bí dành cho con ngƣời” [1, tr.152]. Một quang cảnh nhƣ thế này sẽ là nơi thu hút mạnh mẽ các khách du lịch trẻ tuổi. Nhƣng nếu cứ để cát tàn phá thì chốn này có thể không có nữa, nếu không một ai hay biết gì nó. Cuộc sống trong mấy cái hố đó luôn chịu sự hủy diệt của cát. Vẻ đẹp của cát là thuộc về sự chết chóc. Chính vẻ đẹp của sự chết chóc đã len lỏi vào vẻ đẹp tráng lệ của cảnh đổ nát điêu tàn của nó và sức mạnh vĩ đại của sự hủy diệt của chính nó. Hình dung lại địa hình ngôi làng, anh vẫn không sao nhớ nổi bất kỳ ngôi nhà nào, ngoài mấy khoảnh ruộng trồng lạc nằm rải rác đó đây. Anh phải băng qua đƣợc mấy cồn cát mới có thể
Không gian làng cát đƣợc miêu tả một cách tỉ mỉ qua cuộc chạy trốn không thành của Niki Jimpei sau bốn mươi sáu ngày bị giam mình trong hố cát. Địa thế ngôi làng thật hiểm trở, toàn là cồn cát và các hố cát sâu. Thật khó cho bất cứ ai, kể cả dân làng muốn trốn thoát khỏi đây mà không bị phát hiện. Cát làm cho anh tiêu phí quá nhiều sức lực. “Cát trải dài vô tận thành những đợt sóng nhấp nhô. Những đợt sóng cát giữa những đợt sóng cát, và giữa những đợt nhỏ còn có vô vàn những gợn nhỏ hơn và những vũng cát nhỏ hơn” [1, tr. 156]. Cả thảy anh đã băng qua ba cồn cát cao nhƣ ngọn đồi mà không thấy dấu hiệu gì xa dần ngôi làng, tựa hồ nhƣ anh đang tiến theo hình vòng tròn vậy. Cuối cùng anh bị rơi vào vũng cát lầy không thể nào nhấc chân lên đƣợc nữa. Quanh đó chỗ nào cũng có cát lầy, nguyên do trƣớc đây chỗ này nguyên là một cái vịnh nhỏ của núi đƣợc vô số thứ bồi đắp tích tụ lại. Cố gắng đến mấy cuối cùng anh cũng không thể thoát ra đƣợc khỏi địa hình hiểm trở khó lƣờng của ngôi làng cát.
Bị hạ trở lại hố cát sâu, cảm thức của anh về cái không gian dƣờng nhƣ đã trở nên quen thuộc với anh qua nhiều ngày tháng càng trở nên bi đát hơn. Lòng hố sâu và tối. Mặc dù ánh trăng sáng đầy trời nhƣng cái hố vẫn đen ngòm, nhƣ muốn khƣớc từ tham dự vào cảnh đêm trăng ấy. Lòng hố ấy chứa đựng nỗi niềm tuyệt vọng khôn cùng của anh. Nó vốn tối tăm, ảm đạm nay càng thêm mịt mùng, lạnh lẽo hơn. Mọi vật quanh anh đều trở nên lu mờ đi. Anh trở nên quen dần với những công việc thƣờng ngày trong khoảng không gian mờ tối ấy. Nhƣng lúc nào anh cũng vẫn ƣớc ao đƣợc lên trên mặt hố, đƣợc hƣởng cái không khí nhẹ nhàng, tƣơi mát của bầu trời và biển cả mênh mông. Cho đến khi phát hiện ra chiếc bẫy nƣớc, anh mới biết cát là một chiếc bơm vĩ đại. Anh sung sƣớng tột cùng. Anh vẫn còn ở trong hố mà thấy nhƣ mình đã thoát hẳn ra ngoài.
Nhƣng chính cái không gian tù túng, chật hẹp nó giam hãm con ngƣời nơi hố cát lại mang tính biểu tƣợng cao độ. Nó vừa là nơi con ngƣời bị lƣu
đày đồng thời cũng chính là nơi ƣơm mầm sự sống cho con ngƣời; nơi họ có thể tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống mới, để có thể vƣơn tới tự do của bầu trời bao la ở ngoài kia. Nó là nơi con ngƣời cố tìm cách trốn thoát khỏi đó, đồng thời cũng là nơi con ngƣời quyết định ở lại, quyết định gắn chặt với nó để xây dựng, để cải tạo nó tƣơi đẹp hơn. Để đạt đƣợc đến tự do và thành công, con ngƣời phải trả giá, phải nếm trải. Đó là lẽ tất yếu của cuộc đời. Abe Kobo đã để cho nhân vật của mình trải qua những cung bậc tình cảm đầy hồi hộp, bất ngờ, từ chỗ tuyệt vọng, suy tƣ tìm cách trốn thoát đến chỗ thoát ra đƣợc khỏi đáy hố, tƣởng nhƣ đã thành công hoàn toàn thì cuối cùng anh lại bị bắt trở lại chiếc hố đó. Anh lại rơi vào tuyệt vọng bởi không biết bao giờ mình mới có một cơ hội khác nữa để trốn thoát.
Không gian xã hội đô thị trong tác phẩm chỉ xuất hiện rất mờ nhạt qua những hình dung của nhân vật chính về trƣờng học nơi có các đồng nghiệp ganh ghét nhau, ông hiệu trƣởng đạo đức giả, viên cảnh sát, Tòa án nội vụ… nhƣ ngƣời đàn bà gói gọn trong khái niệm “thành phố”. Xã hội ấy dù là nơi Niki Jimpei đƣợc sinh ra tại đó, nơi còn có mẹ anh, vợ anh đang sống nhƣng đã không có sức níu chân anh. Ở đó con ngƣời chỉ là một bộ phận trong guồng máy quay công nghiệp của xã hội hào nhoáng bề ngoài nhƣng bên trong đầy rẫy sự nhàm chán, buồn tẻ, đố kỵ, thiếu tình ngƣời. Nơi anh cố sức trở về bằng tấm vé khứ hồi của mình đƣợc bao bọc bởi sự thờ ơ, ghẻ lạnh, lãng quên. Con ngƣời trong đó chỉ biết đến bản thân mình. Còn chính nơi hố cát thẳm sâu, nơi mà anh coi là chốn ngục tù lại là không gian mới để anh sinh tồn và phát triển, để anh thể hiện hết khả năng của mình. Nếu nhƣ triết học hiện sinh không cho phép con ngƣời trơ ra, thụ động mà phải luôn sống tích cực, vƣơn lên thì Abe Kobo đã để cho nhân vật của mình có cơ hội thử nghiệm và lựa chọn lại môi trƣờng sống, không gian sống. Hai khoảng không gian: đô thị và cồn cát, một xa hoa hào nhoáng, một vắng vẻ trần trụi - không
vật đƣợc lựa chọn. Không phải một sự lựa chọn giản đơn mà phải trải qua một quá trình dài của sự thử thách gian nan, cực khổ. Sự lựa chọn bằng sức sáng tạo, bằng trí óc của chính bản thân mình. Nơi sinh ra không gắn bó với anh trọn đời. Nơi lƣu đày anh cuối cùng lại trở thành quê hƣơng, thành mảnh đất để cái hiện sinh của anh có thể nảy lộc đâm chồi! Ở đó anh tìm lại đƣợc chính bản thân mình, nhận chân ý nghĩa đích thực của đời sống. Hố cát nơi anh đặt chân đến, vô tình lại chính là định mệnh cuộc đời anh. Những thử thách gian khổ, nhọc nhằn cuối cùng cũng đƣợc bù đắp bằng giá trị xứng đáng của nó.
Có thể thấy tác phẩm của Abe Kobo ngập tràn các biểu tƣợng và ẩn dụ. Chính ngôi làng trong tác phẩm cũng là một biểu tƣợng lạ lùng và mờ ảo. Sự tồn tại của nó phụ thuộc vào việc dọn cát cần mẫn của ngƣời dân ở nơi này từng ngày không ngơi nghỉ. Ai có ngờ rằng giữa một xã hội Nhật Bản công nghiệp hiện đại vẫn có những ngôi làng nhƣ vậy. Sự sống của cả ngôi làng và của ngƣời dân có thể bị cát dập vùi bất cứ lúc nào. Không gian ấy dƣờng nhƣ