NHÂN VẬT HIỆN SINH TRONG HAI TÁC PHẨM CỦA ABEKOBO 2.1 Nhân vật với cái phi lý của sự tồn tại và sự trốn chạy khỏi thực tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 37 - 38)

2.1. Nhân vật với cái phi lý của sự tồn tại và sự trốn chạy khỏi thực tại

Với việc trình bày về văn học hiện sinh ở trên, có thể thấy, nhân vật là tâm điểm quan trọng nhất trong tác phẩm văn học hiện sinh của nhà văn. Qua nhân vật văn học - con ngƣời, nhà văn hiện sinh đã gửi gắm cả quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và xã hội, cả những tƣ tƣởng triết học về tự nhiên và xã hội để đạt đƣợc ý đồ nghệ thuật của mình. Vì thế, chúng tôi thấy cần thiết đi sâu vào bình diện xây dựng nhân vật, hệ thống nhân vật trong hai tác phẩm của Abe Kobo.

Chủ nghĩa hiện sinh nêu lên hai đặc trƣng về con ngƣời: 1) Tính chủ thể của con ngƣời, con ngƣời tự tạo nên mình, tự làm cho mình thành ngƣời. 2) Sự tự khẳng định đó chính là sự lựa chọn cơ bản, lựa chọn tự do. Trong cuốn tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát, Abe Kobo đã để cho nhân vật của ông nếm trải đủ thứ tình cảm, từ sự ngạc nhiên, khó hiểu, sợ hãi cho đến dục vọng, thất vọng và cuối cùng là sự tự hào, tự tin vào lựa chọn của chính bản thân mình. Suốt quá trình trải nghiệm ấy, nhân vật thấm thía sự phi lý của thân phận con ngƣời và luôn cố gắng để tìm cách vƣợt thoát ra. Ngay từ đầu tác phẩm, Abe Kobo đã đặt nhân vật vào trong một hoàn cảnh dƣờng nhƣ là giả tƣởng, hoàn toàn không có thực. Có thể nhận thấy một sự tƣơng hợp kỳ lạ giữa tƣ tƣởng của Abe Kobo gửi gắm qua tác phẩm với tiến trình suy tƣởng của Martin Heidegger - một triết gia của chủ nghĩa hiện sinh phƣơng Tây thế kỉ XX. Khởi điểm suy tƣ của Heidegger: con ngƣời là một hữu thể bị quăng ném vào cõi nhân sinh. Cũng nhƣ thế, nhân vật trong tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát là một ngƣời đàn ông mà đến tận trang cuối cùng của tác phẩm, chúng ta mới biết tên anh là Niki Jimpei nhờ bản thông báo mất tích của Tòa án. Ngay mở đầu câu chuyện, nhân vật ấy bị đẩy vào một hoàn cảnh thật trớ trêu: rơi vào cạm bẫy của dân làng cát, phải sống trong hố cát sâu ngoài dự

tƣởng của mình mà không có cách nào thoát thân ra đƣợc. Thoạt đầu anh rất ngạc nhiên, ngạc nhiên vì sự bắt giữ ngƣời trái phép và vô lý, rồi ngạc nhiên về công việc lao động thƣờng ngày của dân làng. Ngƣời dân ở đây dọn cát hằng đêm để chống đỡ cho từng ngôi nhà khỏi bị cát lở, và bằng cách làm việc miệt mài, họ đƣợc dân làng cung cấp cho thức ăn, nƣớc uống. Thế rồi, anh cảm thấy bực bội và bắt đầu nghi ngờ về một điều gì đó mờ ám đang diễn ra mà anh không đƣợc biết. Và điều đầu tiên mà anh nhận thấy là, ban đêm ở đây có vẻ náo động hơn ban ngày. Hóa ra cuộc sống của ngƣời dân ở đây là nhƣ thế. Họ ngủ vào ban ngày và dọn cát vào ban đêm. Anh bật cƣời ngạc nhiên hơn nữa khi nghe chị phụ nữ nói về cái thứ “tình yêu dành cho nơi chôn nhau cắt rốn của mình”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)