Các tác phẩm văn học hiện sinh của AbeKobo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 28 - 37)

(Abe Kobo - 安部公房; bút danh: Kimifusa; 1924-1993), nhà văn, nhà soạn kịch Nhật Bản. Bố ông là bác sĩ dạy học tại Trƣờng Đại học Y ở Mucđen (Mukden) [nay là Thẩm Dƣơng (Shenyang)], Trung Quốc. Abe Kobo sống ở đó đến năm 17 tuổi. Năm 1941, ông trở về Tôkyô để học ngành y nhƣng lại theo đuổi nghề văn và trở thành một nhà văn nổi tiếng của Nhật Bản. Chủ đề thƣờng gặp trong tác phẩm của Abe Kobo là tâm trạng cô đơn của con ngƣời sống trong xã hội công nghiệp. Ở giữa những nơi đô thị, chật chội, ồn ào, vô tình và độc ác, con ngƣời có cảm tƣởng lạc vào mê cung, luôn luôn tìm “đƣờng sinh” để thoát ra nhƣng không bao giờ tìm thấy. Tác phẩm chính của ông là: "Người đàn bà trong cồn cát" (1962), "Khuôn mặt người khác" (1964), "Người hộp" (1973) và nhiều tập truyện ngắn khác.

Abe Kobo đƣợc coi là nhà văn có tƣ tƣởng tiên phong, đi trƣớc thời đại của văn đàn Nhật Bản thế kỉ XX. Qua các tác phẩm của ông, độc giả tìm thấy những môtíp về sự trốn chạy, sự săn đuổi, sự xa lạ với chính mình và với mọi

ngƣời đƣợc miêu tả giống nhƣ một quá trình không có khởi đầu và kết thúc, không còn tồn tại trong không gian và thời gian. Ở đó con ngƣời chỉ tự mình ra đi và tự mình sinh trƣởng, giữa họ không có điểm tƣơng đồng. Với nhiều chủ đề đa dạng, phong cách sáng tác độc đáo và sự thành công trong nhiều thể loại sáng tác, tên tuổi của Abe Kobo đƣợc nhiều ngƣời trên thế giới biết đến và khâm phục.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu có tiếng ở Nhật Bản và thế giới, Abe Kobo là nhà văn sáng tạo vào bậc nhất nƣớc Nhật, với phong cách tiền vệ (advant-garde) đi trƣớc thời đại. Ông cũng là nhà văn hiện sinh tiêu biểu của văn học Nhật Bản hiện đại. Trong tác phẩm của mình, ông đã thể hiện những vấn đề con ngƣời, những vấn đề của chủ nghĩa hiện sinh với một bút pháp nghệ thuật độc đáo, mới mẻ và hấp dẫn. Ông đƣợc coi là một trong số ít những nhà văn có văn phong độc đáo nhất ở Nhật. Tác phẩm của ông đào sâu vào những vấn đề của thân phận con ngƣời, của tự do cá nhân với một giọng văn khô khan nhƣng chính xác, mang tính biểu tƣợng cao độ. Không sáng tác theo lối truyền thống nhƣ Kawabata hay một số nhà văn khác, cũng không giống với các nhà văn học tập phong cách phƣơng Tây, Abe tìm cho mình một lối viết mới mẻ, tạo nên phong cách nghệ thuật đặc sắc của riêng mình.

Abe Kobo sinh ra và lớn lên trong thời kì nƣớc Nhật có nhiều biến động về chính trị, kinh tế và xã hội. Trải qua cuộc chiến tranh thế giới thứ II với từng bƣớc vƣơn lên của đất nƣớc và con ngƣời ở đó, Abe Kobo thấm đẫm những nỗi niềm về thân phận con ngƣời trong xã hội công nghiệp. Vấn đề thân phận con ngƣời không chỉ nổi lên trong cuộc chiến tranh thê thảm của sự chết chóc, bần cùng; mà còn đặc biệt lộ rõ trong quá trính nƣớc Nhật trở nên một cƣờng quốc tƣ bản ngày càng giàu mạnh. Khi đó, mọi giá trị dƣờng nhƣ bị đảo lộn, con ngƣời mất đi bản ngã của chính mình, bị dồn vào guồng quay của xã hội công nghiệp. Vấn đề cá nhân, con ngƣời đƣợc các nhà văn thế hệ sau chiến tranh đặc biệt quan tâm. Cùng với sự tiếp nhận những ảnh hƣởng

của sách báo và văn hóa phƣơng Tây, Abe Kobo đã sáng tạo nên một cách viết thật độc đáo, riêng biệt. Tác phẩm của ông tạo nên sự tò mò và những tìm tòi, suy ngẫm sâu sắc trong lòng độc giả. Nếu nhƣ Oe Kenzaburo, qua những biểu hiện của con ngƣời tha hóa trong tác phẩm, muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp về tâm trạng của thế hệ ngƣời Nhật sau chiến tranh với nhiều đổ vỡ và mất mát; thì Abe Kobo, thông qua các biểu tƣợng và ẩn dụ, muốn đặt vấn đề cái hiện tồn, hiện sinh của con ngƣời trong xã hội tƣ bản công nghiệp. Sự hiện tồn của con ngƣời trong tác phẩm của ông trở thành một vấn đề nhức nhối, có khi con ngƣời bị rơi vào trạng thái bi đát, không lối thoát. Các tác phẩm cũng chứng tỏ tài năng độc đáo của nhà văn với nhiều thủ pháp nghệ thuật hiện đại.

Abe Kobo không trực tiếp chịu ảnh hƣởng của các tác giả hiện sinh phƣơng Tây (đến mức nhƣ Oe say mê tác phẩm của Sartre) nhƣng những vấn đề mà ông đặt ra trong một số tác phẩm của mình đã cho thấy lối viết hiện sinh chủ nghĩa thấm đẫm trong sáng tác của ông. Với lối viết siêu thực đi trƣớc thời đại, ông đã sáng tạo nên những tác phẩm đặc sắc, đi sâu vào các vấn đề con ngƣời và thân phận con ngƣời trong đời sống xã hội Nhật Bản thời kì đó với không khí thật ngột ngạt, trong đó con ngƣời phải gắng đi tìm tự do và sự lựa chọn cho chính bản thân mình. Ông đƣợc coi là nhà văn hiện sinh tiêu biểu của nền văn học hiện đại Nhật Bản. Trong tác phẩm của mình, nhà văn đã thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa hiện sinh với một bút pháp nghệ thuật độc đáo, mới mẻ và hấp dẫn, đặc biệt trong hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát Khuôn mặt người khác của nhà văn. Chúng tôi chú trọng soi xét hai tác phẩm trong hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội Nhật Bản thời kì nƣớc Nhật thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dẫn tới những thay đổi lớn lao trong đời sống xã hội, tác động sâu sắc đến cuộc sống con ngƣời. Là một nhà văn thuộc thế hệ Showa 30 (1955 trở đi), Abe

điều kiện của xã hội hiện tại. Nó buộc con ngƣời phải lựa chọn tự do cho riêng mình.

Nhà nghiên cứu Phạm Vũ Thịnh đã nhận xét rằng: “Trƣớc Murakami Haruki trên 20 năm, Abe Kobo đã đƣợc biết đến nhƣ một tác gia Nhật Bản nổi tiếng quốc tế về các tác phẩm vƣợt khỏi mỹ quan truyền thống Nhật Bản, sáng tạo mới mẻ, dùng nhiều ẩn dụ, ngụ ngôn, nhiều hình tƣợng cụ thể hay siêu thực để diễn tả nội tâm và tiềm thức của con ngƣời bị tha hóa, vong ngã trong xã hội đô thị ngày càng tiện lợi và máy móc” [79].

Tác phẩm của Abe Kobo đã đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và đƣợc độc giả mến mộ. Ông vẫn thƣờng đƣợc xem là một “nhà văn quốc tế” với ý nghĩa là nhà văn đƣợc nƣớc ngoài đọc hiểu mà không phải đụng chạm những tính cách “thuần Nhật”. Tác phẩm của ông hiển nhiên chẳng liên quan gì đến anh đào nở hoa hay núi Phú Sĩ đầy tuyết trắng. Nhân vật của ông là cƣ dân của những thành phố hiện đại trong các xứ sở công nghiệp mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi trên toàn thế giới. Con ngƣời bị tha hóa trong xã hội tƣ bản là đề tài quen thuộc của Abe Kobo. Với tƣ tƣởng triết lý tiềm tàng trong văn mạch và cách viết mới mẻ, ông là nhà văn tiên phong của Nhật có một danh tiếng quốc tế đáng kể.

Tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát in năm 1962 đã nhận đƣợc giải

Độc mãi văn học thưởng(Yomiuri Bungakusho - 読売文学賞) và giải thƣởng cao nhất của Pháp dành cho tác phẩm văn học nƣớc ngoài. Cuốn tiểu thuyết đƣợc biết đến nhiều nhất trên thế giới nhờ các bản dịch ra tiếng nƣớc ngoài và cuốn phim của đạo diễn Teshigahara Hiroshi vào năm 1963. Bộ phim này cũng đã đƣợc giải thƣởng đặc biệt tại liên hoan phim Canes.

Câu chuyện kể về Niki Jimpei, một giáo viên trung học có sở thích sƣu tầm côn trùng. Nhân một kì nghỉ cuối tuần, anh đã đi tới một làng cát ven biển, nơi mà những cồn cát cao hơn cả các mái nhà đến chục mét và ngôi làng có nguy cơ bị cát chôn vùi bất cứ lúc nào. Anh hy vọng tìm đƣợc những

con côn trùng cánh cứng để bổ sung vào bộ sƣu tập của mình. Bị lỡ chuyến xe buýt cuối cùng về thành phố, anh ngỏ ý ở trọ qua đêm và đƣợc dân làng đƣa anh xuống trọ tại nhà của một thiếu phụ nằm sâu dƣới hố cát và lên xuống bằng một chiếc thang dây. Trong hố cát, có một ngƣời đàn bà sống để hàng ngày dọn cát cho ngôi nhà không bị cát chôn vùi nhƣ bao nhiêu ngôi nhà khác trong làng. Chồng và con chị đã bị cơn bão cát năm trƣớc vùi mất xác không tìm thấy. Đinh ninh là chỉ ngủ trọ lại đó một đêm nhƣng sáng hôm sau tỉnh dậy, anh nhận ra chiếc thang dây đã biến mất. Hóa ra anh đã bị sập vào cạm bẫy của dân làng, giống nhƣ ngƣời bán bƣu ảnh hay một chàng sinh viên bán sách cũ trƣớc đó. Họ định bắt ép anh làm công việc dọn cát cùng ngƣời đàn bà. Không thể chịu đựng đƣợc một sự thực vô lý nhƣ thế diễn ra với mình, anh tìm đủ mọi cách để thoát ra khỏi hố cát ấy. Anh leo vách tƣờng cát để thoát lên trên nhƣng lại bị cát làm tụt xuống. Anh xúc cát để hạ bớt độ dốc thì cát lở đổ ập vào ngƣời. Anh lấy cớ nói chuyện phải trái với dân làng để họ thả anh ra… Nhƣng tất cả những hành động của anh đều thất bại. Thậm chí, anh không làm việc và giả vờ ốm để dân làng gọi bác sĩ đến, anh trói ngƣời thiếu phụ không cho chị xúc cát để họ phải nhƣợng bộ anh. Nhƣng dân làng đã không cung cấp nƣớc cho họ trừ khi họ bắt đầu làm việc trở lại. Không thể làm gì đƣợc, anh trút mọi bực tức lên đầu ngƣời thiếu phụ, nhƣng chị có một sức chịu nhẫn nhục đến lạ thƣờng. Chị hầu nhƣ câm lặng, không đối thoại với anh. Vậy là anh càng trở nên tuyệt vọng. Anh không thể hiểu nổi sao con ngƣời ta lại có thể sống một cuộc sống luẩn quẩn và vô nghĩa đến nhƣ vậy. Ban ngày họ ngủ, ban đêm họ dọn cát. Ngày nào cũng nhƣ ngày nào. Họ sống để dọn cát và dọn cát để sống. Mọi sinh hoạt đều thấm cát: ăn dƣới một cái ô để che cát, ngủ để trần cơ thể cho cát khỏi lọt vào làm loét thịt da. Cuộc sống ấy thật ngoài sức tƣởng tƣợng của anh. Lúc nào anh cũng nung nấu kế hoạch và ý định vƣợt thoát khỏi đây.

Thời gian trôi đi và anh nghĩ rằng anh phải ra khỏi đây càng nhanh càng tốt. Có một lần, với sợi dây thừng đƣợc kết bằng những dải áo kimônô và vài thứ khác, anh đã lên đƣợc trên miệng hố. Lợi dụng trời về tối có sƣơng mù, anh định bụng băng qua làng ra đƣờng cái để thoát thân. Nhƣng kế hoạch chạy trốn không thành, bởi trong khi bị dân làng phát hiện và rƣợt đuổi, anh mắc bẫy của họ và bị sa vào vũng cát lầy. Đối mặt với cái chết, anh đã van xin họ cứu anh lên, thà chấp nhận cuộc sống trong hố cát. Cũng từ đó anh trở nên trầm lặng hơn và dƣờng nhƣ chấp nhận cuộc sống với ngƣời thiếu phụ. Anh làm các công việc thƣờng ngày: sàng gạo, rửa bát và xúc cát ban đêm, đến nỗi sau một tháng anh quên hẳn trên đời lại có cái gọi là báo chí.

Trong thâm tâm, anh vẫn nung nấu ý chí vƣợt thoát khỏi nơi này. Anh làm chiếc bẫy quạ trên nóc nhà hòng viết thƣ buộc vào chân nó. Anh chấp nhận rủi ro có thể bị dân làng phát hiện lá thƣ. Nhƣng chẳng có con quạ nào sa lƣới. Đổi lại, anh phát hiện ra rằng, nƣớc đọng lại trong chiếc gầu bẫy quạ rất nhiều. Vậy là một niềm hy vọng mới trỗi dậy trong anh, anh nhƣ tìm đƣợc ý nghĩa của cuộc sống mới ở nơi đây. Anh hiểu rằng, bằng việc tìm ra cách lấy nƣớc từ trong mạch ngầm của cát, anh sẽ có tự do bất cứ khi nào anh muốn. Bởi vì anh không còn phải phụ thuộc vào dân làng. Vào một ngày trời ảm đạm, ngƣời đàn bà chửa ngoài dạ con phải đƣa đi cấp cứu. Chiếc thang dây còn đó để anh leo lên miệng hố, nhƣng anh tự nhủ không vội ra đi. Anh còn nhiều cơ hội khác mà dân làng không thể trói buộc anh đƣợc nữa. Câu chuyện kết thúc với thông báo mất tích của Tòa án nội vụ sau bảy năm ròng không một mảy may tin tức, và anh đƣợc coi nhƣ đã chết.

Câu chuyện tuy đơn giản nhƣng lại có sức hấp dẫn độc giả đến lạ lùng. Ngƣời đọc cứ chăm chú dõi theo từng hành động của nhân vật, bồi hồi trƣớc kế hoạch vƣợt thoát tƣởng chừng nhƣ rất hoàn hảo rồi cuối cùng lại thất vọng. Nếu nhƣ trong tác phẩm, tác giả để cho nhân vật nếm trải bao nhiêu tâm trạng, thì ngƣời đọc, cũng nhƣ thế, đi hết từ cảm xúc này sang cảm xúc

khác, từ đầu đến cuối tác phẩm. Cát, ngƣời đàn bà cũng gây ra cho độc giả biết bao sự tò mò, khó hiểu và mong muốn đƣợc giải đáp những thắc mắc riêng. Không nhiều nhân vật, không nhiều đối thoại, câu chuyện lại chỉ tập trung trong khoảng không gian nhỏ hẹp của một hố cát, ấy vậy mà nó có sức cuốn hút đến lạ kỳ. Có thể nói, tài năng của Abe Kobo chính là ở chỗ đó.

Cuốn tiểu thuyết Khuôn mặt người khác in năm 1964 cũng là một tác phẩm tiêu biểu của Abe Kobo về đề tài hiện sinh chủ nghĩa. Câu chuyện kể về một nhân vật là chủ nhiệm phòng nghiên cứu hóa chất cao phân tử tại một Viện khoa học, bỗng dƣng bị hỏng cả khuôn mặt do nổ oxy lỏng. Từ khuôn mặt bị phá hỏng đã dẫn đến nhân cách của anh cũng dần bị hủy hoại. Bề ngoài cố giữ vẻ bình thản với khuôn mặt quấn băng, nhƣng từ đó trong anh bùng nổ cơn bão của tâm trạng dằn vặt, suy tƣ dữ dội, luôn đau khổ và mặc cảm, hoài nghi ở thái độ mọi ngƣời đối với bộ mặt kỳ dị của mình. Đồng nghiệp của anh ngại tiếp xúc với anh, đến cả ngƣời vợ cũng e sợ anh khi anh muốn gần gũi cô với khuôn mặt quấn băng kín mít.

Với nỗ lực lấy lại những gì đã bị mất đi khi khuôn mặt bị tàn phá, giành lại tình yêu của ngƣời vợ, anh ta đã quyết định sáng chế ra một chiếc mặt nạ hoàn hảo. Anh thuê một căn hộ nằm sâu trong góc khuất của thành phố, theo nhƣ anh mô tả trong thƣ gửi cho vợ là “thế là em đã vƣợt qua đƣợc cái mê cung rắc rối mà tìm đến”. Anh thuê một ngƣời đàn ông hoàn toàn xa lạ để lấy mẫu khuôn mặt và để không bao giờ phải gặp lại ngƣời đàn ông đó trong đời. Chiếc mặt nạ hoàn thành, anh lại dùng nó để đi quyến rũ vợ mình. Khuôn mặt anh bị tàn phá, thế giới của anh sụp đổ, tinh thần anh suy sụp, anh mất tự tin vào bản thân mình. Anh muốn dùng chiếc mặt nạ để khôi phục lại sự tự tin, giành lại chính bản thân mình: một cuộc chiến đầy mâu thuẫn và bi kịch. Nhƣng rồi anh nhận ra mình dần bị chi phối bởi tính cách của cái mặt nạ. Anh không những chẳng đạt đƣợc mục tiêu chiến thắng bản thân, khẳng

định con ngƣời mình mà còn dần đánh mất chính bản thân và đang dần hóa thân vào chiếc mặt nạ!

Khi anh dễ dàng quyến rũ đƣợc ngƣời vợ, anh bàng hoàng đau xót nghĩ rằng vợ mình sao có thể sa ngã quá dễ dàng nhƣ thế với một ngƣời đàn ông xa lạ (dù ngƣời ấy cũng chính là anh - chồng cô - nhƣng dƣới chiếc mặt nạ). Rồi anh lại tiếp tục luẩn quẩn trong vòng bi kịch của chính mình: anh và chiếc mặt nạ, đâu mới là cái có thực? Cuối cùng anh không muốn gặp vợ nữa mà gửi cho cô một lá thƣ chỉ dẫn tỉ mỉ đƣờng đến căn hộ anh đã bí mật thuê, phơi bày tất cả sự thực cho cô xem: chiếc mặt nạ và toàn bộ câu chuyện gói ghém trong ba quyển sổ.

Thế nhƣng anh ta đã lầm. Từ đầu đến cuối chiếc mặt nạ chẳng giúp anh cải thiện đƣợc bất cứ điều gì, thậm chí nó cũng chẳng thực hiện đƣợc nhiệm vụ cơ bản nhất của mặt nạ: che giấu nhân dạng của ngƣời đằng sau nó. Và hơn ai hết, vợ anh là ngƣời biết rõ nhất con ngƣời anh. Cô đã vạch trần gần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)