Đƣợc rồi! Tôi sẽ là ngƣời đầu tiên thoát đƣợc khỏi nơi này cho mà xem! [1, tr 101] Trói ngƣời đàn bà lại để không cho chị xúc cát, tai hại thay, anh đâu có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 54 - 61)

Trói ngƣời đàn bà lại để không cho chị xúc cát, tai hại thay, anh đâu có ngờ rằng, dân làng không cung cấp nƣớc cho họ. Họ quan sát hai ngƣời qua chiếc chòi canh ở vọng gác đầu làng. Nƣớc chỉ đƣợc mang đến khi hai ngƣời bắt tay vào làm việc. Anh bị những cơn khát điên dại hành hạ đến mức không thể nào chịu đƣợc nữa, đành phải nhẫn nhục cầm chiếc xẻng lên và bắt đầu xúc cát. Cuối cùng họ đƣa nƣớc đến cho anh. “Nƣớc! Đúng là nƣớc rồi, không còn nghi ngờ gì nữa. Anh hét lên, và nhƣ bay tới đỡ lấy chiếc thùng”. “Anh hối hả vục mặt vào thùng nƣớc. Anh ngẩng lên, cúi xuống nhƣ một cái bơm” [1, tr. 123]. Đến lƣợt chị, chị cũng không kém anh và thoáng một cái đã uống ừng ực hết nửa thùng. Anh đã phải trải qua những giờ phút khát nƣớc đến cháy họng, đến nghẹn đắng thanh quản. Dân làng định khống chế anh bằng nỗi sợ chết khát nhƣ thế. Kế hoạch giả vờ ốm của anh và việc trói chị phụ nữ lại để ngừng làm việc, hòng ép dân làng phải nhƣợng bộ đã hoàn toàn thất bại! Anh đã phải chịu thua họ một cách cay đắng!

Nỗi thất vọng dâng trào trong anh. Nhƣng liền sau đó đã có một sự chuyển biến trong tâm trạng của nhân vật. Khi bắt đầu xúc cát, anh không còn cảm thấy phải miễn cƣỡng với công việc nhƣ anh tƣởng. Bởi vì đó là lao động. Lao động ấy là một cái gì đó rất cơ bản của con ngƣời, một cái gì đó khiến anh có thể chịu đựng đƣợc thời gian trôi qua vô ích. Nhƣng trên tất cả, anh vẫn luôn luôn ở trong tình trạng khốn khổ của một ngƣời đã đánh rơi hay bị mất cắp nửa tấm vé còn lại của chuyến đi khứ hồi. Tạm lánh xa cuộc sống nơi đô thị để theo đuổi sở thích riêng của mình, coi nhƣ đó là một lần anh thử

chạy trốn thực tại. Nhƣng khi bị sa xuống hố cát, anh đã không ngờ tới và vẫn tiếp tục chạy trốn hoàn cảnh đó.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Trong thâm tâm anh chẳng lúc nào quên nhiệm vụ tìm mọi cách trốn chạy khỏi đây. Anh lén lút lợi dụng mọi lúc để tết một sợi dây bằng mảnh áo sơ mi và dải áo kimônô của ngƣời chồng đã mất của chị. Không đủ dài, anh dự định buộc thêm vào sợi dây tết bằng rơm chị vẫn dùng để phơi cá và ngô. Anh vận dụng trí óc của mình để nhớ lại địa thế của ngôi làng và con đƣờng đã đƣa anh đến đây, hòng thực hiện kế hoạch trốn thoát vào khi thích hợp. Cho ngƣời đàn bà uống rƣợu sakê, anh đã nhân lúc chị ngủ say và lợi dụng trời chiều về tối có sƣơng mù để bắt đầu kế hoạch leo lên miệng hố rồi băng qua làng này. Sau mƣời ba lần thử quăng sợi dây thừng, lâu đến mức anh sắp tuyệt vọng bỏ cuộc thì chiếc kéo đâm trúng đích. Hành động của anh đầy khó khăn và thử thách, giống nhƣ một ngƣời mới chỉ có trong tay số tiền đủ để mua một vé sổ xố mà chƣa biết mình sẽ trúng hay là trƣợt. Thấm thoắt anh đã phải trải qua bốn mươi sáu ngày thật kinh hoàng trong hố cát, chẳng khác nào một cơn ác mộng dài của đời ngƣời. Anh hồi hộp, lo sợ, rồi run rẩy. Anh mệt quá chừng. “Nhƣng kìa, mặt đất kia rồi! Cái mặt đất mà anh đi về phía nào cũng sẽ hƣớng về tự do… đi đến tận cùng trái đất. Khi nào anh lên đến mặt đất, cái giây phút vô tận ấy sẽ trở thành bông hoa nhỏ ép giữa những trang nhật ký của anh…và khi anh nhấm nháp chén trà trong phòng khách anh sẽ cầm nó lên, đƣa ra trƣớc đèn và vui vẻ kể lại lai lịch của nó [1, tr. 142].

Anh đã trèo lên miệng hố thành công và chờ đợi thời khắc thích hợp lúc sẩm tối khi trời có sƣơng mù để chạy trốn khỏi làng thuận tiện. Nhƣng anh bị phát hiện và dân làng đuổi theo bắt anh lại. Anh vẫn tiếp tục tháo chạy. “Đột nhiên anh chạy khó nhọc hơn. Anh không chỉ cảm thấy nặng mà hai chân bắt đầu lún xuống cát, tựa hồ đang đi trong tuyết, và ngay sau đó, cát ngập đến bắp chân anh. Sửng sốt, anh vừa nhấc một chân lên, thì chân kia lún

sâu hơn đến đầu gối… Anh đã gắng vùng vẫy để trồi lên, song càng vùng vẫy bao nhiêu anh càng lún sâu thêm bấy nhiêu. Hai cẳng chân anh đã bị lún sâu tới đùi” [1, tr. 171]. Vậy là thêm một lần nữa anh lại bị rơi vào cái bẫy của dân làng. Họ muốn thủ tiêu anh. Ngƣời anh lún dần xuống cát. Sợ hãi tột cùng, anh đột nhiên gào lên: “Cứu tôi với!”. “Anh muốn tiếp tục sống dù trong bất kể cảnh ngộ nào, cho dù đời anh không khác chi một hạt đậu trong một hộp đậu” [1, tr. 172]. Anh cất tiếng khóc nức nở, không nén nổi nỗi sợ vì cái chết đang kề cận bên mình. Anh đã khuất phục trƣớc nỗi hoảng loạn, với cái cảm giác khủng khiếp là anh đang mất tất cả. Thậm chí lúc này đây cảm giác xấu hổ của anh cũng tan biến đi nhƣ bọt nƣớc. Anh chỉ còn biết van cầu ngƣời ta cứu anh lên. Kế hoạch chạy trốn tƣởng nhƣ hoàn hảo của anh, thêm một lần nữa lại thất bại hoàn toàn. “Những mơ ƣớc, nỗi tuyệt vọng, xấu hổ của anh - tất cả đều bị chôn vùi dƣới cát… Giờ đây anh chẳng là cái gì khác, ngoài một cái túi cát để mọi ngƣời đấm túi bụi vào đó” [1, tr. 174]. Độc giả dõi theo những diễn biến hành động rất li kỳ, đầy hồi hộp của anh và cuối cùng cảm thấy một nỗi luyến tiếc khôn nguôi. Không biết có khi nào anh còn có lại đƣợc một cơ hội trốn thoát nhƣ thế nữa!

Ngƣời ta quàng một sợi dây vào bên dƣới cánh tay anh, rồi anh đƣợc hạ xuống hố “chẳng khác gì một món hành lý” [1, tr. 175]. Xuất phát từ nơi đô thị phồn hoa, đi đến vùng cồn cát và bị dân làng giăng bẫy, anh đã bị đánh cắp đi nửa tấm vé khứ hồi của mình. Để rồi sau bao nhiêu lần trốn chạy hòng tìm lại nửa tấm vé ấy, anh càng rơi vào bi kịch cùng đƣờng, thất bại đến thảm hại và dƣờng nhƣ không còn lối thoát. Hố cát ấy, ngƣời đàn bà ấy dƣờng nhƣ là một định mệnh đặt sẵn để níu chân anh, chôn vùi ký ức về cuộc sống trong quá khứ của anh, để anh chỉ còn biết chấp nhận mà sống với hiện tại đang có, cái hiện tại làm cho anh cảm thấy đau khổ tột cùng và chẳng bao giờ anh có thể hiểu hết đƣợc nó. “Đối với tôi, cái khó nhất là không hiểu một lối sống nhƣ vậy rồi sẽ đƣa ta tới đâu” [1, tr. 179].

Nhà văn Abe Kobo đã miêu tả những cuộc trốn chạy của Niki Jimpei bằng ngòi bút hết sức tỉ mỉ, chính xác. Nó có sức lôi cuốn và gây sự hồi hộp, tò mò sâu sắc trong lòng độc giả. Cuộc trốn chạy của Niki Jimpei khỏi thực tại giống nhƣ hành động của nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám. Trong đó bao hàm cả sự lo âu, hi vọng và tuyệt vọng. Ở tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát này, chúng ta bắt gặp những môtíp xoay quanh vấn đề trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh: con ngƣời với những nỗi lo âu, sự tha hóa, lƣu đầy. Nó hƣớng con ngƣời từ ngạc nhiên đi đến suy tƣ, từ nỗi bất an, hoang mang, lo sợ đi đến hành động thúc đẩy sự kiếm tìm lối thoát (ở đây là sự trốn chạy) và cuối cùng là sự lựa chọn tự do. Nhân vật trong tác phẩm là một hữu thể cô đơn, mang một trách nhiệm nặng nề với bản thân mình, bị quăng quật vào thế giới hoàn toàn xa lạ, tách biệt. Cho nên sự hoang mang, nỗi lo âu là lẽ đƣơng nhiên. Anh không còn biết dựa vào đâu để tìm lại chính bản thân mình, tìm lại lẽ sống chính đáng cho cuộc đời mình. Những cuộc trốn chạy không thành càng khiến anh rơi vào tuyệt vọng. Và đau đớn hơn nữa là anh buộc phải chấp nhận thực tại, buộc phải nhập cuộc vào lối sống mà anh cho là phi lý tột cùng ở nơi đây.

Trong tác phẩm Khuôn mặt người khác, nhà văn Abe Kobo cũng đã miêu tả rất chi tiết về sự trốn chạy của nhân vật. Nếu nhƣ ở tác phẩm trƣớc, nhân vật lúc nào cũng cố gắng tìm cách vƣợt thoát ra khỏi hoàn cảnh phi lý mà anh bị rơi vào, thì ở tác phẩm này, nỗi cô đơn của nhân vật càng đƣợc khắc họa rõ hơn. Bi kịch mà nhân vật gặp phải lớn lao hơn, trực diện hơn. Và anh ta phải một mình chống chọi lại với sự mặc cảm của chính bản thân mình, chống chọi lại toàn bộ thế giới xung quanh. Ở đây, con ngƣời nhƣ lạc lõng trong mối quan hệ với ngƣời khác, lạc lõng với chính bản thân mình.

Tính chủ thể của nhân vật trong tác phẩm này biểu hiện ở sự cố gắng tìm kiếm giải pháp chế ra chiếc mặt nạ giống mặt ngƣời để che đậy đi bộ mặt đã bị hủy hoại của mình, để đƣợc hƣởng cảm giác là một con ngƣời sống

thực nhƣ trƣớc đây, không bị mọi ngƣời soi mói và không mặc cảm trƣớc mọi ngƣời. Thế nhƣng, mọi nỗ lực của anh, mọi hành động của anh đều trở nên vô nghĩa khi kết cục, anh chỉ còn lại một mình. Trong tác phẩm, nhân vật đã không tìm thấy tự do và không lựa chọn đƣợc tự do cho chính mình. Anh rơi vào bi kịch, bất lực và cảm thấy sự vô nghĩa của cuộc đời.

Luôn cảm thấy sự niềm nở giả dối của những ngƣời xung quanh và đau khổ khi bị ngƣời vợ chống cự lại hành động âu yếm của mình, nhân vật chủ nhiệm phòng thí nghiệm đã đi đến dự định làm mặt nạ. Mục đích của anh là làm cái mặt nạ bằng chất dẻo và dùng nó che lấp các lỗ thủng trên mặt. Anh muốn nó phải linh hoạt co giãn khi anh khóc hay cƣời. Mặt nạ phải thay đổi đƣợc vẻ biểu cảm. Thế là anh đã tìm đến gặp K - tác giả bài về các bộ phận giả của cơ thể, cũng là ngƣời nghiên cứu các hợp chất cao phân tử giống nhƣ anh. Giữa họ đã diễn ra một cuộc đối thoại kéo dài và cuộc nói chuyện ấy “giống nhƣ hai dải đƣờng ray đặt mà không tính toán chính xác, nên mỗi dải chạy về một phía” [2, tr. 38]. Mặt là con đƣờng mòn dẫn lối giữa ngƣời ta với nhau, đó là quan điểm của K. Nó làm cho anh thấy tức giận và có ấn tƣợng thật khó chịu. Anh lấy ví ra đếm tiền cho ông ta và nhận về thứ mà anh cần: chiếc ngón tay giả. Nó giống ngón tay thực hơn cả ngón tay thực. Trong quyển vở anh viết cho vợ mình đọc, anh đã phải thú nhận rằng: nếu nhƣ anh không bị dồn vào tình trạng bị săn đuổi do vấp phải nhạc Bach bị phá hủy, vấp phải sự cự tuyệt của ngƣời vợ thì có lẽ anh sẽ nhìn mọi việc một cách điềm tĩnh hơn, thậm chí sẽ có đủ nghị lực giễu cợt bộ mặt mình. “Còn giờ đây, bóng tối đen kịt mỗi lúc một loang rộng trong tim anh nhƣ mực tàu loang trong cốc nƣớc” [2, tr.39]. Bản thân anh thừa nhận rằng chính anh, chứ không phải ai khác, cần con đƣờng mòn liên kết anh với mọi ngƣời. Đơn độc trƣớc mọi ngƣời xung quanh, đơn độc với ý tƣởng chế tạo chiếc mặt nạ, thêm nữa, anh lại đơn độc với quá trình tạo ra chiếc mặt nạ cho mình. Từ sau khi

Anh làm gì cũng đơn độc. Anh không biết tâm sự cùng ai những nỗi niềm của mình, kể cả ngƣời vợ anh yêu thƣơng nhất! Chạy trốn mọi ngƣời là cách duy nhất mà anh có thể làm!

Anh lại tìm đến gặp ngƣời bạn học cũ của anh, giờ hiện đang là chuyên viên về cổ sinh vật học. Khi nhìn thấy khuôn mặt của anh, ngƣời bạn đó “bối rối đến nỗi bây giờ anh lại muốn thông cảm với anh ta”; bởi thật thảm hại rằng “anh cảm thấy bản thân sự tồn tại của anh gây nên sự ghê tởm của tất cả những ngƣời có mặt” [2, tr. 48]. Bằng cách này hay cách khác, anh đã nhanh chóng gom góp đƣợc một núi tài liệu kỹ thuật để phục vụ cho ý tƣởng chế tạo mặt nạ của mình. Anh làm việc miệt mài trong phòng thí nghiệm ở cơ quan, rồi anh lại chuyển mọi thiết bị cần thiết về nhà và đặt trong phòng làm việc của mình. Anh đóng cửa, thậm chí khóa cửa phòng lại để vùi đầu vào việc nghiên cứu chế tạo từng chi tiết của chiếc mặt nạ theo đúng ý của mình. Bắt đầu là sự lựa chọn kiểu mặt, màu da, lối thông hơi…

Anh quyết định đi ra phố, lên xe điện để đi tìm ngƣời có thể cho mình khuôn mẫu của chiếc mặt nạ anh hình dung ra để chế tác. Nhƣng ra phố, anh trở nên lạc lõng biết bao nhiêu. Ngƣời ta nhìn anh ái ngại, kinh ngạc, sợ sệt, ngƣời ta né tránh chỗ anh đứng hay ngồi. Anh cảm giác nhƣ không còn sức chịu đựng nữa, đến mức gần nhƣ phải rống lên: “Giúp tôi với! Đừng nhìn tôi nhƣ thế! Nếu các ngƣời cứ tiếp tục nhìn tôi nhƣ thế, tôi thực sự sẽ trở thành quái vật mất!...” [2, tr. 78]. Anh có cảm giác nhƣ mình đang ở trong tù. Cuối cùng, nhƣ con thú đi tìm chỗ trốn trong hang, anh tuyệt vọng lao nhanh đến rạp chiếu phim gần nhất, nơi ngƣời ta bán bóng tối, chỗ duy nhất mà quái vật có thể ẩn nấp. Trốn chạy vào bóng tối là điều duy nhất anh có thể làm lúc này. Anh hình dung mình sẽ là ngƣời thứ nhất trong thế giới của đêm tối vĩnh cửu. Anh tôn xƣng mình là hoàng đế của đất nƣớc ở đó không có gì ngoài ánh sáng của các vì sao, của đom đóm và những hạt sƣơng… Cái bi kịch của sự mặc cảm choán hết tâm trí nhân vật, khiến cho anh không còn là chính anh

nữa, phải chạy trốn mọi ngƣời, chạy trốn ánh sáng để lẩn về bóng tối. Để ở đó không có ai nhận ra anh, không có ai nhìn thấy anh, không có ai phải bối rối, ngại ngùng. Bóng tối là nơi duy nhất anh cảm thấy mình đƣợc bình yên.

Anh bỏ ra phố và quyết tâm đi tìm ngƣời nào muốn bán diện mạo cho anh, ngƣời đó sẽ khoảng ba mƣơi tuổi. Ý nghĩ đó làm cho anh nôn nóng, cáu kỉnh, hằn học. “Anh cần chiếc mặt nạ có thể tiêu diệt cái trở ngại mang hình thức những con đỉa và khôi phục con đƣờng mòn liên kết anh với những ngƣời khác” [2, tr. 86]. Rẽ vào hàng bách hóa quan sát những mặt nạ Nô rồi không một chút ngần ngừ, anh cả quyết đi đến tiệm ăn. Khi bắt chuyện với ngƣời đàn ông mà anh thấy rằng khuôn mặt của anh ta hợp với ý định làm mặt nạ của mình, anh đã đặt vấn đề rất thẳng thắn. Ấy vậy mà anh ta lại có “cái vẻ của một nạn nhân bị truy lùng” [2, tr. 93]. Anh ta bị áp chế bởi lớp băng trên mặt anh. Suốt cuộc nói chuyện đó, anh nhập vai kẻ cƣỡng bức đối phƣơng. Cuối cùng, anh ta hiểu ra vấn đề và bằng lòng để cho anh làm bản sao đúc cái tổ đỉa của mình, in lại da mặt ngƣời đó, với sự trao đổi giá cả mƣời nghìn yên. Lúc ấy, anh cảm thấy “một nỗi cô đơn đáng ghét” [2, tr. 97] lan tỏa khắp cơ thể anh. Nhƣng mọi phƣơng tiện cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch làm mặt nạ của anh đã sẵn sàng. Lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến anh đi đến quyết định làm mặt nạ là bởi vì ngƣời vợ của anh. “Em là ngƣời đầu tiên mà anh phải khôi phục con đƣờng mòn liên hệ giữa chúng ta, em là ngƣời mà anh phải viết tên lên lá thƣ đầu tiên của anh. (Trong bất cứ trƣờng hợp nào, thực quả anh không thể nào thiếu em đƣợc. Đối với anh, mất em có nghĩa là mất cả thế giới)” [2, tr. 101].

Anh trở về nhà sau khi đã rời khỏi nhà và đi suốt ngày từ sáng sớm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)