Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 100 - 108)

- Nhƣng xƣa nay đã có ai làm đƣợc nhƣ anh chƣa có một ai hết.

3.1. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”. “Sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái đƣợc trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, đƣợc biết qua thời gian trần thuật”, “thời gian nghệ thuật gắn với tổ chức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật”. “Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con ngƣời trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phƣơng thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới”. Nó “cho thấy đặc điểm tƣ duy của tác giả” [30, tr. 219]. Chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh vào sự hiện tồn của con ngƣời giữa cuộc đời, bởi vậy, các nhà văn hiện sinh thƣờng xoáy sâu vào những khoảng thời gian hiện tại, dồn nén những hành động, xúc cảm của nhân vật vào đó. Qua đó tính cách của nhân vật cũng nhƣ những vấn đề của chủ nghĩa hiện sinh đƣợc thể hiện một cách cụ thể và hiệu quả.

Thời gian cốt truyện của cuốn Người đàn bà trong cồn cát diễn ra trong vòng bảy năm, kể từ khi nhân vật rời nhà ra đi đến khi có quyết định của Tòa án nội vụ về việc mất tích của nhân vật. Ngay từ đầu tác phẩm, nhân vật không rõ danh tính, còn thời gian lại chỉ đƣợc Abe Kobo nhắc đến là thời điểm không xác định. Cách kể chuyện giống nhƣ trong các câu chuyện cổ ngày xƣa: “vào một ngày tháng tám, một ngƣời đàn ông biến mất” [1, tr. 5]. Anh ta đi nhân một ngày nghỉ, không rõ thời điểm là khi nào. Câu chuyện bắt

đầu từ đó, trong khi thời gian, địa điểm và nhân vật đều không xác định. Cốt truyện diễn biến không ngừng từ sau khi ngƣời đàn ông bị dân làng đƣa xuống hố cát và bị ép buộc phải dọn cát cùng ngƣời đàn bà. Thời gian lúc này mới thật sự trở thành một thế lực đè nặng lên suy nghĩ của nhân vật. Từng ngày, từng giờ trôi qua đều khiến cho anh cảm thấy lo lắng, sốt ruột, nuối tiếc và trên hết là anh thấm thía sự phi lý của cuộc sống quẩn quanh với công việc dọn cát hàng ngày. Trong tâm trí anh vẫn nghĩ rằng mình chỉ ngủ trọ lại nhà ngƣời đàn bà có một đêm rồi mai lại tiếp tục cuộc hành trình sƣu tập côn trùng, nhƣng anh hết sức bất ngờ, ngạc nhiên rồi nghi hoặc có điều gì đó mờ ám đang diễn ra. Và rồi anh phải ở lại đó không chỉ đến ngày kia (nhƣ lời ngƣời đàn bà nói), mà bao nhiêu lâu sau anh vẫn không thoát ra đƣợc cái hố cát giống nhƣ là định mệnh đó. Cuộc sống của dân làng trái ngƣợc với lẽ thƣờng, nó diễn ra chủ yếu vào ban đêm. Ban đêm là thời gian mà hoạt động dọn cát của nhà nhà, ngƣời ngƣời diễn ra thật náo động, còn ban ngày họ ngủ bù. Mọi nghi hoặc của anh đều trở thành sự thực khi trƣa ngày hôm sau tỉnh dậy, anh phát hiện ra rằng cái thang dây đã biến mất, không còn ở chỗ đêm hôm trƣớc nữa. Anh có làm cách nào gặng hỏi thì chị phụ nữ cũng im lặng không đáp một lời. Mỗi khoảnh khắc mà anh phải chịu đựng ở trong hố cát làm cho anh tức giận điên cuồng, không sao hiểu nổi sự vô lý về việc giam cầm ngƣời trái phép lại diễn ra trắng trợn thế này. Ngƣời đàn bà giống nhƣ một loài côn trùng, tồn tại “đều đều buồn bã” [1, tr. 60] với công việc dọn cát hàng đêm, ngủ hàng ngày dƣờng nhƣ không bao giờ thay đổi. Nhịp điệu ấy quả là nhàm chán!

Ngƣời đàn ông vận dụng từng giờ từng phút của mình để suy nghĩ cho kế hoạch trốn thoát khỏi nơi này. Tuy bị ép buộc phải làm việc để có thức ăn, nƣớc uống, để không bị đói và khát, nhƣng không một giây phút nào anh thôi nung nấu ý chí vƣợt thoát của mình. Thấm thoắt một tuần lễ trôi qua. Có lẽ ở nơi anh sống đang nổi lên một cuộc điều tra về sự mất tích của anh. Thế

nhƣng ngay cả một mẩu tin về điều đó anh cũng không biết tới. Từng ngày trôi đi đè nặng lên vai anh ý nghĩ về sự uổng phí cho cuộc sống này. Sao ngƣời ta lại có thể sống một cuộc sống vô nghĩa đến nhƣ vậy! “Chừng nào cái vòng luẩn quẩn này chƣa bị phá vỡ thì không chỉ cái đồng hồ của anh ngừng chạy mà ngay chính thời gian cũng sẽ bị tê liệt nốt bởi những hạt cát này” [1, tr. 81]. Anh khát khao mong mỏi giây phút đƣợc thoát ra khỏi hố cát, khỏi làng cát. Sự chờ đợi thật nhọc nhằn, dai dẳng! Dần dần, anh đã quen cả với tiếng cát lở, thứ tiếng động đã trở thành một phần trong cuộc sống bình thản hàng ngày. Thế rồi sau nỗi sợ chết khát mà dân làng gây ra cho anh khi anh trói ngƣời đàn bà lại để ngừng dọn cát, anh trở nên không còn miễn cƣỡng với công việc nữa. Bởi trong hoàn cảnh này, đối với anh, lao động là một cái gì đó khiến anh có thể chịu đựng đƣợc thời gian trôi qua vô ích. Và thực tế anh cũng không còn cách nào khác nữa.

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả để cho nhân vật đếm từng nhịp thời gian từ khi anh bị đƣa xuống hố. Anh đếm từng ngày, từng ngày một. Sau “bốn mƣơi sáu ngày kinh hoàng” [1, tr. 142] đã qua, lần đầu tiên, bằng sức lực của chính mình, anh trèo đƣợc lên miệng hố nhờ sợi dây anh tết bằng dải áo kimono và dây phơi cá của chị. Tƣởng rằng lúc ấy, anh đã cầm chắc trong tay chiếc vé khứ hồi để có thể trở về nhà, nhƣng càng chạy anh càng lâm vào chỗ cát lầy không cách nào thoát thân ra đƣợc. Anh bị ngƣời ta bắt lại và thả xuống hố chẳng khác gì một món hành lý. Thời gian thấm thoắt trôi đi. “Tháng mƣời”. “Mùa hạ”. “Một hôm anh thử làm chiếc bẫy quạ” [1, tr. 181]. Vẫn là những cụm từ chỉ thời gian rất phiếm chỉ, không cụ thể. Từ ngày trở về, anh đã thực sự cố gắng sống “cho qua ngày đoạn tháng” [1, tr. 184] và không ngó ngàng gì tới báo chí. Anh không tài nào biết đƣợc khi nào thì cơ hội trốn thoát lại đến với anh. “Chỉ còn cách đơn giản là làm quen với sự chờ đợi, không có một mục đích đặc biệt nào trong đầu” [1, tr. 186]. Sự cô đơn,

“mục ruỗng từ bên trong” [1, tr. 187] không thể nào lƣờng hết đƣợc. Kể từ hôm anh đặt chiếc bẫy quạ đến nay, đã hai tuần lễ trôi qua mà không có hiện tƣợng gì. Anh lại tiếp tục chờ đợi. Anh ƣớc ao đƣợc ra khỏi hố cát để lên trên bề mặt, hít thở cái không khí thoải mái của bầu trời, của biển cả bao la. Đó là điều mà anh cho là anh đáng đƣợc hƣởng, sau hơn ba tháng trời anh bỏ sức lao động ra làm cái công việc nặng nhọc là dọn cát hàng ngày cho họ.

“Những tuần lễ nhàm chán đơn điệu chỉ toàn những cát và đêm trôi qua” [1, tr.206]. Một điều đáng chú ý là những câu văn diễn tả thời gian nhƣ thế xuất hiện rất nhiều ở đầu của các đoạn truyện. Có khi chỉ đơn giản là: “Tháng mƣời, một hôm…”. Nó nhƣ là từng nhịp bƣớc thời gian trôi đi đƣợc khắc họa thật rõ nét lên những trải nghiệm mà Niki Jimpei phải chịu từ khi bị đƣa xuống hố cát. Vào đầu tháng mƣời một, vẫn không thấy bóng dáng con quạ nào bị sập bẫy, nhƣng anh lại phát hiện ra chiếc bẫy có chứa nƣớc. Chẳng mấy chốc đông qua xuân tới. Vào đầu tháng ba, hai ngƣời mua đƣợc chiếc đài phát thanh. Và hai tháng sau chị đƣợc đƣa đi bệnh viện vì chửa ngoài dạ con. Đó cũng chính là lần đầu tiên sau nửa năm trƣờng, một chiếc thang dây đƣợc dòng xuống mà không bị nhấc đi. Anh đƣợc tự do trèo lên miệng hố, nhƣng anh đã quyết định ở lại chốn này.

Thời gian cốt truyện trong tác phẩm diễn ra trong vòng bảy năm từ khi nhân vật đi khỏi thành thị để sƣu tập côn trùng đến ngày Tòa án nội vụ tuyên bố anh đƣợc coi là mất tích (18-8-1955 đến 5-10-1962). Nhƣng thời gian sự kiện chỉ đƣợc cô đọng lại trong một khoảng thời gian ngắn của hơn nửa năm (khoảng mƣời tháng). Trong đó, nhà văn tập trung vào mô tả những diễn biến tâm lý, những vật lộn, đau khổ, giằng xé của nhân vật khi phải chịu cảnh sống vô nghĩa lý trong hố cát và những cố gắng của anh nhằm thoát khỏi chốn này. Cũng tại đây nhân vật chính quyết định bƣớc ngoặt cho cuộc đời mình: anh chọn ở lại. Khoảng thời gian (mƣời tháng) này chiếm hầu nhƣ toàn bộ cuốn sách. Tuy là những khoảng thời gian không cụ thể ngày, tháng, năm

nào, nhƣng từng nhịp thời gian trôi đi từng ngày, từng ngày lại đƣợc khắc họa rất cụ thể, tỉ mỉ.

Nhà văn Abo Kobo có dụng ý rõ ràng khi khắc họa diễn biến tâm trạng của nhân vật trong một khoảng thời gian cô đọng đến mức tối đa có thể. Ba ngày nghỉ phép của nhân vật không ngờ đã biến thành một chuỗi ngày dài anh bị giam cầm trong bức tƣờng cát dựng đứng không lối thoát. Để cho nhân vật đếm từng ngày trôi đi, nhà văn đã khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật thấm thía đến tận cùng cái hoàn cảnh trớ trêu và vô lý mà anh gặp phải. Nó có tác dụng nhấn mạnh vào sự hiện tồn của con ngƣời trong từng khoảnh khắc cụ thể. Đó là thời gian tâm trạng. Để cho nhân vật trải qua những ngày tháng, những giây phút không dễ dàng chấp nhận nhƣ thế, nhà văn cũng đã khắc sâu vào lòng ngƣời đọc về ý nghĩa đích thực của cuộc sống mới khi nhân vật tìm lại đƣợc chính mình, tự do chọn lựa cho mình một lối đi, một cách sống riêng, khi anh chấp nhận ở lại nơi cồn cát.

Tác phẩm Khuôn mặt người khác mở đầu và kết thúc bằng hình dung của nhân vật chính về việc ngƣời vợ đang đọc ba quyển vở ghi chép của anh ta tại căn phòng thuê trọ tối tăm nơi ngõ hẻm. Suốt chiều dài tác phẩm là diễn biến của câu chuyện đã diễn ra, đƣợc ghi lại trong ba cuốn sổ “viết kín đặc bằng chữ nhỏ li ti” [2, tr. 11] trong quãng thời gian một năm liền.

Quyển vở màu đen. Câu chuyện về chỗ ẩn náu mà anh tìm đến thuê trong nhà S một tháng rƣỡi trƣớc, nhân chuyến công tác một tuần lễ mà anh nói với vợ. “26 tháng năm” [2, tr. 14], khi anh đến thăm nhà S, cô bé đang chơi ở sân òa khóc nức nở. Đó là thời điểm mà anh nhớ nhất. Anh liên tƣởng đến sự niềm nở giả dối của những ngƣời anh gặp trên đƣờng, của những ngƣời đồng nghiệp ở cơ quan. Tất cả hiện thực đƣợc tái hiện lại kể từ ngày khuôn mặt của anh bị phá hủy bởi hóa chất thí nghiệm: bức vẽ “bộ mặt giả dối” của Klêê, nhạc Bach bị phá hủy, sự cự tuyệt của ngƣời vợ… Mọi kế

các bộ phận giả của cơ thể. Họ nói chuyện với nhau trong vòng một tiếng đồng hồ sau bốn giờ chiều. Rời khỏi căn phòng của K đi ra, anh gặp lũ trẻ đang chơi bóng trong ngõ. Thấy anh, chúng tái mặt đi nhƣ thể bị ngƣời ta xách tai lên.

Công việc thí nghiệm để tạo ra một bộ mặt giả biết biểu cảm “lấy đứt mất trọn ba tháng”[2, tr. 56] của anh. Anh chôn vùi thời gian của mình trong căn phòng anh thuê trọ suốt bao nhiêu ngày tháng để thực hiện kế hoạch của mình. Còn cái bề mặt của mặt nữa là xong. Sau ngần ấy tháng trời anh đi xe điện vào thành phố. Thật khó khăn khi anh thấy mình lại xuất hiện trƣớc đám đông. Anh chợt “co rúm lại vì xấu hổ, nhƣ thể anh đã phạm tội” [2, tr.74], nhƣ thể anh chính là con quái vật kinh tởm từ đâu đến. Anh lao vào rạp chiếu phim, nơi ngƣời ta bán bóng tối, nơi anh cảm thấy an toàn nhất. Không gian bóng tối. Thời gian bóng đêm. Anh ƣớc gì tất cả mọi thứ trên thế gian này đều chìm ngập trong đó để anh tự do xuất hiện trƣớc mặt mọi ngƣời, để không ai nhìn thấy khuôn mặt chằng chịt tổ đỉa của anh. Anh chạy ra phố vào lúc gần trƣa, cố tìm một ngƣời bán diện mạo cho mình. “Sáu lần anh đi từ đầu nọ đến đầu kia phố ga và suốt thời gian ấy” [2, tr. 84], không có một ai chạm vào vai anh. Họ tránh chỗ anh giống nhƣ tránh một dịch hạch.

Quyển vở trắng. “Mấy tuần trôi qua không có biến cố gì, nhƣ thể anh đã dừng ở điểm chết. Mấy tuần vô duyên, không mắt, không mũi, không mồm, giống nhƣ cái mặt nạ bằng băng của anh” [2, tr. 98]. Khi đã hoàn thành chiếc mặt nạ, anh bắt đầu tập dƣợt cho nó có những nét biểu cảm giống nhƣ mặt thật. Anh quyết định đeo mặt nạ vào và thử ra đƣờng - “lần đầu tiên anh ở ngoài phố giữa ban ngày ban mặt” [2, tr. 134]. Ngày mai là hết hạn chuyến đi công tác bịa đặt của anh.

Quyển vở xám. Anh quyết định để cho chiếc mặt nạ gặp em. Anh xót xa đau đớn khi cảm thấy mình bị phản bội. “Anh lại phải thủ vai “chính bản thân mình” trở về sau chuyến công cán một tuần, hôm nay sau một thời gian

dài gián đoạn, mặt lại quấn băng” [2, tr. 240]. Nhƣng gặp anh sau một tuần xa cách, anh không hề thấy ở vợ mình một chút bóng dáng của sự hổ thẹn, thậm chí em vẫn rất thờ ơ. Từ khi bắt đầu gặp gỡ ngƣời vợ bằng chiếc mặt nạ đến nay đã ngót hai tháng. Trong thời gian ấy anh còn gặp gỡ em khoảng mƣời lần nữa, và “lần nào anh cũng khổ tâm khi nghĩ đến sự chia tay đang đến gần” [2, tr. 252].

Ba cuốn vở mà anh ghi chép tỉ mỉ về thời gian nhƣ những dòng nhật ký của đời ngƣời đã cho thấy diễn biến tâm trạng nhân vật suốt khoảng thời gian từ sau khi khuôn mặt anh bị hóa chất hủy hoại. Đó là những ngày tháng anh phải chịu đựng nỗi cô đơn đến rợn ngợp, không biết tâm sự và chia sẻ cùng ai. Sự cô đơn đẩy anh đến thù hằn, cảm tƣởng nhƣ cả xã hội đang đối chọi lại mình, đang cƣớp đi quyền làm ngƣời chính đáng. Anh bỗng nhiên trở thành kẻ tự trốn tránh xã hội, giấu kín đi diện mạo của mình, không muốn để cho ai nhìn thấy. Cô đơn, thù hằn, trốn tránh đẩy anh đến suy tƣ, hành động, quyết tâm sáng chế ra chiếc mặt nạ để ẩn mình trong đó. Suy cho cùng, mặt nạ vẫn là một cách để anh lẩn tránh xã hội, lẩn tránh mọi ngƣời. Khoảng thời gian ấy dài dằng dặc, vô nghĩa, khiến có lúc anh muốn kết thúc nó thật nhanh để không phải chịu sự dày vò của tâm trạng. Thời gian trong tác phẩm đƣợc nhà văn đặc biệt chú ý mô tả khi nhân vật - chiếc mặt nạ bắt đầu hẹn hò, gặp gỡ. Anh đếm từng thời điểm, từng lần ngƣời vợ mình “ngoại tình”. Nó khắc sâu lên anh nỗi cay đắng của cái mà anh nghĩ là sự thật chua chát: ngƣời vợ vô đạo đức và không chung thủy. Nếu kéo dài thêm bất cứ một lần gặp gỡ nào nữa giữa chiếc mặt nạ với ngƣời vợ, có lẽ anh không còn chịu đựng nổi. Cho nên anh lựa chọn đi đến sự sắp đặt kết cục cho câu chuyện dài.

Kết thúc tác phẩm là sự sắp đặt của anh để cho ngƣời vợ đến nơi ẩn náu trong căn nhà trọ tối tăm và đọc hết những ghi chép trong ba quyển vở. Anh đếm thời gian để tính toán đến lúc ngƣời vợ đọc hết những ghi chép ấy. “Đã bốn giờ hai mƣơi phút trôi qua kể từ lúc ấy, nhƣ vậy là em sắp đọc xong”

[2, tr. 258], “thời gian anh dành cho em sắp hết” [2, tr. 261]. Đợi mãi mà không thấy em trở về nhà. Anh hình dung những việc em sẽ làm sau khi đọc xong ba quyển vở: nghĩ ngợi mọi điều, chôn vùi cái mặt nạ, giữ lại những ghi chép… “Nói chung, bây giờ tất cả là ở thời gian. Không loại trừ khả năng là em đang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)