Mối quan hệ giữa các nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 72 - 76)

- Em nói đi, nào, nói cho anh biết đi, cái gì buộc em phải sống với anh!

2.3. Mối quan hệ giữa các nhân vật

Trong tác phẩm văn xuôi, vấn đề nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật luôn là vấn đề trọng tâm. Việc xây dựng tính cách nhân vật thành công đến mức độ nào sẽ có tầm quyết định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hai cuốn tiểu thuyết của Abe Kobo: Người đàn bà trong cồn cát

Khuôn mặt người khác đã thể hiện một cách thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật.

Cả hai cuốn sách đều rất ít nhân vật. Có thể kể ra một số lƣợng ít ỏi các nhân vật trong Người đàn bà trong cồn cát: Niki Jimpei, ngƣời đàn bà, cụ già - ngƣời đại diện cho dân làng cát, ngƣời soát vé ở ga xe lửa, bà mẹ và ngƣời vợ của nhân vật ở chốn đô thành, các đồng nghiệp ở trƣờng học, Tòa án nội vụ. Điều đặc biệt là, cát cũng trở thành một nhân vật chính trong tác phẩm. Nhƣng cả câu chuyện chỉ xoay xung quanh hai nhân vật chính là ngƣời đàn ông - Niki Jimpei, ngƣời đàn bà, mối quan hệ của họ với nhau và với cát. Tác phẩm Khuôn mặt người khác cũng có số lƣợng nhân vật ít tƣơng tự: anh chủ nhiệm phòng thí nghiệm, ngƣời vợ, các đồng nghiệp, ông K, ngƣời bạn cũ của nhân vật chính, ngƣời đàn ông làm mẫu mặt nạ, viên quản lý phòng trọ, cô bé con, một vài ngƣời không tên tuổi gặp trên phố. Và câu chuyện cũng chỉ xoay xung quanh mối quan hệ thiết yếu của nhân vật chính và ngƣời vợ của anh ta. Đồng thời, tác phẩm cũng xuất hiện một nhân vật khá đặc biệt - đó là chiếc mặt nạ. Nhƣ vậy cả hai tác phẩm của Abe Kobo đều có thêm một nhân vật ngoài lề: cát và chiếc mặt nạ, nhƣng đó lại chính là những tác nhân vô cùng quan trọng để hình thành nên bƣớc ngoặt quyết định của câu chuyện. Các nhân vật cũng nhờ đó mà thể hiện rõ tính cách của mình.

Cùng với số lƣợng ít ỏi của các nhân vật, cốt truyện của hai tác phẩm cũng không có nhiều chi tiết. Tác giả tập trung vào việc miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật kể từ khi họ bị lâm vào hoàn cảnh trớ trêu: ngƣời bị đƣa

phẩm Người đàn bà trong cồn cát là dòng ý thức của nhân vật Niki Jimpei với những suy tƣ, trăn trở, đi từ sự ngạc nhiên, tuyệt vọng đến mọi nỗ lực tìm kiếm cách trốn thoát rồi tạm thời chấp nhận cuộc sống hiện tại: dọn cát, làm chiếc bẫy hi vọng, thành công, nhận chân giá trị cuộc sống mới. Còn trong tác phẩm Khuôn mặt người khác, nhân vật chủ nhiệm phòng thí nghiệm của viện nghiên cứu luôn dằn vặt, đau đớn bởi khuôn mặt bị quấn băng chằng chịt nhƣ tổ đỉa, bởi đối với anh nhƣ thế là mất đi sợi dây liên kết giữa anh với cuộc đời, nhất là với ngƣời vợ anh yêu. Nhƣng rồi mọi nỗ lực của anh hòng cải thiện tình hình hiện tại đều trở nên vô nghĩa, khi chiếc mặt nạ anh chế tác ra đã làm thay đổi hẳn con ngƣời anh, dẫn dắt anh đến những hành động sai lầm. Tác phẩm kết thúc trong sự thất bại đau đớn của nhân vật. Diễn biến tâm lý của nhân vật qua từng sự kiện đã đƣợc miêu tả rất tinh tế và độc đáo. Xen lẫn với dòng ý thức và độc thoại nội tâm của nhân vật chính là những cuộc đối thoại ngắn ngủn của họ với các nhân vật khác (ngƣời đàn bà trong cồn cát, ngƣời vợ anh chủ nhiệm…). Qua đó cho thấy nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật đặc sắc của tác giả Abe Kobo.

Qua hai tác phẩm, chúng ta thấy rõ mối quan hệ giữa nhân vật chính với ngƣời đàn bà, ngƣời vợ của họ. Tác giả có dụng ý khi xây dựng nhân vật những ngƣời đàn bà ấy, coi họ nhƣ là biểu tƣợng - ẩn dụ trong tác phẩm. Họ là biểu tƣợng của cuộc sống, nơi níu giữ bƣớc chân những ngƣời đàn ông bên mình, nơi khiến cho họ cảm nhận một cách sâu sắc ý nghĩa của cuộc đời. Những ngày tháng Niki Jimpei ở trong hố cát là chuỗi ngày kinh hoàng đối với anh. Anh đếm từng ngày trôi qua với mong mỏi nhanh chóng thoát khỏi chốn tù đày ấy. Nhƣng cũng chính trong khoảng thời gian ấy, chính ở nơi hố cát thẳm sâu ấy, anh dần dần trở nên thân thiết, gần gũi với ngƣời đàn bà. Chị sống một mình giữa lòng hố cát sâu, không ngƣời trò chuyện, không ngƣời giúp đỡ trong công việc dọn cát nặng nhọc hàng ngày. Tuy nhân vật chính trong tác phẩm là ngƣời đàn ông - Niki Jimpei với cuộc hành trình đi tìm lại ý

nghĩa đời sống của anh, nhƣng nhân vật ngƣời đàn bà lại là một nhân vật vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Chị là đầu mối của câu chuyện, thúc đẩy diễn biến các sự kiện nối tiếp nhau phát triển. Ban đầu là, vì năm nay dân làng họ lo có bão cát lớn, mà ngôi nhà của chị lại nằm ở vị trí then chốt trong làng. Ngôi nhà bị đổ thì sẽ dẫn đến các ngôi nhà kế tiếp. Mà chị sức đàn bà chỉ dọn cát có một mình thì công việc sẽ quá nặng nhọc. Do vậy, ngƣời đàn ông không phải vô tình đƣợc ngƣời ta đƣa xuống hố. Họ muốn chị đƣợc giúp đỡ phần nào trong công việc. Và đối với chị đây cũng chính là một cơ hội lớn: có một ngƣời đồng hành trong cuộc sống, trong công việc. Bởi vậy ngay từ đầu chị đã biết rõ anh sẽ phải ở lại hố cát này. Chị câm lặng mỗi khi anh gặng hỏi về điều vô lý rằng tại sao anh phải ở lại đây. Chị không ở trong tƣ thế đối thoại hay đối chất với anh. Trong tác phẩm, từ đầu đến cuối hầu nhƣ ta chỉ thấy nhân vật ngƣời phụ nữ ở trong tƣ thế cúi mặt cam chịu, mặc kệ những lời nói hay việc làm của anh. Đó là một đặc tính mà nhà văn muốn diễn tả khi xây dựng nhân vật này. Ban đầu là nhƣ thế, rồi tiếp nối là những sự chăm sóc dịu dàng mà chị dành cho anh những khi anh ốm mệt. Nó khiến họ xích lại gần nhau. Tuy anh mãi mãi vẫn không hiểu vì sao chị lại cam chịu sống một cuộc sống vô lý nhƣ thế, nhƣng anh rất biết thông cảm cho chị, thƣơng mến chị. Rồi họ sống với nhau nhƣ một cặp vợ chồng, ngày ngày dọn cát để chống đỡ cho ngôi nhà của mình. Hai ngƣời ấy nƣơng tựa vào nhau mà sống, chia sẻ cho nhau mọi điều. Để kết cục tác phẩm, anh ở lại với ngƣời đàn bà ấy, xây dựng cuộc sống mới nơi cồn cát hoang vu, xa vắng.

Gặp chị lần đầu tiên, anh thấy chị là một phụ nữ nhỏ nhắn, khá đẹp, khoảng ba mƣơi tuổi. Chị trông rất có duyên. Giữa họ diễn ra các cuộc đối thoại đơn giản nhƣ một cuộc trò chuyện thông thƣờng của ngƣời ngủ trọ qua một đêm. Rồi họ đối thoại về cát. Chị nói rằng cát tàn phá ngôi nhà rất nặng. Cát còn tệ hơn cả một con mọt gỗ. Nhƣng anh không đồng tình, nó khác với

chuyển động. Theo anh cát có thể có khả năng giữ gìn chứ không làm mục nát bất cứ cái gì cả. Không đối đáp lại đƣợc anh, chị trở nên lạnh lùng và im lặng. Chị sống để dọn cát và dọn cát để sống. Chị làm việc theo câu khẩu hiệu của dân làng: hãy yêu nhà của bạn. Một “cảm giác bực tức dâng lên trong anh. Anh bực tức vì những điều ràng buộc ngƣời thiếu phụ nọ và chị phó mặc để bị ràng buộc nhƣ vậy”[1, tr. 37]. Anh nghĩ rằng công việc của chị “giống nhƣ một ngƣời cố tát nƣớc biển để xây nhà vậy” [1, tr. 39]. Chị ngủ ban ngày và không ngừng dọn cát ban đêm. Lúc chị ngủ thân thể chị ở trần để không bị cát ẩm len vào làm loét da loét thịt. Anh nổi giận vì chiếc thang dây biến mất, chị không đáp một lời nào. Anh gào thét, anh đau khổ tột cùng giống nhƣ kẻ mất hồn, chị cũng không hề tỏ thái độ gì. Dáng ngồi của chị cam chịu, không nhúc nhích và lắc đầu quầy quậy. Anh dọa đánh chị, chị cũng không hề phản ứng lại. Anh trói chân tay chị lại để không cho chị làm việc, hòng ép buộc dân làng nhƣợng bộ, chị cũng không kháng cự. Chỉ khi khát nƣớc quá không chịu nổi chị mới xin anh ngụm nƣớc. Sau ba ngụm nƣớc dài, cái ấm hết sạch. “Đôi mắt chị nhìn anh chằm chằm, từ bên dƣới lông mi sƣng vù, lần đầu tiên toát ra một cái nhìn oán hờn, trách móc” [1, tr. 102].

Cho dù anh có làm cách nào cũng không sao khiến chị hé răng một lời về sự vô lý là anh bị giam giữ. “Thái độ im lặng của chị thực hết sức ƣơng ngạnh, thế mà trông chị lại có cái vẻ của một nạn nhân đáng thƣơng, không có gì để tự vệ, trong cái dáng nửa quỳ nửa ngồi thu lu trên hai chân xếp dƣới mông” [1, tr. 49]. Khi đang đối thoại với anh về mọi vấn đề, lúc nào chị cũng có thể rơi vào sự im lặng bị động nhanh nhƣ một hòn đá chìm xuống dòng nƣớc. Trong tác phẩm, những lúc chị rơi vào trạng thái im lặng xuất hiện lặp đi lặp lại rất nhiều lần, làm thành đặc tính không thể nào quên của ngƣời thiếu phụ. Chị lặng lẽ làm việc nhƣ chẳng hề có chuyện gì xảy ra. Không gì làm chị xao động cả. Cho nên việc anh bị đẩy xuống hố cát chị cũng coi nhƣ

là một lẽ đƣơng nhiên. Chị sống nhƣ một cái bóng lờ mờ, không mục đích, không khát vọng. Cuộc sống nhƣ chỉ để tồn tại qua ngày. Chị giống nhƣ một loài côn trùng nào đó, một sự tồn tại đều đều buồn bã, không kêu van, không than khóc, luôn cam chịu cuộc sống tẻ nhạt mà anh cho là vô cùng phi lý. “Một phụ nữ giống nhƣ côn trùng… chỉ nghĩ đến hiện tại, không quá khứ, chẳng tƣơng lai… Tâm hồn quá nhỏ bé” [1, tr. 63].

Chị sống trong hố cát mà không cần phải ra ngoài một chút nào, thậm chí ngay cả việc đi dạo để hít thở không khí trong lành ở bên trên hố cát. Chị nói đã “chán ngấy” chuyện đi dạo rồi. Những lý lẽ và sự im lặng của chị làm cho anh ngày càng khó hiểu về chị. Rút cục anh vẫn không hiểu tại sao chị lại gắn bó với cái đời sống vô nghĩa này đến thế! Dẫu sao chị cũng là một ngƣời phụ nữ giống nhƣ bao ngƣời khác, cô đơn trong cuộc sống vì mất đi chồng và con mình. Từ khi gặp anh, chăm sóc cho anh, chắc chị cũng cảm nhận và mong muốn một thứ tình cảm mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)