Giai đoạn trước 1945

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 28 - 30)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.4.1. Giai đoạn trước 1945

Trải qua các triều đại Lý - Trần – Lê - Nguyễn đã có nhiều văn bản đƣợc tuyển chọn và giới thiệu về truyền thuyết Hai Bà Trƣng.

Đầu tiên phải kể đến cuốn Việt Điện U Linh [63] của Lí Tế Xuyên biên

soạn khoảng thế kỉ XIV đời nhà Trần, chép lại những chuyện vốn lƣu hành về các vị thần thiêng ở nƣớc ta có chép chuyện Hai Bà Trƣng vói nhan đề Chế thắng nhị Trưng phu nhân. Trong truyện viết rõ ràng rằng: “Hai bà thua trận và

cùng mất, (43 CN). Nhân dân thƣơng tiếc lập đền thờ tại địa hạt huyện An Hát, đền có tiếng là linh ứng”. [63, tr. 23]. Nhƣ vậy dƣới thời nhà Trần việc thờ phụng các vị thần linh thiêng đã rất đƣợc coi trọng, trong đó có Hai Bà Trƣng, bởi lẽ theo sách này thì vùng An Hát chính là vùng đất mà Hai Bà cai quản khi xƣa và dƣới triều vua Lý Anh Tông, đền thờ Hai Bà Trƣng đã đƣợc lập và nhà vua đã đến vùng đất này cầu mƣa khi trời gặp đại hạn.

Kế đến là cuốn Lĩnh Nam chích quái [43], cuốn sách tập hợp các văn bản của các tác giả đời Lý - Trần – Lê sƣu tập và văn bản cuối cùng do Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn vào cuối thế kỉ XV (1492 - 1493). Trong cuốn sách đó có chép truyện Truyện hai bà trinh linh phu nhân họ Trưng. Ở phần lời tựa

cuốn sách, Vũ Quỳnh viết: “Hai Bà Trƣng chết vì trung nghĩa, hóa thành thần minh, ngọn cờ tiết liệt treo cao, ai dám nói khơng nên” [43, tr. 19].

Sau nữa là cuốn Tân đính Lĩnh Nam chích quái [44] của Vũ Quỳnh biên soạn trên cơ sở của cuốn Lĩnh Nam chích quái và Việt điện U Linh cùng nhiều

tài liệu khác. Trong cuốn sách này, Vũ Quỳnh cũng viết về Hai Bà ở chƣơng 14 với tên Rửa thù cho chồng chị quyết khởi nghĩa, vì hận của chị, em bận nhung

y. Cả ba cuốn sách trên đều nói đến sau khi hóa, Hai Bà đã hiển linh giúp vua

cầu mƣa chống hạn, sau đƣợc phong tƣớc hiệu, nhân dân các nơi lập đền thờ cúng.

Năm 1497, nhà sử học Ngô Sĩ Liên cùng các sứ thần triều Lê đã biên soạn cuốn Đại Việt sử kí tồn thư [23]. Cuốn sách ghi chép những truyện dân

gian chép trong các sách vào quốc sử, có nói đến Hai Bà, chủ yếu là những sự kiện chính và ca ngợi Hai Bà với “khí khái anh hùng”. Tiếp nữa trong cuốn sách diễn ca lịch sử khuyết danh Thiên Nam ngữ lục [22] viết bằng chữ Nôm, ra đời vào thế kỉ XVII, trong 8136 câu thơ lục bát, tác giả dân gian đã dành đến 455 câu thơ giới thiệu thân thế, sự nghiệp anh hùng của Hai Bà Trƣng. Điểm độc đáo, khác biệt của tác phẩm này so với các tác phẩm trƣớc đó viết về Hai Bà Trƣng là ở sự hƣ cấu hình tƣợng Hai Bà, cách kể truyện lãng mạn và kết thúc có hậu.

Về lễ hội Hai Bà Trƣng phải kể đến bài viết Hội làng Hạ Lôi của tác giả

Tƣờng Bách đăng trong một chùm bài viết về Hội hè đình đám trên báo Ngày

nay số 4/1935. Tác giả bài viết cho biết chi tiết “du dƣơng” trong đám hội là bài

kể công trạng Thi Sách và Hai Bà: Trƣng Trắc, Trƣng Nhợi do các cụ trong đội tế “cất giọng ê a ngâm những câu lục bát”. Đây là chi tiết quan trọng, thể hiện một trong những điểm độc đáo của lễ hội Hai Bà Trƣng ở Hạ Lôi. Điệu “du dƣơng” đó chính là một sáng tác của tri phủ Nguyễn Khánh Trƣờng viết ra cho hội làng – nơi ơng đã đóng góp nhiều tiền của để tu sửa đền và tổ chức lễ hội.

Sau này điệu ê a đó của các cụ trong đội tế đƣợc thay bởi đội chúc hỗ ca gồm 12 cháu thanh – thiếu niên đƣợc tuyển lựa để thay nhau hát tấu nhạc ca xen giữa các hồi tế.

Nhƣ vậy, sử gia phong kiến khi nói về các vị thần linh thiêng cũng đã rất quan tâm đến Hai Bà Trƣng, đã đề cao Hai Bà nhƣ những vị thần linh thiêng khác để thờ phụng. Điều đó chứng tỏ rằng Hai Bà Trƣng dƣới thời phong kiến đã đƣợc đề cao và trân trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)