Thống kê chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 37 - 40)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.1. Thống kê và phân loại chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của

2.1.1. Thống kê chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà

2.1. Thống kê và phân loại chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng ở Mê Linh và Phúc Thọ Bà Trƣng ở Mê Linh và Phúc Thọ

Sử sách chép về Hai Bà Trƣng không nhiều. Nhƣng bù lại chúng ta lại có nhiều truyền thuyết và dã sử. Hai trong số các địa phƣơng còn lƣu giữ đậm đặc truyền thuyết xung quanh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà là huyện Mê Linh và Phúc Thọ (Thành phố Hà Nội). Lâu nay nhân dân hai địa phƣơng này vẫn truyền tụng và tự hào về những truyền thuyết đó. Song kỳ thực chỉ có một số truyền thuyết đƣợc kể tƣơng đối chi tiết, còn lại là bị mai một hoặc bị lẫn vào các đề tài lịch sử khác. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, điền dã, sƣu tầm ở hai địa phƣơng này, chúng tôi xin thống kê và phân loại chuỗi các truyền thuyết xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng mà nhân dân nơi đây vẫn truyền tụng.

2.1.1. Thống kê chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Mê Linh và Phúc Thọ Mê Linh và Phúc Thọ

Bƣớc đầu tìm hiểu, sƣu tầm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng ở Mê Linh và Phúc Thọ - Hà Nội, chúng tơi thấy có một khối lƣợng truyện kể tƣơng đối dày và phong phú. Theo khảo sát của chúng tơi (có lẽ là chƣa đầy đủ) thì hiện nay ở Mê Linh có 22 truyền thuyết và ở Phúc Thọ có 13 truyền thuyết xung quanh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà.

Trƣớc hết, để có thể thống kê chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà ở Mê Linh và Phúc Thọ chúng tơi tìm hiểu ở 3 nguồn đó là: Các sách chính thống đã đƣợc kiểm duyệt và xuất bản; thần tích, ngọc phả ở các nơi thờ tự; truyền miệng.

Các sách chính thống đã được kiểm duyệt và xuất bản:

Đây có lẽ là nguồn căn cứ quan trọng nhất, mang tính chính thống bởi nó đã đƣợc qua kiểm duyệt và xuất bản. Đầu tiên chúng tơi tìm hiểu, khảo sát chủ yếu ở các cuốn sách sau: Việt điện u linh do Lí Tế Xuyên biên soạn [63]; Lĩnh

nam chích quái do Vũ Quỳnh, Kiều Phú biên soạn [43]; Tuyển tập văn học dân

gian Việt Nam (tập 1: thần thoại, truyền thuyết) [15]; Truyền thuyết Trưng

Vương [35]; Một số truyền thuyết về tướng lĩnh Hai Bà Trưng [48]; Hai Bà

Trưng và các tướng của Hai Bà trên đất Vĩnh Phúc, di tích và sự tích [52]. Truyền miệng

Ngồi việc nghiên cứu, khảo sát dựa vào những truyền thuyết đã đƣợc ghi chép ở văn bản, chúng tôi đã điền dã để khảo sát các truyền thuyết ở các địa phƣơng của hai huyện Mê Linh và Phúc Thọ. Việc sƣu tầm, khảo sát này chính là dựa vào những lời kể của nhân dân từ đời này, đến đời khác còn lƣu truyền lại.

Nhƣng ngƣời đời nay chép truyện đời xƣa là một việc làm khó, bản kể qua truyền miệng để kiểm định đúng sai lại càng khó hơn. Bởi lẽ truyện truyền miệng chỉ có cốt lõi mà khơng cố định, cũng cùng một câu chuyện mà ở mỗi vùng, mỗi ngƣời, mỗi thế hệ lại kể một khác. Chính vì vậy mà sự lƣu truyền bằng con đƣờng truyền miệng làm cho diện mạo của các truyền thuyết ln thay đổi, ln có các dị bản. Tuy nhiên do đặc trƣng của văn học dân gian, truyền miệng cũng là một con đƣờng lƣu truyền truyền thuyết cũng nhƣ các thể loại văn học dân gian khác. Vì thế các truyền thuyết mà chúng tôi thu thập đƣợc thông qua điền dã, phỏng vấn miệng cũng đƣợc chúng tôi sử dụng nhƣ một nguồn tƣ liệu quan trọng để so sánh, đối chiếu.

Thần tích, ngọc phả ở các nơi thờ tự

Trong quá trình khảo sát, ngoài việc tuyển chọn các bản kể trong các sách chính thống đã đƣợc kiểm duyệt và xuất bản, qua truyền miệng của nhân dân,

chúng tơi khơng thể bỏ qua các văn bản thần tích, ngọc phả ở các nơi thờ tự. Bởi lẽ, truyền thuyết vốn sinh thành và phát triển trên mảnh đất dân gian, lƣu truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác, từ thế hệ này đến thế hệ sau bằng con đƣờng truyền miệng. Nhƣng trong xã hội phong kiến, nó lại đƣợc các nhà nho ghi chép thành văn bản và đƣợc các vƣơng triều phong kiến biên soạn thành thần tích, ngọc phả. Q trình nhào nặn, biến đổi từ nhân vật truyền thuyết đến nhân vật của thần tích ta có thể hình dung: xuất phát từ truyền thuyết dân gian địa phƣơng, nhân vật anh hùng lịch sử bị khuôn lại theo khn khổ của thần tích phong kiến do các nhà nho soạn thảo. Sau đó nhân vật lịch sử đó lại đƣợc trả về địa phƣơng nhƣng khơng cịn ngun dạng của truyền thuyết ban đầu nữa với những tƣớc hiệu, sắc phong. Xuất phát từ cảm hứng thiêng hoá các nhân vật lịch sử trong đời sống tâm linh của dân chúng, nên qua các thời đại, các triều đại phong kiến coi những truyền thuyết dân gian là cứ liệu quan trọng cho việc biên soạn thần tích với mục đích dùng thần quyền để củng cố vƣơng quyền. Nhƣng nhân dân không chấp nhận điều này, họ vẫn cứ kể theo cách riêng của họ về ngƣời anh hùng mà họ tôn thờ. Tuy nhiên mỗi lần nhƣ vậy nhân dân vẫn ít nhiều ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng trong thần tích của vƣơng triều phong kiến. Cứ nhƣ vậy, truyền thuyết bị thần tích hóa rồi lại đƣợc dân gian hóa trở lại. Trải qua nhiều đời, nhiều thế hệ, quá trình trên đƣợc lặp lại nhiều lần tạo ra nhiều lớp sử, nhân vật thêm đa dạng, phong phú hơn. Trong thần tích cũng có hai loại: một loại đậm đặc chất phong kiến nhƣ Việt điện u linh; nhƣng những thần tích để thờ trong các đền, miếu, đình, quán thì thƣờng đậm chất dân gian, gần với truyền thuyết hơn. Và về cơ bản các thần tích, ngọc phả về Hai Bà và các tƣỡng lĩnh mà chúng tơi sƣu tầm đƣợc trong q trình điền dã thuộc loại đậm chất dân gian hơn. Và hầu nhƣ các chi tiết mà các thần tích, ngọc phả cũng chính là nội dung của truyền thuyết mà nhân dân địa phƣơng lƣu truyền. Vì thế đây cũng là một nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi khảo sát, đối chiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)