Kết cấu chuỗi truyền thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 44 - 46)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.2. Những điểm tƣơng đồng trong chuỗi truyền thuyết về cuộc khở

2.2.1. Kết cấu chuỗi truyền thuyết

Khác với thần thoại chỉ có kết cấu đơn, mỗi truyện kể về một thần, một việc thì truyền thuyết thƣờng là các kết cấu chuỗi, gồm một số truyện kể về một sự kiện, một nhân vật lịch sử và có tính xác định cụ thể. Truyền thuyết thƣờng có đặc trƣng là kết cấu chuỗi vì:

+ Do tính địa phƣơng của truyền thuyết, mỗi nơi lƣu giữ một truyền thuyết về nhân vật anh hùng mà họ tơn kính, thờ phụng.

+ Sự nghiệp dựng nƣớc, giữ nƣớc khơng thể là cơng trình của một cá nhân mà phải là sự nghiệp của cả một tập thể. Vì thế cần có những ngƣời chung tay, giúp sức với ngƣời anh hùng. Bên cạnh truyền thuyết về nhân vật chính cịn có những truyền thuyết về các nhân vật phị tá, các truyền thuyết liên quan đến hành trạng, sự nghiệp của nhân vật chính, nhƣng sự nghiệp, hành trạng của nhân vật chính bao giờ cũng vẫn là đƣờng dây xâu chuỗi những câu chuyện khác.

Ở đây, khi nghiên cứu truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng ở Mê Linh và Phúc Thọ, chúng tôi nhận thấy rõ ràng nhất kiểu kết cấu chuỗi này. Ngoài truyền thuyết về Hai Bà Trƣng là các truyền thuyết về các tƣớng lĩnh, truyền thuyết địa danh, phong vật liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà mà nhân dân địa phƣơng vẫn lƣu truyền.

Ở Mê Linh ngoài các truyền thuyết về Hai Bà Trƣng là các truyền thuyết về các tƣớng của Hai Bà nhƣ: Hồ Đề, Ả Nƣơng, Lã Nƣơng, Mị Nƣơng, Vĩnh Gia, Bạch Trạch, Đông Hối, Xa Lai…và các truyền thuyết phong vật về các dấu tích thời Hai Bà Trƣng nhƣ: thành cổ Mê Linh, thành Dền, cánh đồng mang tên chiến công (đồng Dai, đồng Đống, đồng Vỡ….).

Ở Phúc Thọ, ngồi truyền thuyết nổi tiếng ở Hát Mơn về Hai Bà Trƣng là các truyền thuyết về các danh tƣớng: Hoàng Đạo, Ả Tú, Ả Huyền, Thƣợng Cát, Ả Lã nàng Đê; truyền thuyết về thầy dạy Hai Bà: Đỗ Năng Tế và Tạ Cẩn Nƣơng; truyền thuyết về các địa danh đã đi vào lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà nhƣ: Bãi Trƣờng Sa, gò giấu ấn, dòng Hát Giang, quán tiên…đặc biệt là truyền thuyết bánh trôi làng Hát gắn với tục kiêng ăn bánh trôi trƣớc ngày 6/3 (âm lịch) của nhân dân Hát Môn.

Nhƣ vậy với kết cấu chuỗi này cho chúng ta hiểu rõ hơn hình ảnh của nhân vật chính: bà Trƣng Trắc và Trƣng Nhị, càng tơ đậm thêm vai trị, ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)