Sự hiển linh, phù trợ của các nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 54 - 57)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.2. Những điểm tƣơng đồng trong chuỗi truyền thuyết về cuộc khở

2.2.4. Sự hiển linh, phù trợ của các nhân vật

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng cùng các tƣớng lĩnh đã qua 20 thế kỷ nhƣng Hai Bà cùng các tƣớng lĩnh vẫn hiện diện trong đời sống tâm linh của mỗi ngƣời con đất Việt nói chung và ngƣời dân Mê Linh, Phúc Thọ nói riêng. Và dƣờng nhƣ các vị ấy vẫn rất gần, có tác động mạnh mẽ tới đời sống hàng ngày của nhân dân địa phƣơng, xuyên suốt chiều dài lịch sử cho đến hôm nay.

Qua tài liệu chính thống cùng với việc điền dã khảo sát thực tế của bản thân, chúng tôi đã tập hợp đƣợc khá nhiều các câu chuyện, truyền thuyết xung quanh việc hiển linh, phù trợ của Hai Bà và các tƣớng lĩnh ở hai huyện Mê Linh

và Phúc Thọ (thành phố Hà Nội). Tất cả đều có chung một điểm rất giống nhau đó là các nhân vật mà các địa phƣơng thờ phụng đều đƣợc tôn là nhân thần và hiển linh, giúp đỡ nhân dân mỗi khi có việc lớn cầu đảo.

Về sự linh hiển của Hai Bà Trƣng, nhân dân ở cả Hạ Lôi - Mê Linh và Hát Môn – Phúc Thọ đều truyền tụng nhau câu chuyện của vua Lý Anh Tông cầu mƣa đã đƣợc các sử gia phong kiến chép lại trong Việt điện u linh hay Lĩnh Nam chích qi. Năm đó trời đại hạn, vua Lý Anh Tông sai Cảm Tĩnh thiền sƣ

đến miếu Hai Bà ở Hát Môn lập đàn cầu mƣa, quả nhiên ứng nghiệm, mƣa to nhƣ trút, cứu nhân dân qua cơn đại hạn. Trong cơn mƣa mát lạnh thấu ngƣời, “vua mừng, ra xem, tự nhiên nằm ngủ thiếp đi, mộng thấy hai ngƣời con gái đội mũ phù dung, mặc áo xanh, thắt lƣng đỏ, cƣỡi ngựa sắt theo gió lƣớt qua. Vua lấy làm lạ bèn hỏi. Hai ngƣời trả lời rằng: “Chúng ta là hai chị em họ Trƣng vâng mệnh Thƣợng đế làm ra mƣa”. Vua muốn hỏi thêm cặn kẽ. Hai ngƣời bèn giơ tay ngăn lại. Vua tỉnh mộng, cảm kích ra lệnh tu sửa đền, đem lễ đến dâng” [43, tr. 84].

Bên cạnh đó, ở cả Hạ Lơi – Mê Linh và Hát Mơn – Phúc Thọ cịn lƣu truyền một số câu chuyện kể về sự hiển linh của Hai Bà trong thời gian gần đây mà nhân dân có dịp chứng kiến và kể lại.

Đó là ở Hát Mơn – Phúc Thọ năm 1967, trời làm đại hạn, cả vùng làng Hát khơ cạn, khơng có nƣớc để sản xuất, sinh hoạt, ngay cả các giếng của làng hầu nhƣ cũng bị cạn kiệt (lúc đó đều là giếng đào chứ khơng có giếng khoan nhƣ bây giờ). Các cụ trong làng đã họp nhau lại, lên đền Hai Bà lập đàn cầu đảo, xin đức vị vua Bà phù hộ, làm mƣa xuống giúp dân. Qua ba ngày, quả nhiên mƣa to mấy trận liền, nhờ đó mà nhân dân mới có nƣớc để sinh hoạt và sản xuất. Các cụ trong làng bảo đó là Hai Bà đã hiển linh và thấu tỏ lời cầu khẩn của nhân dân nên mới làm ra mƣa nhƣ thế.

Hay đó là câu chuyện của học sinh trƣờng cấp III huyện Phúc Thọ năm 1972 về cắm trại tại đền Hát với dự định sẽ về cắm trại hai ngày. Nhƣng do tuổi học trị nghịch ngợm đã khơng nghe lời dặn của ơng từ coi đền: ăn thịt chó, bày rác bẩn xung quanh đền, văn nghệ ầm ĩ…nên đã bị Hai Bà quở mắng làm cho rất nhiều học sinh bị đau bụng, cảm sốt… Các thầy cô giáo và lãnh đạo nhà trƣờng sợ quá đã phải cho học sinh rút về trƣờng lúc một giờ đêm hơm đó. Và cũng ngay sau khi học sinh rút đi trời đổ mƣa to, mà nhƣ các cụ trong làng bảo đó là Hai Bà làm ra mƣa để rửa đền.

Ở Hạ Lơi – Mê Linh, nhân dân cịn truyền nhau câu chuyện linh hiển của Hai Bà quở phạt ngƣời vi phạm điều kiêng kỵ của đền. Có câu chuyện về một nhóm thanh niên rƣớc kiệu Hai Bà trong chính tiệc 6/2 âm lịch thách đố nhau ngồi lên tay ngai kiệu. Đã có một thanh niên trong số đó nhận lời thách đố và ngồi lên tay ngai kiệu sau khi đã rƣớc kiệu Hai Bà về đền. Sau đó anh này về phát điên và các cụ trong làng bảo đó là sự quở phạt của Hai Bà vì “hỗn xƣợc”.

Đƣơng nhiên, tất cả những câu chuyện trên đƣợc nhân dân truyền tụng có phần nào đó huyền bí, khơng có căn cứ khoa học cụ thể để kiểm chứng. Tuy nhiên trong tâm thức của nhân dân Hát Mơn và Hạ Lơi thì họ tin rằng những câu chuyện trên là sự linh hiển của hai vị vua Bà mà họ vẫn thƣờng ngƣỡng vọng.

Trong tâm thức nhân dân địa phƣơng thờ phụng Hai Bà cũng nhƣ nhân dân quanh vùng luôn tin vào sự linh thiêng của Hai Bà. Các ngày tiệc, ngày rằm, mồng một hàng tháng hay lễ tết, cƣới xin, cầu của cầu con… họ đều về cửa đền để dâng lễ và xin Hai Bà ban lộc thánh. Và thƣờng những ngày này, nhất là lễ hội Hai Bà, quan khách khắp nơi về đơng nhƣ trẩy hội, có đến hàng vạn ngƣời. Qua thăm dò dƣ luận bằng phỏng vấn miệng cũng nhƣ phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với nhân dân địa phƣơng cũng nhƣ du khách thập phƣơng về dâng lễ tại hai đền này cho thấy họ đến cửa đền đức Bà cầu lộc và đều ứng

nghiệm. Vì thế ngày càng đông du khách về đền Hai Bà trƣớc là vãn cảnh đền, thắp nén nhang tƣởng niệm Hai Bà nhƣng đồng thời xin Hai Bà hiển linh ban lộc phúc cho họ. Nhiều năm nay ở cả hai đền Hạ Lôi – Mê Linh và Hát Môn – Phúc Thọ đều là nơi có nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nƣớc, Thành phố về thăm, dâng hƣơng tƣởng niệm Hai Bà.

Nói nhƣ vậy để thấy rằng nhân dân không chỉ nơi thờ phụng mà du khách thập phƣơng đều rất ngƣỡng mộ, thành kính đối với Hai Bà. Xét về khía cạnh tâm linh ta phần nào cũng thấy sự linh hiển của Hai Bà ban lộc cho ƣớc nguyện của nhân dân, tạo niềm tin và sức mạnh cho mọi ngƣời đi đến mục đích chân - thiện – mỹ của mình.

2.3. Những điểm khác biệt trong chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng ở Mê Linh và Phúc Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)