Những kiêng kỵ trong lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 98 - 99)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.3. Những khác biệt trong lễ hội Hai BàTrƣng ở Hạ Lôi và Hát Môn

3.3.3. Những kiêng kỵ trong lễ hội

Kiêng kỵ là hiện tƣợng phổ biến trong nơng thơn ta xƣa và nó mang tính địa phƣơng rõ nét. Bởi đối với cộng đồng, địa phƣơng này là kiêng kỵ nhƣng đối với cộng đồng khác thì khơng. Và thƣờng thì những kiêng kỵ này thƣờng gắn với những tƣ liệu dân gian, truyền khẩu ở địa phƣơng liên quan đến thần mình thờ phụng.

Ở Hát Môn: cho đến nay ngƣời dân vẫn giữ nhiều nếp cổ trong nghi thức

thờ tự, lễ hội.

Đầu tiên là tục kiêng màu đỏ. Các đồ thờ tự ở đền Hát Môn thƣờng là mảnh và sơn đen, cờ trong lễ hội ở đây đặc biệt khơng đâu có là vì có màu đen là chủ đạo, viền đen. Khách đến dự hội cũng tránh mặc đồ màu đỏ. Tục kiêng màu đỏ này xuất phát từ truyền thuyết Hai Bà Trƣng trƣớc khi tuẫn tiết đã bị thƣơng, máu loang đỏ áo bào. Bởi vậy nhân dân khơng muốn nhìn thấy màu đỏ, tránh gợi lại tích đau lịng ấy.

Thứ nữa là đàn bà con gái không bao giờ đƣợc phép vào hậu cung. Những ngày kinh nguyệt hàng tháng khơng đƣợc bƣớc chân vào di tích.

Một điều kiêng kỵ nữa là nhân dân Hát Môn dù đi đâu chăng nữa cũng không bao giờ ăn bánh trôi trƣớc ngày mồng 6 tháng ba âm lịch. Sự kiêng kỵ này bắt nguồn từ tục dâng bánh trôi cúng trong lễ hội Hai Bà ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch hàng năm. Mọi ngƣời chỉ đƣợc ăn bánh trôi sau khi dâng cúng

Hai Bà ở đền và hƣởng lộc thánh ở đền xong (thƣờng là 12 giờ trƣa). Vì họ cho rằng nếu ăn trƣớc mồng 6 tháng 3 âm lịch là ăn trƣớc thánh thần sẽ bị quở phạt.

Điều kiêng kỵ tiếp theo là gia đình nào khơng may có ngƣời mất vào dịp lễ hội thì khơng đƣợc phát tang, phải đợi lễ hội xong mới đƣợc chôn cất, hoặc khơng chờ đƣợc thì đi chơn khơng có kèn trống. Bởi lễ hội là ngày vui của trăm họ, lễ rƣớc có kèn trống, chiêng, phƣờng bát âm...nên kèn trống đám ma khơng thể hịa lẫn kèn trống của lễ rƣớc thần linh đƣợc. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị hại đến cả làng. Và khi đi an táng (kể cả ngày lễ hội cũng nhƣ ngày khơng có lễ hội), nhà có đám khơng đƣợc đi qua trƣớc cổng đền mà phải đi vòng đƣờng khác phía dƣới quán Tiên và đi về con đƣờng phía ủy ban xã. Tục lệ này rất nghiêm ngặt liên quan đến cả làng, không ai đƣợc vi phạm, và các cụ trong làng cũng không bao giờ để ai vi phạm điều này.

Tại đền Hạ Lôi các kiêng cữ cũng rất nghiêm cẩn. Ngƣời dân gọi đền là

đền Nhị vị Vua Bà hay đền Hai Bà, gọi thiềng Ống thay cho thành Ống, thiềng hoàng làng (nghĩa là thành hồng làng), thánh Cốt Tơng (tức thánh Cốt Tung)...

Màu vàng là màu của vua nên cũng không bao giờ dùng màu này để may quần áo tế lễ, những ngƣời phục vụ lễ hội cũng khơng đƣợc mặc màu này vì sợ có tội với thánh thần.

Tất cả những điều kiêng kỵ trên đều xuất phát từ truyền thuyết và tâm linh ở địa phƣơng mà nên. Nó đã đi sâu vào trong tiềm thức của nhân dân các địa phƣơng nên họ tự nguyện thực hiện rất nghiêm nhƣ một sự tơn kính đến Hai Bà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)