Nghĩa của lễ hội Hai BàTrƣng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 101 - 104)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.4. nghĩa của lễ hội Hai BàTrƣng

Lễ hội Hai bà Trƣng là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đặc thù và mang tính tổng hợp cao. Đây chính là mơi trƣờng bảo lƣu và tái hiện một cách sinh động nhất truyền thuyết về Hai Bà. Và nhờ truyền thuyết mới tạo ra nội dung cho lễ hội thêm sinh động, phong phú, mới có các tục lệ kiêng kỵ, lễ vật dâng cúng ở từng địa phƣơng khác nhau. Nhờ truyền thuyết đã giải thích lễ hội mồng 6 tháng 3 ở Hát Mơn có tục cúng bánh trơi, tục rƣớc kiệu song loan tái hiện cảnh ăn mừng chiến thắng vào tiệc 24 tháng chạp, hay đó là rƣớc kiệu hội đồng trong lễ hội mồng 8 tháng 3 âm lịch ở Hạ Lơi. Cũng chính qua mơi trƣờng lễ hội mà hình tƣợng Hai Bà càng trở nên kỳ vĩ, tầm vóc lớn lao hơn. Các nghi thức tế lễ, các lễ vật dâng cúng, ngay cả những kiêng kỵ đều nhằm mục đích làm sống lại hình tƣợng ngƣời anh hùng trong lịch sử, thể hiện niềm tơn kính của nhân dân đối với nhị vị Vua Bà.

Lễ hội cũng là dịp để kỷ niệm và tái hiện lại những nét tiêu biểu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng những năm đầu công nguyên. Đồng thời đây cũng là dịp để con cháu có dịp ơn lại truyền thống của cha ơng trong q trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. Bên cạnh đó cịn giáo dục, nhắc nhở con cháu khơng bao giờ đƣợc quên nguồn cội của mình.

Lễ hội Hai Bà Trƣng đƣợc tổ chức hằng năm ở Hạ Lôi và Hát Môn cũng là dịp để những ngƣời dân không chỉ ở địa phƣơng mà còn cả du khách thập phƣơng sau những thời gian làm lụng vất vả đƣợc nghỉ ngơi, đƣợc vui chơi,

giao lƣu cùng nhau. Đồng thời khi đến với lễ hội họ cảm thấy hứng khởi, lạc quan vào cuộc sống, tin tƣởng vào sự phù hộ độ trì của Hai Bà. Phải chăng vì thế mà lễ hội Hai Bà Trƣng ở cả Hạ Lôi và Hát Môn ngày càng thu hút đông đảo khách thập phƣơng về dự lễ?

Lễ hội còn là dịp để ta thấy đƣợc những nét độc đáo trong truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc cũng nhƣ sắc thái địa phƣơng ở Hạ Lôi và Hát Môn. Qua đó quảng bá những nét đẹp về cả thiên nhiên, con ngƣời, văn hóa địa phƣơng đến với du khách gần xa.

Lễ hội Hai Bà Trƣng ở Hạ Lôi và Hát Môn thu hút đến hàng vạn ngƣời tham gia và dự lễ. Qua đó thể hiện tình đồn kết, cố kết cộng đồng cao. Đó cũng là một truyền thống hết sức quý báu của dân tộc mà mỗi chúng ta cần có ý thức để giữ gìn và phát huy qua mỗi dịp lễ hội.

Hai Bà đã có tầm ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống tâm linh, tín ngƣỡng của mỗi ngƣời con đất Việt cả trong nƣớc và nƣớc ngoài. 1/3/2014 vừa qua cộng đồng ngƣời Việt ở bang California, Mỹ đã tổ chức Lễ tƣởng niệm công lao của Hai Bà Trƣng với lễ tế, lễ rƣớc kiệu và các tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Tiểu kết:

Đền Hạ Lôi – Mê Linh và Hát Môn – Phúc Thọ tiêu biểu trong việc phụng thờ Hai Bà Trƣng. Lễ hội tƣởng niệm Hai Bà ở đây đậm đặc nét văn hóa truyền thống, đồng thời gắn bó với truyền thuyết về Hai Bà lƣu hành ở mỗi địa phƣơng. Đến với lễ hội Hai Bà ở đây chúng ta sẽ đƣợc sống trong không gian, thời gian linh thiêng với những nghi thức tế lễ long trọng, các trị chơi dân gian phong phú, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc thế hệ trẻ hiện nay. Hàng năm, lễ hội Hai Bà Trƣng ở Hạ Lôi – Mê Linh và Hát Môn – Phúc Thọ thu hút hàng vạn khách thập phƣơng về dự lễ.

Xuất phát từ truyền thuyết về Hai Bà Trƣng lƣu hành ở Hạ Lôi và Hát Môn khác nhau cũng nhƣ phong tục, văn hóa địa phƣơng khác nhau nên lễ hội

tƣởng niệm Hai Bà ở hai nơi này cũng mang nhiều nét đặc trƣng riêng biệt, độc đáo. Ở Hạ Lơi lễ hội chính đƣợc tổ chức vào mồng 6 tháng giêng âm lịch với nghi lễ độc đáo là rƣớc kiệu hội đồng, có diễn tích Hai Bà Trƣng tập trận, có hát tấu nhạc ca của đội chúc hỗ... Ở Hát Môn – Phúc Thọ tƣơng truyền là căn cứ địa, một chứng tích lịch sử quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng nên lễ hội ở đây cũng rất đặc biệt. Hát Mơn có tới ba lễ hội lớn trong năm tƣởng niệm Hai Bà Trƣng là mồng 6 tháng 3 âm lịch, mồng 4 tháng 9 âm lịch và 24 tháng chạp âm lịch gắn với việc tƣởng niệm ngày mất của Hai Bà, ngày Hai Bà lập đàn thề khởi nghĩa và ngày lễ mộc dục ăn mừng chiến thắng của nghĩa quân. Trong lễ hội mồng 6 tháng 3 âm lịch có nghi lễ đặc biệt là dâng cúng bánh trôi và rƣớc kiệu đêm trong lễ mộc dục 24 tháng chạp. Có thể nói những nét độc đáo trong lễ hội Hai Bà Trƣng ở Hạ Lôi – Mê Linh và Hát Mơn – Phúc Thọ có từ xa xƣa truyền lại cho đến ngày nay nhƣ một hoài niệm về hai vị Vua Bà đầu tiên của dân tộc.

Lễ hội với các nghi lễ, trò diễn, những kiêng kỵ, tục hèm, lễ vật dâng cúng tồn tại trong mơi trƣờng văn hóa, phong tục địa phƣơng và hệ thống truyền thuyết về Hai Bà Trƣng đã hình thành nên tín ngƣỡng thờ cúng Hai Bà Trƣng ở Hạ Lôi – Mê Linh và Hát Mơn – Phúc Thọ nói riêng cũng nhƣ của dân tộc Việt Nam nói chung. Tất cả đều nhằm dựng lại hình tƣợng Hai Bà Trƣng đầy uy nghi, linh thiêng khơng chỉ trong lịch sử mà cịn trong cả tâm thức dân gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)