Những điểm tƣơng đồng trong lễ hội Hai BàTrƣng ở Hạ Lôi và Hát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 78 - 82)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.2. Những điểm tƣơng đồng trong lễ hội Hai BàTrƣng ở Hạ Lôi và Hát

Mơn

Nhìn chung lễ hội Hai Bà Trƣng ở Hạ Lơi và Hát Mơn cịn lƣu giữ một cách đậm đặc nhất các yếu tố truyền thống, gắn với truyền thuyết về Hai Bà. Lễ hội ở hai nơi này đều đƣợc diễn ra chủ yếu tại địa điểm chính là đền thờ Hai Bà. Lễ hội ở đây đƣợc tổ chức thƣờng niên, nhƣng tổ chức hoành tráng thƣờng năm năm một lần, vào các năm “0” và “5”. Lễ hội thu hút rất đông đảo nhân dân địa phƣơng tham gia, thu hút các khách thập phƣơng về dự lễ, thậm chí cịn đón các đồn của Trung Ƣơng, Thành phố về dự. Có thể nói nghi thức tế lễ ở hai nơi này rất trang trọng, không gian, thời gian linh thiêng, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc; các trò chơi phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tái hiện lại truyền thuyết về Hai Bà. Về cơ bản, lễ hội Hai Bà Trƣng ở Hạ Lôi – Mê Linh và Hát Mơn – Phúc Thọ có một số điểm tƣơng đồng nhƣ sau:

Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng: Có thể nói

truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trƣng ở Hạ Lôi và Hát Môn có mối quan hệ khăng khít, hài hịa. Truyền thuyết Hai Bà gắn liền với lễ hội của làng xã; những nghi thức tế lễ, tục hèm, kiêng kỵ… trong lễ hội đều xuất phát chủ yếu từ truyền thuyết Hai Bà mà có. Lễ hội là mơi trƣờng diễn xƣớng nhằm tái hiện lại các nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết; ngƣợc lại truyền thuyết tạo cho lễ hội nhiều nội dung phong phú, sinh động.

Công tác chuẩn bị trước lễ hội: Đây là khâu vô cùng quan trọng của lễ

hội, đảm bảo cho lễ hội diễn ra đúng theo nghi thức truyền thống nhƣng đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn địa phƣơng. Vì thế cả hai lễ hội làng này trƣớc khi diễn ra lễ hội đều chú trọng khâu chuẩn bị chu đáo từ việc cử ban khánh tiết đến việc chọn lựa ngƣời tham dự lễ hội, quan trọng nhất là chọn lựa ngƣời tham gia công việc tế lễ.

Đầu tiên, dân làng cử ra ban khánh tiết để lo tất cả mọi việc chuẩn bị cho lễ hội. Ban khánh tiết lại cử ra một trƣởng ban chịu trách nhiệm chính, các phó ban, một thƣ ký, một thủ quỹ phụ trách thu chi.

Sau đó là chọn chủ tế và các quan viên tế - hàng ngũ phụ trách việc tế lễ trong những ngày tiệc lễ. Họ đƣợc chọn lựa khắt khe với nhiều tiêu chuẩn: Phải là ngƣời làng, tổ tiên ít nhất ở làng đã ba đời; là ngƣời cao tuổi, ngƣời lành mạnh, khơng khuyết tật, khơng góa bụa; phải chay tịnh trƣớc một tháng trƣớc khi diễn ra lễ hội; trong gia đình khơng có bụi (khơng có tang); kinh tế no đủ, con cháu đề huề, đủ trai đủ gái.

Một việc cũng không kém phần quan trọng là chọn ngƣời tham gia lễ hội. Bởi ở cả hai làng này, lễ hội diễn ra với nhiều nghi thức tế, lễ, rƣớc…nên cần nhiều đội hình tham gia với đủ mọi lứa tuổi. Tiêu chuẩn chung để chọn các đội hình này là nhà khơng có tang, gia đình phải hịa thuận, con cái ngoan hiền, lối sống lành mạnh. Nếu là phụ nữ, con gái thì phải tránh ngày kinh nguyệt hàng tháng. Và các đội hình trƣớc khi vào lễ hội phải tập luyện thuần thục, có tập dƣợt, hôm diễn ra lễ hội phải tắm gội sạch sẽ, đảm bảo chay tịnh, tránh ô uế trong cả sinh hoạt và ăn uống. Khi vào lễ hội, các đoàn tham gia rƣớc phải ăn vận chỉnh tề theo trang phục phù hợp với từng đặc điểm, quy định của địa phƣơng để làm cho lễ hội thêm phần long trọng, hoành tráng.

Về nghi thức tế lễ trong lễ hội: Trong lễ tế thần, cả hai nơi này đều đảm

bảo ba nghi thức chính: lễ dâng hƣơng, lễ dâng rƣợu, lễ hiến sinh. Và trƣớc khi vào chính tế phải có lễ cáo yết (lễ cáo tế) để trình với thần linh về việc dân làng sẽ tổ chức tế lễ thần. Ngồi ra cịn chuẩn bị chu đáo các vấn đề liên quan đến việc lễ tế nhƣ: đồ tự khí, văn tế, y phục quan viên tế, âm nhạc… để đảm bảo lễ tế Hai Bà diễn rất trang trọng, hoành tráng nhƣng cũng đầy khơng khí linh thiêng.

Đồng thời, với việc còn bảo lƣu đƣợc đậm đặc các yếu tố truyền thống của một lễ hội cổ truyền nên lễ hội ở cả hai làng Hạ Lôi và Hát Môn đảm bảo các bƣớc cơ bản của một lễ hội cổ truyền, đặc biệt là phần Lễ. Mà theo Lê Văn

Kỳ trong Mối quan hệ giữa truyền thuyết và hội lễ về người anh hùng [21] thì một lễ hội quy củ thƣờng gồm bảy lễ: Lễ rƣớc nƣớc, lễ mộc dục (tắm tƣợng), tế gia quan (mặc áo, mũ cho thần), lễ rƣớc kiệu, đại tế, lễ túc trực (trông coi bài vị khi rƣớc khỏi nơi thờ tự), lễ hèm. Về cơ bản, lễ hội ở hai làng này đảm bảo bảy lễ trên.

Lễ vật dâng cúng: Ở Hạ Lôi và Hát Môn hay ở bất cứ một lễ hội cổ

truyền nào, lễ vật dâng cúng đều rất đƣợc chú ý và đảm bảo phải có cỗ chay (nhƣ hoa quả, bánh kẹo…) và cỗ mặn (xôi, thịt…). Và tất cả đều đảm bảo phải sạch sẽ, còn tịnh (tức là chƣa cúng tế ở đâu, chƣa bị nếm, đảm bảo tƣơi ngon để dâng thánh…). Bên cạnh đó cịn có cả lễ vật bằng đồ mã, thƣờng là quần áo, tƣ trang của Hai Bà mà không chỉ nhà đền mà cả dân làng cũng có ngƣời sắm sửa dâng lên nhị vị vua bà.

Về những kiêng kỵ: Kiêng kỵ là từ để chỉ những việc tránh khơng nên

nói, khơng nên làm. Và lỡ có vi phạm sẽ bị thánh thần quở trách. Từ xa xƣa, cả Hạ Lôi và Hát Môn đều thực hiện rất nghiêm ngặt các kiêng kỵ không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà quan trọng hơn là trong dịp lễ hội để đảm bảo sự uy nghiêm, linh thiêng của đức Vua Bà cũng nhƣ sự trang trọng, tôn nghiêm trong lễ hội. Ngƣời dân Hát Môn và Hạ Lôi từ bao đời nay không bao giờ gọi thẳng tên của hai bà mà gọi là Nhị vị Vua Bà hay Đức Vua Bà hay Hai Bà Trƣng. Và đồng thời ngƣời ta cũng kiêng gọi là Trƣng Trắc, Trƣng Nhị, hay những gì trong cuộc sống có liên quan đến chữ Trắc, chữ Nhị mà gọi chệch đi thành Chức và Nhợi. Trong khi tế lễ, đọc chúc văn mà có phải thỉnh đến Hai Bà thì phải đọc nhỏ và chệch đi thành Chức và Nhợi. Vì họ cho rằng gọi thẳng tên nhƣ vậy là phạm húy thánh thần. Đối với ngƣời dân khi đến dự lễ hội: phải sạch sẽ,

không làm các việc bẩn thỉu trƣớc khi đến lễ hội, không ăn các thức ăn, đồ uống có tính chất ơ uế khi vào khu diễn ra lễ hội (uống rƣợu, ăn thịt chó, mắm tơm, hành tỏi…). Trang phục đảm bảo kín đáo, phù hợp; đàn bà con gái tránh những ngày kinh nguyệt hàng tháng… Còn đối với những ngƣời tham gia thực hành nghi lễ, lễ hội: ngoài việc thực hiện nghiêm những kiêng kỵ trên còn phải tẩy uế trƣớc khi vào tế lễ thần (xông đồ, tẩy trần, xức nƣớc hoa…). Và khi vào hậu cung hay tiếp xúc với bài vị, tƣợng thần phải bịt khăn che miệng để tránh hơi thở làm ô uế thâm cung, thần linh.

Nghi trượng trong đám rước: Nét tƣơng đồng nhƣng cũng là nét độc đáo,

hấp dẫn của lễ hội Hai Bà Trƣng ở hai làng Hạ Lôi và Hát Môn là đám rƣớc. Có thể nói đám rƣớc rất đơng ngƣời tham dự và đảm bảo các nghi trƣợng của đoàn rƣớc. Có thể nói nghi trƣợng của đám rƣớc thể hiện rõ trình độ tri thức và phong cách ứng xử văn hóa, giữ mối cân bằng trong tâm thức giữa thần và ngƣời trong mối quan hệ cộng đồng làng. Các đồ nghi trƣợng dùng trong đám rƣớc của cả hai nơi này có nhiều loại. Trƣớc hết là các loại nghi trƣợng bằng vải lụa: cờ tiết cờ mao (đi đầu trong đoàn rƣớc – tƣợng trƣng cho cờ của tƣớng quân), cờ ngũ hành (năm màu tƣợng trƣng cho năm hành: xanh - hành mộc, màu đỏ - hành hỏa, màu trắng – hành kim, màu đen - hành thủy, màu vàng – hành thổ), cờ tứ linh (hình vng có thêu hình bốn con vật linh: long – li – quy – phụng), cờ hội, tàn, lọng che. Bên cạnh đó là các loại nhạc cụ dùng trong đám rƣớc: trống, chiêng đồng. Không thể thiếu đƣợc trong đám rƣớc Hai Bà là voi, ngựa đứng trên bánh xe đẩy – tƣợng trƣng cho phƣơng tiện đánh giặc của Hai Bà.

Hạ Lôi – Mê Linh, Hát Môn – Phúc Thọ, Đồng Nhân – Hà Nội, Phụng Công – Hƣng Yên là bốn làng tiêu biểu nhất trong thờ phụng cũng nhƣ lễ hội Hai Bà Trƣng, cho đến nay vẫn cịn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống từ ngàn xƣa. Bốn làng này kết chạ anh em, lễ hội làng nào thì các làng cịn lại cử đoàn

đến tham gia tế lễ. Và ở Hạ Lôi, Hát Môn thể hiện rất tốt tinh thần giao hảo anh em này. Hạ Lơi có tiệc Hát Mơn cử đồn sang tế lễ long trọng, Hát Mơn tổ chức tiệc dù to dù nhỏ, Hạ Lơi cũng cử đồn của mình sang tế lễ trọng thể. Qua đó thể hiện tinh thần đồn kết anh em của hai làng này.

Có thể nói, lễ hội Hai Bà Trƣng ở Hạ Lôi và Hát Môn diễn ra trong khơng khí rất trang nghiêm, thành kính, nặng về lễ, nhẹ về hội, phảng phất nét huyền diệu linh thiêng, đông nhƣ hội nhƣng rất trật tự, có ban tiếp đón, khách đến dự lễ theo thứ tự vào dâng lễ. Vì thế ai đến nơi đây dự lễ đều rất đỗi tự hào, niềm tin thánh thiện vào nhị vị Vua Bà luôn ban phƣớc lành cho dân chúng.

Về phần hội, có rất nhiều trị vui đƣợc tổ chức để nhân dân tham gia cho lễ hội thêm phần vui vẻ, hào hứng, cũng là dịp để mọi ngƣời thƣ giãn trong cuộc sống. Ở hai nơi này chủ yếu tổ chức các trò vui phổ biến ở các lễ hội truyền thống nhƣ: đánh cờ, đu quay, kéo co, bắt vịt, leo cầu ùm, đập niêu, thổi cơm thi…

Trên đây là những nét tƣơng đồng trong lễ hội Hai Bà ở Hạ Lơi và Hát Mơn. Đó đồng thời cũng là những điều cơ bản trong một lễ hội cổ truyền của nhân dân ta. Và phàm là những nét văn hóa đƣợc lƣu truyền từ ngàn xƣa thì nhƣ một thông lệ ngầm, không ai bảo ai, mọi ngƣời đều thực hiện cho nghiêm, từ ngƣời tham gia lễ hội đến ngƣời dân đến tham dự lễ hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)