Dung mạo, tài năng, sự nghiệp hơn người của các nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 50 - 54)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.2. Những điểm tƣơng đồng trong chuỗi truyền thuyết về cuộc khở

2.2.3. Dung mạo, tài năng, sự nghiệp hơn người của các nhân vật

Các nhân vật trong truyền thuyết, nhất là truyền thuyết về ngƣời anh hùng chống ngoại xâm đều đƣợc khắc họa với những chi tiết về dung mạo, tài năng, sự nghiệp hơn ngƣời. Bởi lẽ họ là những ngƣời đƣợc nhân dân tôn sùng, ngƣỡng mộ. Và trong hệ thống truyền thuyết Hai Bà Trƣng cùng các tƣớng trên đất Phúc Thọ và Mê Linh cũng có chung đặc điểm này.

Trƣớc tiên là nhân vật Hai Bà Trƣng đƣợc khắc họa với dung mạo, tài năng hơn ngƣời ngay từ khi vừa sinh ra. Trong ngọc phả tại đền Hạ Lơi có ghi lại dung mạo, tài năng Hai Bà: “mặt nhƣ gƣơng ngọc, sắc nhƣ bình vàng, mày ngài, mắt phƣợng, má phấn môi son quả là tiên nữ chốn Bồng Lai, chúa hoa ở Lãng Uyển, không phải hạng con gái tầm thƣờng… Từ đó năm tháng thoi đƣa, hai chị em đã 16 tuổi. Nhan sắc nghiêng nƣớc nghiêng thành, tƣ dung tuyệt thế, làm say hoa đắm nguyệt, cá lặn chim sa. Cả hai văn võ kiêm tồn, tài chí nhƣ thần, kiếm cung đều giỏi, cầm kỳ đều hay. Ai cũng coi là thế thƣợng thần tiên, nữ trung hào kiệt” [30]. Trong ngọc phả tại đền Hát Môn cũng chép lại dung mạo Hai Bà: “Hai cô này sáng sủa, khôi ngô, mặt hoa da phấn, mắt phƣợng mày ngài, rực rỡ nhƣ hai đóa hoa trong lãng uyển. Ngày tháng thoi đƣa, chả mấy chốc hai cơ đã trịn mƣời tám tuổi, nhan sắc khuynh thành, tƣ dung tuyệt thế, cá lặn chim sa, thẹn hoa hổ nguyệt, văn võ song tồn, thơng minh sắc sảo, cung, kiếm, cầm, kỳ thảy đều thơng thạo. Ngƣời đời thƣờng ca ngợi, đó là hai bậc hào kiệt anh tài trong nữ giới” [29].

Về sự nghiệp lẫy lừng của Hai Bà đều đƣợc nhân dân cả hai huyện Mê Linh và Phúc Thọ truyền tụng là Trƣng nữ vƣơng. Hai Bà đã có cơng lao to lớn trong cuộc chống quân xâm lƣợc Hán, đặc biệt là đánh đuổi quân Tô Định ra khỏi bờ cõi nƣớc ta, giành độc lập cho đất nƣớc chấm dứt hơn một trăm năm Bắc thuộc lần thứ nhất. Có thể tóm lƣợc sự nghiệp của Hai Bà nhƣ sau: Hai Bà đã truyền hịch khắp nơi tuyển chọn nhân tài; tập hợp quân sĩ; lập đàn thề khởi nghĩa; cầm quân đánh thắng quân Tô Định, thu hồi đƣợc hơn 60 thành, khôi phục bờ cõi nƣớc Nam; xƣng vƣơng và lo cho dân yên ấm; do nhà Hán tăng viện binh, cử Mã Viện sang đánh nƣớc Nam, và do qn lính mỏng và để bảo tồn danh tiết, Hai Bà đã tuẫn tiết trên dòng Hát Giang.

Riêng về tài năng của bà Trƣng Nhị đƣợc nhân dân Cƣ An – Tam Đồng – Mê Linh truyền tụng: “Bà là ngƣời tài giỏi, mƣu lƣợc, quyết đoán nên đƣợc chị giao cho nhiều việc trọng đại nhƣ việc tổ chức liên kết giữa các đạo quan của các nữ tƣớng ở các địa phƣơng, khiến cho các địa phƣơng đều hƣớng về dƣới ngọn cờ nghĩa của bà Trƣng Trắc. Bởi vậy sau khi tuyên thệ khởi nghĩa, bà đƣợc phong là Bình Khơi cơng chúa (vị công chúa đứng đầu công việc dẹp giặc), trở thành vị tƣớng thống lĩnh quân sự. Sau khi đất nƣớc đƣợc giải phóng, bà là ngƣời chỉ huy công việc xây đắp hai thành là thành Dền và thành Ống để bảo vệ cố đô Mê Linh” [52, tr. 56-57]. Với công lao, tài năng của bà mà nhân dân Cƣ An – Tam Đồng tôn sùng, thờ phụng bà nhƣ thần bản bộ.

Đó là về thống lĩnh Trƣng Trắc và Trƣng Nhị. Còn về các tƣớng lĩnh trên đất Mê Linh và Phúc Thọ đƣợc nhân dân hai địa phƣơng này ca ngợi không chỉ về dung mạo mà cả tài năng và sự nghiệp cùng Hai Bà chống giặc Hán xâm lƣợc.

Tƣớng Xa Lai trong truyền thuyết ở Cao Minh – Mê Linh: “Rồi Xa Lai đến Hát Môn đầu qn, Trắc Nƣơng thấy ơng là ngƣời có tài kiêm văn võ nên phong chức đơ chỉ huy sứ tiền tƣớng quân, kết thành đội ngũ” [52, tr. 117].

Trong truyền thuyết về bà Vĩnh Gia ở Chu Phan – Mê Linh, bà đƣợc ca ngợi là Liệt hầu công chúa: “Năm bà 23 tuổi thì Tơ Định sang làm thái thú quận Giao Chỉ. Tới khi Trƣng Trắc phát lệnh chiêu dụ anh tài khởi nghĩa ở cửa sông Hát, bà cũng đứng lên chiêu mộ các nữ nhi hào kiệt trong vùng theo về với Bà Trƣng và đƣợc phong làm “Liệt hầu công chúa” rồi lại đƣợc cất cử đi coi giữ ở mặt Tây dọc theo bờ sông Hồng ngày nay…Đến năm 42 CN, Mã Viện cất quân sang xâm lƣợc, bà dũng cảm chiến đấu ở bên cạnh Trƣng Vƣơng” [52, tr. 120]

Tƣớng Ả Nƣơng, Ả Nang trong truyền thuyết ở Yên Mạc – Liên Mạc – Mê Linh cũng đƣợc nhân dân ca ngợi với phẩm chất, tài năng của Liệt nữ tướng

quân: “Năm hai cô 18 tuổi, nghe theo lời hịch của Trắc Nƣơng ở cửa sông Hát

đã chiêu tập đƣợc 2000 dân binh cùng theo về với Trƣng Vƣơng, đƣợc Trƣng Vƣơng phong cho làm “Liệt nữ tƣớng quân”, dẫn quân đi trấn giữ đƣờng ở phía Tây Bắc, đến đóng ở huyện Từ Sơn đạo Kinh Bắc” [52, tr. 125].

Đông Hối đại vƣơng với tài năng và phẩm chất hơn ngƣời, xứng đáng bậc tƣớng ba quân, sát cánh cùng Hai Bà chiếu đấu chống giặc Hán xâm lƣợc, đƣợc nhân dân vùng Tiền Châu – Mê Linh truyền tụng: “Lớn lên ơng là ngƣời có chí khí, thƣờng vẫn tự ví mình nhƣ Y Doãn, Lã Vọng, Quản Trọng, Nhạc Nghị thụ lập công danh, bằng không cũng lấy da ngựa bọc thây ở chốn xa trƣờng mới tỏ rõ khí phách của kẻ trƣợng phu. Bởi vậy ông vẫn thƣờng ra sức chiêu nạp nghĩa sĩ, ngầm chứa quân lƣơng quyết tâm đánh giặc Hán, báo đáp quốc vong” [52, tr. 132]. Với tài năng của mình, ơng cùng với cậu ruột là Phan Công Huyền tập hợp quân sĩ đánh qn Tơ Định có đến 10 trận kéo dài đến ba năm mà vẫn không phân thắng bại. Cũng lúc ấy nàng Trắc chiêu tập qn lính. Ơng dẫn qn đến Phong Châu yết kiến. Đƣợc biết ơng là ngƣời có tài văn, võ, xứng đáng là bậc nhất đứng đầu ba quân nên Trắc Nƣơng mới phong cho ông là

“Quân lĩnh tam quân thiên hạ ngun sối bình tây thƣợng tƣớng quân Đông Hối đại vƣơng” [52, tr. 133].

Ông Đỗ Năng Tế và bà Tạ Cẩn Nƣơng vừa là thầy dạy Hai Bà, vừa là tƣớng lĩnh giỏi của Hai Bà, ngay từ nhỏ đã tỏ ra là ngƣời có tƣ chất trời cho. Ơng Đỗ Năng Tế sinh ra với “phong tƣ kỳ dị, tƣớng mạo khôi ngô, cao lớn khác thƣờng, mặt vuông, bụng lớn, ngũ quan đoan trang. Chƣa đầy một năm đứa bé đã biết nói, năm tuổi đã thơng hiểu âm luật” [7, tr. 182 - 183]. Và bà Tạ Cẩn Nƣơng cũng thật xứng lứa vừa đôi với ông Tế khi mà dung mạo, tài năng mà ngƣời thƣờng không sánh kịp với “mặt phƣợng, mày ngài mặt hoa da phấn, dung nhan kiêu kì có thể khiến cho chim sa nhạn lạc, nguyệt thẹn hoa nhƣờng.. Đến khi trƣởng thành, tuy là phận nữ nhi nhƣng trí dũng anh hùng thì nam nhi cịn khơng theo kịp. Nàng vừa tinh thông văn võ kỳ tài lại giỏi cƣỡi ngựa bắn cung, thật là xứng danh thánh nữ ở trần gian, ngƣời tầm thƣờng không thể so sánh đƣợc” [7, tr. 183].

Hay đó là tƣớng Hồ Đề đƣợc ca tụng khắp vùng Mê Linh với dung nhan tuyệt sắc, mắt phƣợng mày ngài, môi đỏ nhƣ son. Bà cịn có dáng ngƣời cao lớn, sức khỏe hơn ngƣời có thể điều khiển đƣợc con ngựa bất kham và con voi chéo ngà, lên làm chúa động Lão Mai. Và em là tƣớng Hồ Hác với vẻ ngồi khơi ngơ tuấn tú, khỏe mạnh, lƣng dài vai rộng, mắt sáng nhƣ sao. Hai ngƣời càng lớn càng thông minh, văn võ kiêm tồn, có khí phách hơn ngƣời, thƣờng chăm lo giúp đỡ mọi ngƣời, đƣợc mọi ngƣời u mến. Đó cịn là tƣớng qn Lũ Lũy với diện mạo phƣơng phi, thân hình to lớn, đƣợc phong làm đại tƣớng quân chỉ huy ba ngàn quân phịng thủ mặt Đơng Nam thành Mê Linh….

Với niềm tơn kính của mình, nhân dân đã tơn thờ, ca ngợi, miêu tả các nhân vật lịch sử nhƣ một vị thần với dung mạo, tài năng, sự nghiệp hơn ngƣời. Điều này cũng dễ hiểu bởi truyền thuyết nhằm ngợi ca, tôn vinh tất cả những ngƣời có cơng với đất nƣớc theo quan điểm của nhân dân.

Nhƣ vậy, ngƣời ta khơng thể tìm thấy trong truyền thuyết những sự kiện lịch sử chính xác đích thực, nhƣng lại có thể tìm thấy những thứ mà khơng có một tài liệu lịch sử nào có thể ghi lại đƣợc. Đó chính là quan điểm đánh giá lịch sử của nhân dân, là tâm tƣ, tình cảm, mong ƣớc thầm kín của nhân dân trong mỗi triều đại lịch sử qua cách nhân dân miêu tả về nhân vật mà mình tơn thờ. Đó cịn là tinh thần kiên cƣờng tự chủ, là niềm tự hào, niềm tin vào khả năng và sức mạnh bản thân của nhân dân, nó giống nhƣ một dòng chảy âm thầm nhƣng mỗi ngày một mạnh mẽ mà nhân dân đã khéo léo thể hiện và ni dƣỡng nó qua việc miêu tả các nhân vật anh hùng mang những nét đặc trƣng của sức mạnh và vẻ đẹp kết tinh của nhân dân.

Truyền thuyết thể hiện tất cả những điều đó nhờ yếu tố tƣởng tƣợng, hƣ cấu. Yếu tố tƣởng tƣợng, hƣ cấu trong truyền thuyết làm cho hành trạng của mỗi nhân vật anh hùng trở nên kỳ vĩ, nhân vật đƣợc sánh ngang tầm thần thánh, tạo nên một cốt truyện truyền cảm, sinh động, vừa chân thực vừa hấp dẫn, giúp cho truyền thuyết trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ chứ không phải là một tài liệu sử học. Đồng thời các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết vừa mang tính chất “thần” vừa gần gũi, mang những nét đẹp đặc trƣng mà nhân dân gửi gắm vào đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)