Lai lịch xuất thân của các nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 46 - 50)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.2. Những điểm tƣơng đồng trong chuỗi truyền thuyết về cuộc khở

2.2.2. Lai lịch xuất thân của các nhân vật

Nhân vật trong truyền thuyết là những con ngƣời có thực trong lịch sử hoặc đƣợc mô phỏng theo một “nguyên mẫu” lịch sử. Do vậy nhân vật trong truyền thuyết là những con ngƣời cụ thể, có nguồn gốc rõ ràng, gắn bó chặt chẽ với hiện thực lịch sử. Hai Bà Trƣng và các tƣớng lĩnh của Hai Bà ở cả Mê Linh và Phúc Thọ đều có chung đặc điểm nhƣ vậy. Họ xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau, từ tầng lớp quý tộc nhƣ: con cháu các lạc hầu, lạc tƣớng, quan lại đến tầng lớp bình dân nhƣ: lƣơng y nghèo, nơng dân…

Dịng dõi cao quý phải kể đến là bà Trƣng Trắc và Trƣng Nhị, tƣớng Đông Hối, Hùng Bảo, Trần Nƣơng, Ả Nƣơng, Bạch Trạch, Hồ Đề, Lũ Lũy.

Về lai lịch của Hai Bà, trong Truyền thuyết Trưng Vương lƣu hành ở Mê Linh kể rằng: “Trƣng Định…làm nghề dạy học và lấy một ngƣời con gái họ Trần Thị, tên Đoan…cũng là một gia đình phong nhã hào hiệp. Năm thứ 14 đầu công nguyên, tức là năm Giáp Tuất, bà Trần Thị Đoan sinh đôi đƣợc hai ngƣời con gái, hơm đó là ngày mồng một tháng tám… Ơng bà đặt tên cho hai con là Trắc Nƣơng và Nhị Nƣơng”. [35, tr. 10, 11]. Trong ngọc phả của đền Hạ Lôi cũng ghi: “Có Hùng Lạc tƣớng quân dòng dõi Lạc Long Quân, ngày ấy đã ngoài 60 tuổi. Vợ là Trần Thị Đoan cũng ngoài 40 tuổi…. Đến ngày mùng 1 tháng tám năm Giáp Tuất …bà trở dạ sinh hai gái… Ông bà chăm chút hai con, đến năm hai con lên ba tuổi đặt tên là Trắc Nƣơng, Nhị Nƣơng công chúa” [37, tr. 319, 320]. Trong ngọc phả của làng Hát Môn cũng ghi rất rõ lai lịch của Hai Bà: “Lúc bấy giờ có Hùng Lạc tƣớng quân, cũng là hậu duệ dòng dõi vua Hùng, tuổi chừng sáu mƣơi, có vợ là bà Trần Thị Đoan, tuổi ngoài năm mƣơi. Đến ngày mùng một tháng tám năm Giáp Tuất….bà Trần Thị Đoan cùng lúc sinh hạ

đƣợc hai cô con gái… Đến năm hai cơ trịn ba tuổi, cha mẹ làm lễ đặt tên, cô chị đƣợc gọi là Trắc Nƣơng công chúa, cô em đƣợc gọi là Nhị Nƣơng công chúa” [29].

Truyền thuyết về Đơng Hối đại vƣơng có nói rõ về dịng dõi cao quý: “Đông Hối đại vƣơng quê gốc ở Động Bích Uyển, huyện Đơng Triều, phủ Kinh Mơn, quận hải Dƣơng (theo địa danh đời Lê), tên cha là Nguyễn Tuyên giữ chức quan Thái bộc dƣới triều Ai Vƣơng nhà Triệu (-112CN), mẹ là Phạm Thị Bảo… Ông sinh ngày 10 tháng 8 năm Mậu Thìn (- 8CN), đặt tên là Hối” [52, tr. 131].

Hai vợ chồng Hùng Bảo, Trần Nƣơng cũng là dịng dõi quan lại: “Ơng Trần Hậu là huyện quan huyện Chu Diên, sinh ra một con gái là Trần Nƣơng, gả cho Hùng Bảo – là con trai của viên bộ chúa ở Hải Dƣơng” [52, tr. 139]. “Hùng Bảo là con của vị bộ chúa vùng Hải Dƣơng tên là Hùng Trọng với bà vợ thứ là Vũ Thị Thƣờng, ngƣời làng Song Tháp, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc đời Lê, sinh ngày 11 tháng 3 năm Ất Tỵ (3CN). [52, tr. 146].

Hay hai chị em tƣớng Ả Nƣơng, Bạch Trạch cũng là dòng dõi Hùng Vƣơng: “Ơng Hùng Hiên là dịng dõi Hùng Vƣơng… Năm 43 tuổi, bà vợ của ông Hùng Hiên, họ Mai sinh ra đƣợc một con gái đặt tên là Lự, hiệu gọi là Ả Nƣơng. Sáu năm sau bà lại sinh đƣợc một con trai đặt tên là Bạch Trạch” [52, tr. 149].

Nữ tƣớng Hồ Đề - phó ngun sối xuất thân con quan lạc hầu, lạc tƣớng: “Hồ Công An ở trang Đông Cao là dòng Lạc hầu, làm bạn với Bạch Thị Phƣơng – con quan lạc tƣớng Bạch Thái Hoa. Hai vợ chồng Hồ tƣớng công sinh đƣợc một gái một trai. Nàng Hồ Đề là con gái đầu lòng, em trai Hồ Đề là Hồ Hác” [52, tr 152 ].

Tƣớng qn Lũ Lũy cũng mang trong mình dịng máu lạc tƣớng, nhƣng kỳ lạ là Lũ Lũy khơng có cha, bà mẹ nằm mơ rồi có thai, sinh ra chàng: “Thủa

xƣa, ở huyện Mê Linh, trại Văn Lơi có nàng Tứ con nhà lạc tƣớng… Năm nàng 16 tuổi lƣơng duyên chƣa định, chợt một đêm mơ thấy đám mây vàng chói lọi ánh mặt trời chui vào trong bụng… Từ đó nàng Tứ có thai, tới năm Quý Mão mồng 7 tháng giêng thì sinh đƣợc một con trai, nàng Tứ đặt tên con là Lũ Lũy” [35, tr. 95].

Bên cạnh đó có những tƣớng lĩnh xuất thân bình dân nhƣ: hai chị em Ả Nƣơng, Ả Nang, Cống Sơn, Đỗ Năng Tế và Tạ Cẩn Nƣơng…

Truyền thuyết về hai chị em song sinh Ả Nƣơng, Ả Nang ghi chép rõ ràng rằng: “Ở Châu Liên Mộ (có lẽ là Liên Mạc) huyện Yên Lạc, phủ Tam Đái, đạo Sơn Tây (đời Lê), nay là thôn Yên Mạc, xã Liên Mạc có gia đình họ Vƣơng, chồng là Vƣơng Hinh, vợ là Tạ Thị Long có nghề trồng dâu ni tằm. Đến năm Quý Mùi (23CN) thì song sinh đƣợc hai cô con gái, cô chị đặt tên là Ả Nƣơng, cô em đặt tên là Ả Nang” [52, tr. 125].

“Cống Sơn là con trai của lƣơng y Hoàng Tạo và bà Đinh Thị Điều, ngƣời động Hoa Lƣ thuộc Ái Châu, nay là miền đất thuộc huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ơng sinh ngày 10 tháng giêng năm Quý Mùi (3CN)” [52, tr. 137].

Trong Một số truyền thuyết về tướng lĩnh Hai Bà Trưng có truyền thuyết về Đỗ Năng Tế và Tạ Cẩn Nương chép lại rằng: “Hai vợ chồng Đỗ Năng lấy nhau đã nhiều năm mới sinh đƣợc cậu con trai đặt tên là Đỗ Năng Tế… Lớn lên Tế học thầy họ Tạ đƣợc thầy yêu mến và gả con gái độc nhất là Cẩn Nƣơng cho” [48; tr 23]. Nhƣng trong thần tích thơn Miếu và thơn Mĩ Giang, xã Khánh Hiệp, tổng Thƣợng Hiệp, huyện Yên Sơn, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ) có ghi chép rõ ràng hơn về lai lịch của Đỗ Năng Tế: “Bấy giờ Đỗ Cơng tuổi đã trịn sáu mƣơi, vợ ơng mới trịn 31 tuổi…Vào giờ Ngọ ngày mồng 9 tháng 3 năm Canh Dần thì sinh hạ đƣợc một ngƣời con trai…đặt tên con là Tế. ” [7, tr. 182]. Còn về bà Tạ Cẩn Nƣơng: “Vị tiên sinh họ Tạ húy là

Minh, quê ở Hoan Châu nhƣng làm nghề dạy học ở trang Mĩ Hƣơng, trang Ngoại Đàm, trang Miếu, xã Khánh Hiệp, trƣờng dạy học chính thì ở trang Miếu. Tiên sinh lấy ngƣời vợ là bà Đào Thị Tuyết ngƣời ở xã Khánh Hiệp. Đƣợc chừng khoảng 3, 4 năm, bà Đào mộng thấy chim phƣợng hồng bay vào nhà mà có thai, đến ngày 18 tháng Giêng năm Tân Mão mãn kỳ sinh đƣợc một ngƣời con gái…đặt tên nàng là Cẩn Nƣơng” [7, tr. 183].

Nhƣng đồng thời cũng có những tƣớng có ngày tháng năm sinh, quê quán, bố mẹ rất rõ ràng nhƣng khơng rõ dịng dõi nhƣ: Ả Tú, Ả Huyền, Thƣợng Cát, Xa Lai, Tạ Vĩnh Gia (Vĩnh Gia công chúa). Điều này cũng là dễ hiểu khi mà truyền thuyết lƣu truyền trong dân gian, nhƣng qua nhiều đời, nhiều thế hệ, nhiều ngƣời thì nguồn gốc, dịng dõi của các nhân vật truyền thuyết bị lãng quên đi.

Về tƣớng Xa Lai, trong truyền thuyết lƣu hành ở thôn Cao Quang xã Cao Minh, huyện Mê Linh có nói rõ: “Xa Lai sinh ngày 5 tháng 5 năm Giáp Dần (6CN) ngƣời xã Linh Quang, nay là thôn Cao Quang, xã Cao Minh” [52, tr. 116].

Hay truyền thuyết về Vĩnh Gia công chúa ở Chu Phan – Mê Linh: “Bà Tạ Vĩnh Gia ngƣời châu Quần Thần phủ Quốc Oai thuộc Sơn Tây, nay là hai làng Thƣợng Cát, Hạ Cát thuộc hai xã Thƣợng Cát và Liên Mạc huyện Từ Liêm – Hà Nội” [52, tr. 120].

Truyền thuyết về Ả Tú, Ả Huyền, Thƣợng Cát ở Vân Phúc – Phúc Thọ có ghi lại: “Ơng Phùng Liệt ở thôn Rau Cốc sinh đƣợc hai ngƣời con gái, chị là Phùng Thị Tú tục là Ả Tú và em là Phùng Thị Huyền, tục gọi Ả Huyền… Trong vùng có một cơ gái trạc tuổi với Ả Tú, Ả Huyền tên là Hoàng Thị Cát, tục gọi là Thƣợng Cát. Thƣợng Cát là con ơng Hồng Xn Nghị” [48, tr. 35].

Nhƣ vậy có thể nói Hai Bà Trƣng cùng các tƣớng lĩnh xuất thân ở những tầng lớp xã hội khác nhau: quý tộc, quan lại, bình dân nhƣng họ đều mang trong

mình dịng máu Lạc - Hồng, mang trong mình lịng yêu nƣớc nồng nàn, căm thù quân xâm lƣợc đến tột độ. Vì thế khi dấy binh khởi nghĩa, phụ tử một lòng nhất tề đứng lên đấu tranh chống quân xâm lƣợc đến cùng. Đồng thời với xuất thân rất rõ ràng của các nhân vật còn cho thấy họ là những con ngƣời rất thật và khẳng định thêm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng và các tƣớng lĩnh là có thật trong lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)