Những lễ vật dâng cúng trong lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 99 - 101)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.3. Những khác biệt trong lễ hội Hai BàTrƣng ở Hạ Lôi và Hát Môn

3.3.4 Những lễ vật dâng cúng trong lễ hội

Dâng lễ vật là một trong những cách thức bày tỏ sự tơn kính, và thực chất, nó đƣợc coi là một lễ nghi quan trọng trong ngày hội. Tùy vào tục lệ mà các làng đều có những lễ vật riêng biệt mang sắc thái sản vật địa phƣơng dâng lên Hai Bà trong mỗi dịp lễ hội.

Ở Hạ Lôi theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại thì trƣớc kia (trƣớc cách

mạng tháng Tám năm 1945), vào ngày lễ hội mồng 10 tháng 11 âm lịch (giỗ ơng Thi Sách) có món bánh dày và lợn đem ra đền Hai Bà và đền Thánh Cốt Tung để cúng tế. Ngày mồng 1 tháng 8 âm lịch kỷ niệm ngày sinh Hai Bà có cúng tế trâu. Con trâu này là do dân đóng quỹ mua và các xóm thay phiên nhau ni, đến ngày tiệc thì mang ra đền để cúng tế. Tế xong, một nửa con biếu những ngƣời có chức sắc trong làng, một nửa còn lại chia đều cho các xóm. Cịn ngày tiệc mồng 8 tháng 3 âm lịch thì chỉ cúng xơi gà.

Hiện nay tục tế trâu, làm bánh dày khơng cịn nữa mà thay bằng lễ xôi, gà, thịt lợn, hoa quả, rƣợu, trầu cau... Tất cả mọi công việc chuẩn bị đều do ban hậu cần lo. Riêng tế hội đồng bốn xã anh em (Hạ Lôi, Hát Môn, Đồng Nhân, Phụng Công), ông chủ tế làng Hạ Lôi cùng ông chủ tế ba làng còn lại thay mặt dân chúng làm lễ tế Hai Bà. Bốn làng góp chung nhau một lễ vật gồm: xơi, gà, thịt lợn, trầu cau, hoa quả, rƣợu, vàng nến...dâng lên. Sau khi tế hội đồng xong, lễ vật hạ xuống và đem chia đều cho bốn làng.

Tại đền Hát Mơn, lễ vật có thể dùng xơi, thịt lợn, gà, trầu, rƣợu, hoa quả để dâng cúng. Nhƣng riêng ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch phải có lễ vật đặc biệt là bánh trơi. Bánh trơi dâng cúng đƣợc làm thành 16 bát, mỗi bát có 12 viên và phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ, phức tạp từ chọn gạo, ngâm, đãi gạo giã bột, rây bột, nhào bột, đến chọn nhà chứa, chọn ngƣời làm và thử bánh, rƣớc bánh về đền... Điều đó cho thấy lịng thành kính của nhân dân Hát Môn với Hai Bà. Điểm đặc biệt là khi dâng cúng Hai Bà ở ban chính phải có 100 viên bánh nặn hình quả trứng, khơng nhân mơ phỏng truyền thuyết về nguồn gốc Hai Bà dòng dõi Lạc Long Quân – Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng.

Tiệc mồng 4 tháng 9 âm lịch kỷ niệm ngày Hai Bà tế cờ khao quân, nhân dân kéo cờ đại, giết trâu (hoặc bò), dê, lợn để làm lễ tam sinh dâng Hai Bà. Đặc

biệt là phải chọn con trâu tế có quý tƣớng Lưng cầu, đầu quạ, dạ bình vơi, mắt

ốc nhồi, trƣớc khi giết thịt đƣợc cho uống rƣợu.

Nhƣ vậy lễ vật dâng cúng Hai Bà trong lễ hội ở Hạ Lôi và Hát Môn đều là những sản phẩm tinh sạch – thơm – ngon – thiêng, gắn với các tục lệ của địa phƣơng. Nhân dân dâng lễ vật lên Hai Bà với tất cả tấm lịng thành kính, mong đƣợc đức vua Bà ban tài tiếp lộc, bình an, may mắn cho họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)