6. Bố cục luận văn
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1 Điều kiện kinh tế
Với địa hình chủ yếu là đồi núi, kinh tế của Tam Đảo xưa kia chủ yếu là nông - lâm nghiệp. Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, kết hợp với khai thác lâm sản và tận dụng các mặt nước ao, hồ để nuôi thuỷ sản. Ngoài ra, tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương, người dân còn có nghề thủ công mây tre đan, song chủ yếu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, thu nhập từ nghề này không đáng kể. Kinh tế của huyện nhìn chung là tự cấp tự túc.
Từ những năm đầu thế kỉ XX trở lại đây với sự xuất hiện của các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ - du lịch, đặc biệt là từ khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xây dựng khu nghỉ mát Tam Đảo thì cơ cấu ngành kinh tế của huyện cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, nền kinh tế của huyện Tam Đảo cũng như của cả tỉnh Vĩnh Phúc chỉ thực sự chuyển đổi kể từ sau Đổi mới.
Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái thành lập, tiếp đó, năm 2004, huyện Tam Đảo cũng đi vào hoạt động trở lại, từ đó, nền kinh tế trong tỉnh nói chung và các huyện nói riêng có sự tăng trưởng vượt bậc. Từ 1997-2005, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm gần 80% trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh [76, tr.13], góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm. Đối với huyện Tam Đảo, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ cũng đóng vai trò ngày càng to lớn trong cơ cấu ngành kinh tế, đặc biệt là từ sau khi tái thành lập huyện năm 2004. Những ngành này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển theo hướng hiện đại mà còn làm cho bộ mặt của huyện có sự thay đổi đáng kể.
Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm (%):
Năm Nông-lâm-thuỷ sản CN-XD Dịch vụ-du lịch
2003 64,39 4,4 32,2
2004 58,74 7,24 34,02
2005 52,39 14,24 33,37
2006 48,76 31,41 19,82
2007 42,51 36,45 21,03
(Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội các năm 2004, 2005, 2007, 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các năm tiếp theo của UBND huyện Tam Đảo)
thuỷ sản, trong khi tỉ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng lên. Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng từ năm 2004 đến năm 2007, bốn năm sau khi huyện Tam Đảo được thành lập, có sự gia tăng nhanh chóng, từ 7,24% lên 36,45%; trong khi đó, tỉ trọng nông nghiệp giảm từ 58,74% năm 2004 xuống còn 42,51% năm 2007. Các ngành công nghiệp chính của huyện là: công nghiệp khai thác, trong đó chủ yếu là khai thác đá; công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, đồ uống; công nghiệp may và công nghiệp chế biến các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa. Ngoài ra còn có ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ phi kim loại, kim loại và sản xuất đồ gỗ nội thất.
Nông nghiệp vốn là ngành kinh tế chủ đạo của địa phương. Trước kia, nông dân chỉ trồng các loại cây lương thực, thực phẩm như lúa gạo, sắn, ngô, đậu tương nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt là chủ yếu. Ở các gò đồi, người dân còn trồng các cây công nghiệp, chủ yếu là chè. Ngày nay, sản xuất nông nghiệp có sự phát triền theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất các cây lương thực thì diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng dần như bí đao, dưa hấu, măng bát độ… để đáp ứng cho nhu cầu của khách du lịch. Do có điều kiện khí hậu khá đặc biệt, Tam Đảo có thể trồng các cây nhiệt đới lẫn các cây của vùng á nhiệt đới, nổi bật nhất là su su lấy ngọn mà ngày nay đã trở thành đặc sản của Tam Đảo. Nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. Mô hình trang trại, kết hợp trồng cây ăn quả phát triển mạnh đồng thời xuất hiện mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi lợn nhiều nạc và gà công nghiệp với quy mô lớn góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Với vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng, Tam Đảo có tiềm năng lớn về du lịch. Núi rừng Tam Đảo có nhiều cảnh đẹp: suối rừng kết hợp với nước bạc non xanh, cảnh trí thiên nhiên tuyệt sắc, ẩn hiện trong mây trời. Thác Bạc có độ cao 30-40m gieo xuống vực như buông xuống một tấm lụa trắng. Ba ngọn núi
Thiên Thị, Thạch Bàn, Phù Nghĩa là ba ngọn núi cao nhất, được ví như những hòn đảo giữa biển mây. Đứng trên các ngọn núi này có thể phóng tầm mắt ra xa, bao quát cả một vùng đồng bằng rộng lớn bên dưới. Khí trời Tam Đảo trong trẻo, ít hơi nước, không khí trong lành, loãng hơn so với dưới mặt đất, khí áp thấp hơn dưới chân núi tạo cho du khách cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đến nghỉ tại đây. Từ những năm 1940, người Pháp đã khám phá và quy hoạch Tam Đảo với khoảng 140 ngôi biệt thự. Trải qua các cuộc chiến tranh, thực hiện nhiệm vụ tiêu thổ kháng chiến, ta đã phá dỡ các công trình này. Ngày nay, những ngôi biệt thự mới được mọc lên, hàng năm đã thu hút hàng ngàn khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng. Vườn Quốc gia Tam Đảo với nhiều loài quý hiếm là địa điểm lý tưởng cho việc tổ chức các chuyến du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, khu di tích danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo với một hệ thống các đình, đền, chùa rải rác từ chân cho đến đỉnh núi là điều kiện thuận lợi để kết hợp các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái với du lịch tâm linh, hành hương vãn cảnh.
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh du lịch của khu nghỉ mát Tam Đảo 2004-2007
Năm Lƣợt khách
(lƣợt)
Trong đó Doanh thu
(tỷ đồng)
Khách nước ngoài Khách trong nước
2004 729.100 1.000 728.100 70,526
2005 843.700 3.000 840.700 81,20
2006 895.000 5.500 889.500 86,07
2007 919.900 5.900 914.000 126,322
Tổng số 3.387.700 15.400 3.372.300 364.118
(Nguồn: số liệu của Phòng VHTTDL huyện Tam Đảo)
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ - du lịch của Tam Đảo trong những năm gần đây có bước phát triển khá. Giá trị sản xuất thương mại và dịch vụ - du lịch năm 2000 là 32,39 tỉ đồng, đến năm 2005 đã đạt 83,076 tỉ đồng.
Từ năm 2004 đến năm 2007, lượng khách du lịch của huyện đã tăng lên 1,26 lần, trong đó khách nước ngoài tăng gấp gần 6 lần. Doanh thu ngành du lịch cũng tăng từ 70,526 tỉ đồng lên 126,322 tỉ đồng, gấp 1,79 lần trong bốn năm. Sự phát triển của ngành du lịch cũng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, đồng thời tạo việc làm cho một bộ phận lao động của địa phương. Chỉ tính riêng khu nghỉ mát Tam Đảo, số lao động làm việc thường xuyên tại các cơ sở du lịch - dịch vụ năm 2004 là 260 người, đến năm 2008 đã tăng lên 500 người.
Tuy nhiên, do nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, ngành thương mại và dịch vụ - du lịch của huyện vẫn chưa được đầu tư khai thác cho tương xứng với tiềm năng. Quy mô của hoạt động này còn nhỏ, hạ tầng kỹ thuật còn thấp, chủ yếu do các cá nhân đầu tư. Bởi thế, ngành kinh tế này vẫn còn chiếm tỉ lệ khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế của cả huyện, năm 2007 mới chỉ có 21,03%.Một số cơ sở dịch vụ tại khu nghỉ mát Tam Đảo được hình thành khá sớm nhưng chậm đổi mới về phương thức quản lý và văn hoá trong kinh doanh. Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch và dịch vụ còn thiếu và yếu về nghiệp vụ nên kết quả kinh doanh còn thấp.
Nhìn chung, cùng với sự phát triển chung của cả nước thì kinh tế của huyện Tam Đảo cũng có sự phát triển đáng kể. Từ một nền kinh tế thuần nông, kinh tế của huyện trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tỉ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng lên trong cơ cấu kinh tế. Trong nông nghiệp, các cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng được chú trọng. Về thương mại - dịch vụ và du lịch, với tiềm năng du lịch của mình, Tam Đảo đang có những bước phát triển mới nhằm đưa ngành kinh tế này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong tương lai.