6. Bố cục luận văn
2.3 Biến đổi về nghi lễ và lễ hội
2.3.3 Biến đổi nghi lễ thờ QMTT theo hướng Tứ phủ hóa
Bên cạnh các nghi lễ thờ Quốc Mẫu vẫn đang diễn ra như thường lệ thì các nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ như lễ trình đồng mở phủ, lễ tôn nhang, lễ tiến Tứ phủ… đang ngày càng trở nên phổ biến và nhộn nhịp ở các di tích thờ QMTT.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, hầu đồng hay hầu bóng được xem là nghi lễ chính. Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của nhiều vị thần linh, trong đó, mỗi lần một vị thần linh nhập hồn (Thánh giáng) rồi làm việc quan (với các nghi lễ nhảy múa và ban lộc, phán truyền) và xuất đồng (Thánh thăng) [61, tr.47-48]. Đó là sự tái hiện hình ảnh các vị Thánh nhằm phán
Tại các cơ sở thờ tự Mẫu Tứ phủ của Việt Nam nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng, hầu đồng thường được diễn ra vào nhiều dịp trong một năm: hầu xông đền (sau lễ giao thừa năm mới), hầu Thượng Nguyên (tháng Giêng), hầu nhập hạ (tháng Tư), hầu tán hạ (tháng Bảy), hầu tất niên (Tháng Chạp) và lễ hầu hạp ấn (25 tháng Chạp) nhưng tập trung nhất vào dịp “xuân - thu nhị kì” và “tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Một số đền còn có lễ hầu ngày tiệc của các vị Thánh như tiệc cô Bơ (12-6), tiệc Quan đệ tam (24-6), tiệc ông Hoàng Bảy (17-7), tiệc Trần Triều (20-8), tiệc Đức Vua Cha (22-8), tiệc Chầu Bắc Lệ (tháng 9), tiệc ông Hoàng Mười (10-10)… Ở Tam Đảo, hầu đồng mặc dù diễn ra khá tấp nập trong các đền thờ QMTT nhưng chủ yếu là lễ hầu vào các dịp đầu năm, cuối năm hoặc vào các ngày lễ tiết “tứ thời, bát tiết”, đây cũng là những thời điểm mà hoạt động hầu đồng diễn ra nhộn nhịp nhất. Do không phải là cơ sở thờ tự chính của tín ngưỡng Tứ phủ nên ngày tiệc của các vị Thánh cũng như lễ hội “tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” không được tổ chức tại đây nhưng những ngày này cũng có khá nhiều thanh đồng đến làm lễ và hầu đồng.
Các nghi lễ của tín ngưỡng Tứ phủ thường được thực hiện ở Tây Thiên là: lễ đốn Tam phủ, lễ tiến Tứ phủ, lễ cầu an giải hạn, lễ cắt tiền duyên, lễ cầu tài cầu lộc, lễ trình đồng mở phủ. Các nghi lễ này cũng dùng đến một số lượng vàng mã như những nghi lễ hầu Tứ phủ bình thường.
Lễ đốn Tam phủ là lễ trả nợ cho người đang mắc tội. Mã dùng cho lễ này thường là mã đơn, bao gồm:
Ba mẫu và ba động chúa: Thiên - Nhạc - Thoải có các màu tương ứng là đỏ, xanh, trắng.
Ngũ vị Vương Quan, màu sắc tương ứng với mỗi phủ, riêng quan đệ ngũ Tuần Tranh có màu tím.
Ngựa tổng, voi tổng, thuyền tổng trả cho Thiên phủ Ngựa đàn nhỏ cho hàng Quan
Thuyền nhỏ trả cho hàng Quan của ba phủ, gọi là thuyền “bát nhã”, kích cỡ nhỏ hơn thuyền tổng, có các màu tương ứng với các phủ.
Nón, tiền, vàng.
Ngoài ra, gia chủ phải chuẩn bị: một con gà, một con vịt hoặc ngan, một thủ lợn; hai bên tả hữu - các ban hàng Quan, hàng Cô, Cậu - đều phải có xôi, thịt; ban Ngũ Hổ phải có thịt sống, trứng sống, gạo sống để phù hợp với tính cách loài hổ là ăn sống. Đồ lễ chung phải có: hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, hương, tiền vàng, sớ điệp…
Đồ mã dùng trong lễ cầu an, lễ cắt tiền duyên, lễ cầu tài lộc, lễ tiến Tứ phủ thường là mã kép. Đồ mã cũng giống như mã đơn nhưng về số lượng, mã kép gấp ít nhất là hai lần so với mã đơn.
Trên thực tế, số mã đốn Tam phủ hoặc tiến Tứ phủ còn có thể gấp nhiều lần số mã kể trên, tùy theo điều kiện của gia chủ, đặc biệt đối với các lễ cầu tài lộc do quan niệm “mất một đồng, mẫu đền cho bốn đồng”, “đổi tiền giấy lấy tiền thật”. Dưới đây là số đồ mã mà chúng tôi có dịp khảo sát trong một lễ đốn Tam phủ tại đền Mẫu Hóa vào ngày 17/6/2010 của một gia đình ở Bình Xuyên, theo lời phán của “thầy” mà lên làm lễ tại đây:
Sáu mẫu
Hai voi tổng, hai ngựa tổng
Năm ngựa đàn nhỏ, năm ngựa ngũ phương Mười hàng quan
Bốn “Tam đầu cửu vĩ” Tám Chầu
Tám động Chúa
Những thanh đồng đến hầu tại Tây Thiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài những người ở Vĩnh Phúc, thuộc các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Bình Xuyên… thì còn có những người ở nơi khác đến, trong đó có nhiều thanh đồng ở Hà Nội. Nhiều người do có “căn”, phải hầu Thánh nhưng cũng có người không có căn số cũng thường xuyên đi hầu tại các đền, phủ ở khắp nơi. Các vấn hầu đồng tại đền Mẫu Sinh, Mẫu Hóa, đền Thỏng hay đền Thượng Tây Thiên cũng đầy đủ các nghi lễ và giá đồng không kém gì tại các đền, phủ của Mẫu Tứ phủ. Một vấn hầu thường bắt đầu bằng việc cúng thổ công, thỉnh Phật, thỉnh Mẫu, thỉnh các Thánh trong Tứ phủ, trình đồng, trình tứ trụ, cúng tam sinh, cúng chúng sinh rồi mới được hầu. Vấn hầu đầy đủ phải có đủ cả 36 vị Thánh trong Tứ phủ, nhưng không phải tất cả các vị Thánh sẽ giáng đồng mà chỉ có khoảng hơn hai chục giá thường giáng, đó là:
Tam tòa Thánh Mẫu Đức Thánh Trần
Hàng Quan: Ngũ vị Tôn Quan Hàng Chầu: sáu Chầu
Hàng Hoàng: có ba ông Hoàng thường giáng đồng là Hoàng Bơ, Hoàng Bảy và Hoàng Mười
Hàng Cô: Cô Bơ, Cô Sáu, Cô Chín và Cô Bé Hàng Cậu: Cậu Bơ và Cậu Bé
Ở Tây Thiên, vấn hầu có nhiều giá nhất chúng tôi tham dự được có 21 giá. Theo một số ông đồng, bà đồng thì QMTT cũng có lúc giáng đồng với tư cách là Mẫu đệ nhất Thượng Thiên hoặc là Chúa đệ nhất, khi đó, cung văn chuyển sang hát bài “Văn Mẫu Tây Thiên” [86, tr.154]:
“Nước Việt Nam có ngàn Đông Lộ Xứ Bắc Kì có dải Tây Thiên
Ba vị tiên thánh giáng sinh giúp đời. Dân Sơn Đình là dân sở tại
Thấy một người khí khái khôn ngoan. Mẫu phó cho phụng sự khói nhang Nguyện cầu quốc thái dân an thuận hòa. Cảnh Thánh Bà long chầu hổ phục Suối Giải Oan giải khúc minh trân. Trường Sinh có suối tảy màu
Tảy cho thiên hạ đâu đâu được nhờ”
Như vậy, xét về góc độ nào đó, ngay cả bản thân QMTT cũng đang được Tứ phủ hóa, được đồng nhất với Mẫu Thượng thiên của Mẫu Tứ phủ mà hiện thân là công chúa Liễu Hạnh.
Đền Mẫu Sinh và Mẫu Hóa là các di tích có số lượng người đến hầu đông hơn cả. Trung bình, một tháng ở mỗi di tích này có khoảng 22 - 24 vấn hầu, cao điểm vào dịp lễ tiết hoặc “xuân - thu nhị kì” thì số vấn hầu còn đông hơn nhiều. Riêng ở đền Thỏng, số người đến hầu có ít hơn vì ở đây chỉ có một chiếu. Đây là những di tích ở chân núi, thuận lợi cho việc đi lại nên thường tập trung đông con nhang đệ tử. Trong khi đó, đền Thượng trên núi Thạch Bàn, do nằm trên cao, đường đi lại khó khăn nên ít thanh đồng lên hầu.
Việc Tứ phủ hóa các sinh hoạt lễ nghi tại các di tích thờ QMTT trở nên nhộn nhịp trong khoảng hai chục năm trở lại đây nhưng nó cũng đã từng có một quá trình hình thành từ lâu. Sự kiện cô Ba Tí cung tiến hai pho tượng lên đền Tây Thiên vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, mặc dù những pho tượng của cô không phải là tượng tam tòa nhưng nó là manh nha cho việc Tứ phủ hóa tục thờ QMTT sau này. Thời gian cô Ba Tí cung tiến tượng lên Tây Thiên cũng gần với thời gian tín ngưỡng thờ Mẫu được triều đình nhà Nguyễn, mà đại diện là vua Đồng Khánh (1885-1889) và vua Bảo Đại (1926-1945) sau
thống trị trong hệ tư tưởng thì người phụ nữ có địa vị thấp kém trong xã hội. Đến thời vua Đồng Khánh và Bảo Đại, bản thân những ông vua này cũng là các con nhang đệ tử của tín ngưỡng Tứ phủ nên hình thức tín ngưỡng bấy lâu vẫn tồn tại trong dân gian được lên ngôi và các điện, phủ thờ Mẫu có “cơ hội” được tu sửa khang trang, “quy củ hóa”. Sự lên ngôi của tín ngưỡng này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới làm ăn buôn bán. Họ cung tiến, công đức về đền, phủ ngày càng nhiều. Bối cảnh lịch sử ấy cùng với quan niệm “rừng vàng, bể bạc” khiến cho nhiều người tin rằng Mẫu Tây Thiên ngự trên rừng núi Tam Đảo cũng giống như Mẫu Thượng Ngàn hay Chúa Thượng Ngàn sẽ ban tài phát lộc cho con nhang đệ tử. Vì thế, đền Thượng Tây Thiên ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, nhất là giới làm ăn buôn bán giống như các đền, phủ của tín ngưỡng Tứ phủ ở miền xuôi.
Việc hầu đồng ở Tây Thiên, theo trí nhớ của người dân nơi đây, đã diễn ra từ trước năm 1945. Nếu vậy thì việc hầu đồng có thể diễn ra trước sau thời điểm năm 1937, thời điểm ngôi đền Thượng được xây dựng lại và kéo dài cho đến mãi sau này. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, nhiều ông đồng, bà đồng cũng lên đây hầu nhưng do chính sách chống mê tín dị đoan, nhiều người đã bị bắt. Chẳng hạn, vợ cụ từ Sĩ ở đền Mẫu Hóa là bà đồng, những năm 1967-1968, bà thường ngồi đồng vụng vào ban đêm. Có lần, bà bị bắt, phải gánh bát hương lên huyện. Do cụ từ Sĩ là em ông Kim Ngọc, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc lúc bấy giờ nên bà được thả về. Hoặc bản thân cụ Kỳ trông coi đền Thượng cũng từng là một ông đồng, theo nghề từ năm 1966-1967 và cũng bị bắt khi đang hầu đồng…
Như vậy, bên cạnh các nghi lễ thờ Quốc Mẫu theo tín ngưỡng thờ thành hoàng bản thổ thì các hoạt động lễ nghi của tín ngưỡng Tứ phủ cũng đang trở thành một bộ phận không thể thiếu tại đây. “Sự hội nhập này khiến cho một lần nữa QMTT được tăng quyền và mở rộng phạm vi, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay” [66, tr.214].