Biến đổi về điện thần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Workship Quoc Mau Tay Thien in Tam Dao district - Vinhphuc province (Trang 69 - 74)

6. Bố cục luận văn

2.2 Biến đổi về di tích và điện thần

2.2.2 Biến đổi về điện thần

Điện thần là bộ phận quan trọng nhất của di tích, cho biết di tích đó thuộc loại di tích nào. Điện thần thường được đặt trong các kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng có quy mô khác nhau. Mỗi điện thần thường đặt nhiều ban thờ, tên gọi và vị trí của ban thờ làm nên điện thần của các đền đài.

Theo số liệu gần đây, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 1200 cơ sở thờ tự1

của các tín ngưỡng dân gian, trong đó, các di tích thờ QMTT chiếm số lượng đáng kể. Những năm gần đây, khi nền kinh tế - xã hội của địa phương đạt được nhiều thành tựu thì các cơ sở thờ tự của các tôn giáo, tín ngưỡng cũng có điều kiện được phục hồi. Trong quá trình đó, tất yếu sẽ có những thay đổi về kiến trúc, bài trí cho phù hợp với quan điểm, nhu cầu của con người thời hiện đại.

Các cơ sở thờ tự QMTT trong những năm gần đây, do có sự quan tâm của nhà nước và sự công đức của đông đảo khách thập phương, đã được tu sửa và

khôi phục khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều di tích, ngoài việc xây dựng thêm các thiết chế thờ tự khác thì cũng có nhiều biến đổi trong bài trí điện thần mà hiện tượng Tứ phủ hoá điện thờ QMTT là đặc điểm nổi bật.

Các đền thờ QMTT ở Vĩnh Phúc nói chung và khu vực xã Đại Đình nói riêng trước kia đều có cách bài trí điện thần khá giống nhau. Qua các tư liệu và khảo sát thực tế cho thấy, các ngôi đền thờ QMTT đều có hậu cung được nâng sàn lên làm khám thờ. Khám thờ đó chính là điện thần của di tích, nơi đặt ban thờ Quốc Mẫu. Bài trí trong các điện thần khá đơn giản, chỉ có một ban thờ đặt ngai và bài vị Quốc Mẫu và phần lớn các điện thần đều không có tượng thờ.

Trong số các di tích thì đền Thượng Tây Thiên là nơi thờ tự chính. Theo lời kể lại thì điện thần của đền Thượng xưa kia có một ban thờ, trên có long ngai, bên ngoài thờ Ngũ Hổ. Cho đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi tín ngưỡng Tứ phủ phát triển mạnh ở miền xuôi thì một số con nhang đệ tử cũng bắt đầu chú ý đến ngôi đền Thượng trên núi Thạch Bàn, trong đó có cô Ba Tí. Cô Ba Tí là một nhà buôn thân Pháp, sống cùng thời với nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835-1909), từng bị ông làm thơ châm chích, đã phát tâm cung tiến hai pho tượng, dự định chọn một trong hai pho để làm tượng Mẫu. Tuy nhiên, dọc đường chở tượng theo bờ sông Đáy, do dân chúng cung tiến quá nhiều, số thu tăng gấp nhiều lần so với kinh phí tạc tượng và trở thành mối lợi buôn bán nên khi rước lên đền Thượng, tượng không “ứng nghiệm”, phải để ở gian tiền tế. Năm 1937, ông Hà Trọng Tuy xây dựng lại đền và mời ông Trần Văn Thìn (ông Phó Thìn) ở làng Đại Lữ, xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch tạc tượng Mẫu cùng hai bức phù điêu “Bát tiên quá hải”. Lúc này, hai pho tượng của cô mới được đem đặt vào hai bên tượng Quốc Mẫu và được gọi là Cô đệ nhất, Cô đệ nhị. Điện thần đền Thượng khi đó được bài trí [87, tr.49]:

Cung mẫu đệ tam Quốc Mẫu Tây Thiên Cung mẫu đệ nhị Bát hƣơng công đồng

Theo như cách bài trí này thì QMTT là vị thần chủ, tương đương với vị trí của Mẫu đệ nhất Thượng Thiên. Về bản chất, đây không phải là ban thờ Mẫu Tứ phủ nhưng nó là cơ sở để sau này tín ngưỡng Tứ phủ có điều kiện phát triển ở đây, khiến cho đền Thượng trở thành một trong những nơi diễn ra việc hầu đồng sớm nhất trong số các di tích thờ Mẫu ở Tây Thiên.

Ngày nay, khi đền Thượng Tây Thiên mới được xây dựng lại thì cách bài trí điện thần cũng có nhiều điểm đáng chú ý. Gian tiền tế, ở giữa đặt ban thờ công đồng, hai bên có ban thờ cô, cậu, phía trên có tượng Ông Lốt. Trong hậu cung, tượng Quốc Mẫu được đặt ngồi trên ngai, đầu đội mũ phượng. Bên cạnh ngôi đền mới thì ở ngôi đền cũ, điện thần vẫn được giữ nguyên cách bài trí như trước. Đền có ba gian thì gian giữa đặt ban thờ Quốc Mẫu, phía trước làm nơi cúng bái và hầu đồng, gian bên phải là cung Mẫu đệ nhị, bên trái đặt cung Mẫu đệ tam. So với đền mới hiện nay thì hoạt động hầu đồng diễn ra ở đền này nhộn nhịp hơn.

Điện thần đền Mẫu Sinh cũng như điện thần của các ngôi đền khác xưa kia chỉ có ngai thờ Quốc Mẫu. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo trong những năm gần đây, điện thần đền Mẫu Sinh có nhiều thay đổi. Hệ thống tượng trong đền được bổ sung khá nhiều. Hậu cung đền được xây thành bệ thờ thay cho khám thờ trước đây, được bổ sung tượng các vị thánh của Tứ phủ và được hệ thống hoá một cách khá hoàn chỉnh theo các hàng, các lớp. Ở vị trí cao nhất là tượng Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, tiếp đó là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên (áo đỏ, ở giữa), Mẫu Thượng Ngàn (áo xanh, bên phải) và Mẫu Thoải (áo trắng, bên trái); Ngũ vị Vương Quan (từ quan đệ nhất đến quan đệ ngũ); Tam Hoàng. Ở bên dưới đặt ban thờ quan Ngũ Hổ và phía trên điện là Ông Lốt, tầng không có trang trí nhiều nón dùm. Có thể sơ đồ hoá hậu cung

Được biết, những pho tượng này, kể cả tượng Quốc Mẫu chỉ được nhân dân các nơi cung tiến vào khoảng cuối những năm 1990 trở lại đây, đặc biệt là từ năm 2006, khi quá trình phục dựng ngôi đền được hoàn thiện.

Cũng giống như đền Mẫu Sinh, đền Mẫu Hoá ở xóm Xím, xã Đại Đình vốn cũng chỉ thờ QMTT, là nơi Mẫu hóa về trời. Trong hậu cung của đền còn long ngai, bài vị với hàng chữ: “Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu đại vương”. Điện thần đền Mẫu Hóa xưa kia rất đơn giản, một gian hậu cung được nâng cao làm khám thờ, trong có long ngai, bài vị của Mẫu và ba pho tượng Tam tòa, bên dưới đặt tượng Ngũ Hổ. Cách bài trí này tương truyền đã có cách nay hàng trăm năm. Như vậy, đây là một trong những ngôi đền diễn ra quá trình Tứ phủ hóa khá sớm. Lần tu sửa gần đây nhất năm 2008, ngôi đền được mở rộng phần tiền tế, riêng hậu cung vẫn được xây trên nền cũ và giữ nguyên lối kiến trúc xưa. Trước hậu cung là ban thờ tam tòa Thánh Mẫu và là nơi cúng lễ, hầu đồng. Gian đại bái được lập thêm ban thờ Ngũ vị Tôn Ông, Tam Hoàng và Chúa Thượng Ngàn. Như vậy, về cơ bản, điện thần đền Mẫu Hóa và đền Mẫu Sinh có cách bài trí khá giống nhau.

Trong hệ thống các di tích ở Tây Thiên, do có sự quản lý và đầu tư xây dựng của Nhà nước, đền Thỏng là nơi còn lưu giữ được một vài nét kiến trúc cổ xưa. Có thể chia điện thần của đền Thỏng làm hai phần: thượng ban và hạ

Quốc Mẫu Tây Thiên

Mẫu Thoải Mẫu

Thượng Thiên

Mẫu Thượng Ngàn

Quan đệ nhất Quan đệ nhị Quan đệ tam Quan đệ tứ Quan đệ ngũ

ban. Thượng ban có tượng Quốc Mẫu được đặt trong tủ kính, hạ ban đặt ban thờ Ngũ Hổ, hai bên là ban thờ Cô, Cậu. Gian tiền tế có ban thờ công đồng, bên trái là ban thờ Mẫu Thoải, bên phải là ban thờ Mẫu Thượng Ngàn, phía trên có ông Lốt. So với các đền Mẫu Sinh, Mẫu Hóa thì điện thần đền Thỏng được bài trí đơn giản hơn.

Qua việc tìm hiểu điện thần và hiện tượng Tứ phủ hóa điện thần QMTT, có thể rút ra một số nhận xét:

Thứ nhất, quá trình Tứ phủ hóa điện thần các di tích thờ QMTT diễn ra từ khoảng 100 năm trước. Đây là thời điểm mà tín ngưỡng Tứ phủ đã rất phát triển ở vùng đồng bằng, thu hút sự quan tâm của đông đảo giới làm ăn buôn bán và cũng là thời điểm các điểm thờ tự của tín ngưỡng Tứ Phủ được mở mang ở nhiều địa phương trong cả nước. Từ sau Đổi mới, do chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, khách thập phương cung tiến về Tam Đảo - Tây Thiên ngày càng rầm rộ, khiến cho diện mạo của tín ngưỡng Tứ phủ ngày càng hoàn thiện tại các điểm thờ cúng QMTT.

Thứ hai, mức độ Tứ phủ hóa điện thần ở các di tích thờ QMTT là không giống nhau. Có nơi, linh tượng các vị thánh của tín ngưỡng Tứ phủ được sắp xếp theo một hệ thống hoàn chỉnh, từ tam tòa Thánh Mẫu đến hàng các Quan, Ông Hoàng, các Cô, các Cậu, Ngũ Hổ, ông Lốt như ở đền Mẫu Sinh, Mẫu Hóa. Có nơi chỉ có một số vị thánh của tín ngưỡng Tứ phủ được phối thờ trong điện thần Quốc Mẫu như ở đền Thỏng, đền Thượng. Do có sự quản lý của Nhà nước nên việc cung tiến của các con nhang đệ tử và khách thập phương đến hai nơi này bớt đi vẻ tùy tiện so với các đền khác.

Thứ ba, tuỳ từng nơi, tuỳ quan niệm của người dân mà có nơi Quốc Mẫu là thần chủ và dưới bà là tam tòa Thánh Mẫu cùng hệ thống thần thánh của điện Tứ phủ như ở các đền Mẫu Sinh, Mẫu Hoá; cũng có nơi, người dân lại đồng nhất Quốc Mẫu với Mẫu Thượng Thiên. Tuy nhiên, dù ở vị trí nào,

QMTT vẫn là thần chủ của đền. Những tấm hoành phi trong di tích như: “Tây Thiên Quốc Mẫu” (ở hầu hết các di tích), “Mộc bản thủy nguyên” - cây có gốc, nước có nguồn, “Thánh Mẫu linh từ” - đền thiêng Thánh Mẫu (đền Mẫu Sinh), “Đức Quốc Mẫu” (ở đền Mẫu Hóa), “Quốc Mẫu linh từ” - đền thiêng Quốc Mẫu (ở đền Thượng Tây Thiên)… cùng các sắc phong, mỹ tự chứng tỏ vị trí thần chủ của bà tại các di tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Workship Quoc Mau Tay Thien in Tam Dao district - Vinhphuc province (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)