Biến đổi nghi lễ thờ QMTT ở các di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Workship Quoc Mau Tay Thien in Tam Dao district - Vinhphuc province (Trang 74 - 78)

6. Bố cục luận văn

2.3 Biến đổi về nghi lễ và lễ hội

2.3.1 Biến đổi nghi lễ thờ QMTT ở các di tích

Qua thời gian, khi vai trò của vị thần được thờ có sự thay đổi thì các nghi lễ từng được thực hiện ở Tây Thiên cũng có sự biến đổi từ nghi lễ thờ thần núi sang nghi lễ thờ bách thần.

Nghi lễ quan trọng, mang tính quốc gia được các triều đình phong kiến rất quan tâm ở Tam Đảo và cũng là nghi lễ được thực hiện đối với thần núi - vị thần tiền thân của QMTT - là nghi lễ cầu đảo - cầu mưa. Việc cầu đảo của các vương triều xưa thường diễn ra ở trên những đỉnh núi cao như Tản Viên, Tam Đảo bởi đây là nơi trời đất tương giao nên thường gắn với các vị thần núi, thần rừng. Những cuộc cầu đảo đầu tiên được tiến hành trên núi Tam Đảo được thực hiện dưới thời vua Lê Nhân Tông vào hai năm Kỷ Tỵ (1449) và Canh Ngọ (1450). Do hạn hán lớn, triều đình phải cho người lên các núi Tản Viên, Tam Đảo để cầu mưa. Lần cầu đảo năm Kỷ Tỵ được ghi lại trong Đại Việt sử kí toàn thư: “Tháng ấy đại hạn, vua thân đến cung Cảnh Linh làm lễ cầu mưa. Sai Tham tri Bùi Cầm Hổ và Lang trung Lễ bộ Nguyễn Cảnh đến các núi Tản Viên, Tam Đảo để cầu, đều không ứng nghiệm” [13, tr.594].

Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng ghi lại với nội dung tương tự: “Đại hạn. Nhà vua đảo vũ ở cung Cảnh Linh; lại sai Bùi Cầm Hổ đến núi Tản Viên và núi Tam Đảo làm lễ cầu mưa, nhưng đều không ứng nghiệm” [44, tr.453]. Như vậy, lần cầu đảo vào năm 1449 không thành. Lần cầu đảo năm

1450 không được ghi lại trong sử sách, nhưng tấm bia “Ma nhai” do viên quan Tư khấu Lê Khắc Phục vâng mệnh triều đình lên tế thần và sai khắc vào vách đá là minh chứng rõ nhất cho sự kiện này. Bia có khoảng 200 chữ, trong đó có đoạn đầu rất đáng chú ý:

Nguyên văn

“Lê triều đệ tam chủ Thái Hoà bát niên Canh Ngọ, tam nguyệt thập nhật. Tế Tam Đảo sơn

Sơn thần nãi biến, chư đăng phong lịch. cổ tích cổ vọng cương. Loan tuý, tuý chương điệp. Nê hồi tưởng dữ Viên Sơn, đối từ toại khê dư tỉnh thành. Vị nam quốc chi hùng trấn viên (?) mệnh khắc thạch dĩ kỉ quá nhật nguyệt vân.”

Dịch nghĩa

“Ngày 10 tháng 3 năm Thái Hoà thứ 8 (1450) triều thứ ba triều Lê, lúc này vâng mệnh vua đi tế sơn thần núi Tam Đảo. Bèn trèo khắp các ngọn núi qua các nơi cổ tích, ngoảnh đầu nhìn lại núi non cao ngất trùng trùng điệp điệp quanh co đối lập với núi Tản Viên khiến lòng ta cảm khái cho nước nam hùng trấn một phương. Bèn ra lệnh khắc đá ghi lại năm tháng qua đây” [22, tr.3].

Ở những thế kỉ sau này, khi thần núi Tam Đảo được gắn kết với tục thờ thành hoàng làng của cư dân ở vùng chân núi và được kết tập vào hệ thống Hùng Vương, trở thành “Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh đại vương” thì các nghi lễ thờ thần núi đã được thay thế bằng các nghi lễ thờ bách thần. Công việc này đã được giao cho làng Sơn Đình phụ trách, coi như thay mặt triều đình tế lễ. Điều đó được ghi lại trong tấm bia “Tạo lập bi kí” ở đình Ngò, lập năm Chính Hòa 22 (1701), ngày 01 tháng 11, đời vua Lê Hy Tông. Nội dung bia nói về việc thôn Lan Thông (tên cũ của làng Sơn Đình) là địa phương được giữ phận sự “tạo lệ” (phục dịch) ở hai ngôi chùa Tây Thiên và Phù Nghì trên núi Tam Đảo.

Trong hệ thống các di tích thờ QMTT, việc thờ phụng trước kia chủ yếu theo các nghi lễ thờ cúng thành hoàng làng theo lịch của nhà đền. Ngoài các ngày sóc (mùng một) và ngày vọng (rằm), việc lễ bái do thủ nhang đảm nhận thì các ngày lễ lớn tại các di tích chủ yếu chỉ là tiệc lệ sự thần, diễn ra vào những thời điểm khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ xin nêu ra các nghi lễ tại các điểm thờ tự chính hiện nay.

Theo lời khai của lý trưởng làng Sơn Đình năm 1938, xưa kia làng được giao cho việc làm tiệc tại đền Thượng Tây Thiên và đền Thỏng. Một năm có các ngày lễ chính (các ngày lễ tính theo âm lịch) là [58, tr.3]:

Ngày 15 tháng 2 - lễ hội chính cả năm, tương truyền là ngày Mẫu hóa Ngày 28 và 29 tháng 2

Ngày mùng 1 tháng 3 Ngày 14 tháng 5

Trong những ngày sóc, vọng bình thường thì làng chỉ làm lễ ở đền Thỏng, chỉ vào những ngày lễ chính mới lên đền Thượng làm lễ. Theo lời khai này thì ngoài ngày 15 tháng 2 là ngày giỗ Mẫu thì các ngày lễ khác không rõ nội dung. Ngày nay, ngoài ngày lễ chính vào ngày 15 tháng 2 thì các ngày 28, 29 tháng 2 và 14 tháng 5 đã được giản lược bớt.

Đền Mẫu Sinh và đền Mẫu Hóa vốn là hai điểm phối thờ QMTT nhưng nay đã trở thành hai điểm thờ tự chính. Đây là hai ngôi đền nằm trong khu vực cư trú của người Sán Dìu nên nhiều nghi lễ cũng theo phong tục của họ. Đền Mẫu Sinh xưa kia không có tiệc vào ngày 15 tháng 2 mà chỉ có tiệc vào các ngày:

Ngày 5 tháng 1 - tiệc khai xuân Ngày 12 tháng 4 - xuống đồng mạ Ngày 10 tháng 5 - ngày Mẫu sinh Ngày 12 tháng 7 - thượng điền

Tháng 8 có tiệc cơm mới Ngày 12 tháng 10 - đại tiệc

Ngày 15 tháng 12 - đóng cửa đền Và đền Mẫu Hóa có các ngày tiệc:

Ngày 15 tháng 2 - ngày Mẫu hóa Ngày 15 tháng 4 - xuống đồng mạ Ngày 15 tháng 7 - thượng điền Tháng 8 có tiệc cơm mới Ngày 15 tháng 10 - đại tiệc

Ngày 15 tháng 12 - đóng cửa đền

Các ngày tiệc lệ ở hai ngôi đền này đều gắn với các nghi lễ nông nghiệp như lên đồng, xuống đồng, cơm mới…. Sự khác nhau cơ bản chỉ nằm ở chỗ hai đền tổ chức tiệc thánh vào những ngày sinh và mất của Mẫu: tiệc thánh ở đền Mẫu Sinh vào ngày 10 tháng 5 thì ở đền Mẫu Hóa vào ngày 15 tháng 2. Giữa hai ngôi đền này cũng có mối quan hệ khá gắn bó trong các ngày tiệc lệ: ngày mùng 10 tháng 5 và ngày 15 tháng 10, đền Mẫu Sinh cử người mang đồ lễ sang đền Mẫu Hóa rước Mẫu với ý nghĩa gọi hồn bà về dự tiệc; trong khi đó, ngày giỗ Mẫu 15 tháng 2, bên đền Mẫu Hóa đem cờ, lọng sang bên Mẫu Sinh rước Mẫu về từ ngày 14, ngày 15/2 lại rước trả. Như vậy, các ngày tiệc ở hai ngôi đền này đều gắn với các nghi lễ nông nghiệp và có liên quan đến sự tích về Mẫu.

Ngày nay, một số nghi lễ nông nghiệp như xuống đồng mạ, thượng điền không còn được thực hiện ở cả hai ngôi đền. Thay vào đó, ngày rằm tháng 7, ở cả hai đền, người ta làm lễ xá tội vong nhân. Lễ đóng cửa đền ở hai nơi cũng được đẩy lùi xuống một tuần, vào ngày 22 tháng 12. Trước kia, sau lễ đóng cửa đền, không ai được phép đến làm lễ cho đến ngày mở cửa đền hay hội khai xuân vào đầu năm thì ngày nay, do nhu cầu lễ bái, hầu đồng của

Đảm nhận việc đèn nhang, thờ cúng Quốc Mẫu ở mỗi di tích là thủ từ. Việc cắt cử thủ từ tại các đền từ trước đến nay đều được thực hiện bằng cách chọn những người đủ tiêu chuẩn: vợ chồng song toàn, gia đình hòa thuận, nề nếp, sau đó thỉnh Mẫu xin ba đài âm dương, Mẫu “chấm” ai thì người đó được làm. Nếu làm không tốt thì lại xin người khác lên thay.

Trong các ngày lễ tại khu di tích Tây Thiên thì lễ hội ngày 15 tháng 2 âm lịch là ngày quan trọng nhất. Theo truyền thuyết thì đây là ngày Mẫu hóa về trời. Xưa kia, ngày tiệc Mẫu hóa chỉ có làng Sơn Đình đứng ra thực hiện nhưng ngày nay có sự thay đổi đáng kể. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể sự thay đổi này trong phần biến đổi về lễ hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Workship Quoc Mau Tay Thien in Tam Dao district - Vinhphuc province (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)