Biến đổi về di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Workship Quoc Mau Tay Thien in Tam Dao district - Vinhphuc province (Trang 61 - 69)

6. Bố cục luận văn

2.2 Biến đổi về di tích và điện thần

2.2.1 Biến đổi về di tích

Trong hàng ngũ bách thần của Việt Nam, các vị thần thường được nhân dân thờ cúng ở nhiều nơi, tạo nên những vùng văn hóa tín ngưỡng đặc trưng như: vùng thờ Chử Đồng Tử ở hạ lưu sông Hồng, vùng thờ Thánh Tản ở khu vực Ba Vì, vùng thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh - Phúc Thọ… Trải dọc theo dãy Tam Đảo, trên địa bàn nhiều huyện miền núi, từ xưa cũng xuất hiện nhiều di tích thờ QMTT, hình thành nên một vùng thờ QMTT ở trung du Bắc Bộ.

Theo truyền thuyết, khi còn sống, bà Lăng Thị Tiêu thường lập ra các cung sở để du ngoạn: “tả vi cung ở Quan Nội xã, Quan Đình, Nhân Lý lập làm hữu cung, Quyết Trung xã lập hạ vi cung” [21, tr.18]. Danh tiếng bà lan khắp các trang động vùng Tam Đảo. Khi bà hóa, nhân dân nhiều nơi đã lập đền thờ phụng tạo nên một hệ thống các di tích thờ QMTT ở các làng đồi, thuộc sơn hệ Tam Đảo.

Thống kê trong tự điển bộ Lễ triều Lê cho thấy, đến năm 1763, cả vùng Tam Đảo đã có 54 điểm thờ Quốc Mẫu. Trong đó, huyện Tam Dương có 45 di tích thuộc các tổng Khuyết Trung, Tam Lộng, Yên Dương, Hoằng Chỉ, Lữ Lương; huyện Lập Thạch có 3 di tích, sáu di tích còn lại không thấy liệt kê trong tự điển, có thể đó là các điểm tế lễ chung thuộc hàng tổng. Số di tích đó phân theo địa bàn hành chính ngày nay thì huyện Bình Xuyên có 4 di tích thờ Quốc Mẫu, huyện Tam Dương có 5 di tích, thành phố Vĩnh Yên có 7 di tích, huyện Tam Đảo có 14 di tích và huyện Lập Thạch có 18 di tích. Tổng cộng là 48 di tích. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, các di tích thờ Quốc Mẫu đều có sự biến đổi và trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, chúng vẫn tiếp tục quá trình này.

Trước hết, sự biến đổi di tích thể hiện về địa điểm thờ cúng. Theo tự điển Bộ Lễ triều Lê, trong số 54 điểm thờ tự thì có 3 nơi thờ tự chính:

Đình làng Vĩnh Lại, xã Quan Nội, nay là thôn Quan Nội, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo

Đình và đền Tổng làng Khang Điền (làng Chanh), xã Quan Ngoại, nay là thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo

Đình làng Phượng Vĩ (làng Vẽ), xã Vạn Phẩm, nay là thôn Vạn Phẩm, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương

Bên cạnh đó, trong hệ thống các điểm thờ tự Quốc Mẫu, người xưa cũng lập thành ba thần cung: tả thần cung, hữu thần cung và trung cung. Bởi theo quan niệm con số 3 là con số của “tam tài”: thiên - địa - nhân, nghĩa là trời, đất và con người, đó cũng là con số thể hiện ước vọng của người xưa về thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Tả thần cung là đền Bùa, thuộc xã Quan Đình, tổng Quan Ngoại, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên, nay là thôn Quan Đình, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đền Bùa do ba thôn Xuân Mẫn, Xuân Trù và Xuân

Quang thờ phụng. Ngôi đền có cấu trúc theo kiểu chữ “công”, từng được ban sắc phong vào năm Tự Đức thứ 6 (1853), năm Đồng Khánh thứ 2 (1887) và năm Duy Tân thứ 3 (1909).

Hữu thần cung là đền Thỏng, tọa lạc tại thôn Khổn Thông, xã Sơn Đình, tổng Quan Ngoại, huyện Tam Dương; nay là xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trung cung là đền Tổng làng Khang Điền (làng Chanh). Đây là một trong ba ngôi đền thờ chính mà sách Nam Việt thần kì hội lục đã ghi chép và cũng là ngôi đền được nhắc đến nhiều lần trong sử sách. Theo Đại Nam nhất thống chí, ngôi đền này còn có tên là đền Cẩm. Việc đền Tổng trở thành một trong ba nơi thờ tự chính QMTT có thể liên quan đến câu chuyện cha con Lưu Trung được thần báo mộng như đã nêu. Trong đền có biển “Tây Thiên Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu trung cung” do ba xã Quan Ngoại, Quan Nội và Vạn Phẩm cùng thờ. Như vậy, ngôi đền này là trung tâm thờ cúng QMTT thời Lê.

Từ ba nơi thờ tự chính nằm rải rác ở ba xã: Quan Nội, Quan Ngoại và Vạn Phẩm, ngày nay, các điểm thờ tự chính QMTT đã tập trung về khu vực xã Đại Đình và Tam Quan, huyện Tam Đảo, làm nên một hệ thống các di tích về “vòng đời thật” cũng như “vòng đời tiên” của Quốc Mẫu. Đền Mẫu Sinh - nơi Mẫu sinh ra, đền Mẫu Hóa - nơi Mẫu về trời, đình Ngò - nơi Mẫu luyện quân và đền Thượng là nơi ở và làm việc của Mẫu. Trong khi đó, theo thống kê của tự điển bộ Lễ, những di tích này chỉ là nơi phối thờ, thậm chí có di tích không thấy xuất hiện trong tự điển như đình Ngò, đền Thượng. Như vậy, các di tích thờ Quốc Mẫu đã có sự biến đổi theo hướng quy tụ hóa, nhằm hiện thực hóa truyền thuyết và hành trạng của Mẫu. Sự biến đổi này một mặt để thuận lợi cho việc quản lý và đáp ứng mục đích thờ phụng vị thần, mặt khác là để phục vụ cho mục đích phát triển du lịch của địa phương. Chính vì thế mà tên gọi của các đền như Mẫu Sinh, Mẫu Hóa cũng chỉ mới xuất hiện khi

chúng được xây dựng lại và quần thể di tích ở Tây Thiên được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.

Thứ hai, số lượng các di tích thờ QMTT hiện nay có phần giảm đi so với thế kỉ XVIII. Thống kê trong tự điển Bộ Lễ triều Lê, cả vùng có 54 di tích thì ngày nay, theo thống kê của Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Phúc, trên toàn tỉnh có 39 di tích. Trong đó, đã xác định được 18/54 di tích thời Lê, số di tích còn lại là những di tích mới hoặc không được liệt kê trong tự điển. Ngoài ra, nếu như vào thế kỉ XVIII, các di tích thờ Quốc Mẫu tập trung chủ yếu ở huyện Lập Thạch (theo địa bàn hành chính hiện nay) với 18 trong tổng số 54 di tích thì trong 39 di tích hiện nay, có đến 28 di tích tập trung ở huyện Tam Đảo, số còn lại phân bố rải rác ở các huyện Tam Dương, Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Sông Lô và chỉ có hai di tích nằm ở huyện Lập Thạch. Ngoài việc xác định được 18 di tích như tự điển đã ghi chép thì Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Phúc cũng thống kê được 21 di tích không có trong tự điển (xem phụ lục). Điều đó cho thấy có sự thay đổi lớn trong việc thờ cúng QMTT. Đây là tình trạng chung trong hệ thống các di tích thờ thần thánh ở nước ta mà những biến động về kinh tế - xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi này. Trước kia, do điều kiện kinh tế thấp kém, các di tích chỉ được làm từ nguyên liệu đơn sơ, dễ bị mối mọt, mục nát theo thời gian. Hơn nữa, hầu hết các di tích thờ Mẫu đều nằm ở chân núi Tam Đảo, dân cư thưa thớt, lại thường xuyên diễn ra những đợt di cư do giặc giã, dịch bệnh. Nhiều di tích vì thế mà bị mai một. Khi dân cư di chuyển đi nơi khác thì họ cũng mang theo cả tín ngưỡng của mình. Tại nơi ở mới, họ xây dựng lại đền miếu và khôi phục việc thờ cúng. Do đó, nhiều di tích mặc dù cũng có thời gian tồn tại lâu dài nhưng cũng không được liệt kê trong tự điển.

Biến đổi thứ ba về mặt di tích là: trong hệ thống các di tích thờ QMTT có sự góp mặt của các di tích thờ một nhân vật nào đó của tín ngưỡng Tứ phủ.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy trên hành trình từ đên Thỏng lên đền Thượng, bên cạnh các di tích thờ QMTT còn có đền Cậu bên suối Trường Sinh, đền Cô bên suối Giải Oan và đền Cô Chín ngay cạnh đền Thượng. Tương truyền, đền Cậu và đền Cô trước đây chỉ là một bãi đá. Những người đi rừng thường cắm hương lên tảng đá, dần dần người ta mới đặt bát hương. Khi khách hành hương lên Tây Thiên ngày càng nhiều và vào đây làm lễ hoặc cầu tự thì hai ngôi đền này mới được dựng lên theo cách thờ Cô, Cậu của tín ngưỡng Tứ phủ. Như vậy thì hai ngôi đền này vốn có nguồn gốc từ tục thờ đá của dân bản địa. Tương tự, đền cô Chín cũng chỉ mới được dựng lên kể từ khi cụ Vũ Văn Kỳ - thủ nhang đền Thượng, lên đây trông coi đền. Do sát căn cô Chín nên cụ đã xin chân nhang từ đền Sòng (Thanh Hóa) về đây thờ cúng. Ngoài ra, bên cạnh ngôi thủ điện thờ Quốc Mẫu, trong khuôn viên các di tích cũng mới được xây dựng thêm nhiều hạng mục của tín ngưỡng Tứ phủ. Chẳng hạn, trong khuôn viên đền Mẫu Hóa hiện nay mới được bổ sung thêm phủ và cung Chúa Thượng Ngàn, phủ Trần triều. Ở nhiều di tích thờ QMTT khác, trong khuôn viên di tích thường có ban thờ cô Chín Cửu Thiên hoặc phủ Chúa Thượng Ngàn (như ở đền Chân Suối và đền Đại Lữ). Tất cả đều mới được các con nhang đệ tử cung tiến trong những năm gần đây.

Ngoài ra, một trong những biến đổi dễ nhận thấy ở các di tích thờ QMTT là sự biến đổi về quy mô. Hầu hết các di tích xưa kia chỉ được làm từ tre, gỗ, lá… và quy mô nhỏ bé thì ngày nay được nâng cấp, mở rộng về quy mô. Những kiến trúc đơn sơ được thay thế bằng kiến trúc phổ thông và nguyên vật liệu hiện đại. Bên cạnh đó, sự phối thờ trong di tích cũng có nhiều thay đổi. Dưới đây, để có cái nhìn rõ hơn về sự biến đổi này, chúng tôi xin khảo sát sơ lược về các điểm thờ tự chính thờ QMTT ở xã Đại Đình.

Đền Mẫu Sinh có hướng chính tây, nằm trên một gò đất khá cao nhìn ra một cánh đồng rộng thường gọi là đồng “cửa làng”. Chữ “Mẫu Sinh” để chỉ

nơi sinh ra Quốc Mẫu. Đền Mẫu Sinh vốn là đình làng Đông Lộ, được xây dựng từ lâu, không rõ từ bao giờ và trải qua nhiều đợt trùng tu, gần đây nhất là đợt trùng tu vào thời Nguyễn. Cho đến trước năm 1945, ngôi đền vẫn có kết cấu hoàn toàn bằng gỗ và có dạng nhà sàn.

Đền Mẫu sinh hiện nay là ngôi nhà gạch, lợp mái ngói, có bố cục hình chữ Đinh. Tòa đại bái ba gian, xây tường bao bít đốc, vì kèo bằng gỗ theo kiểu quá giang gối tường, bào trơn đóng bén. Hậu cung có hai gian, gian ngoài đặt hương án và làm nơi cúng lễ; gian trong được xây thành các bệ cao đặt tượng thờ. Nhìn chung, kết cấu của di tích khá đơn giản và mang tính hiện đại.

Ngoài ngôi thủ điện thờ QMTT thì trong khuôn viên đền Mẫu Sinh còn một số công trình khác như: gian thờ thân phụ, thân mẫu của Quốc Mẫu, am thờ Phật Bà Quan Âm, lầu quan thần linh, lầu sơn thần, miếu thờ hà bá.

Ngôi đền thứ hai trong hệ thống cơ sở thờ tự chính ở Tây Thiên ngày nay là đền Mẫu Hóa. Đền Mẫu Hóa còn gọi là đền Tổng Đông Lộ vì đây là ngôi đền lớn nhất của tổng, nơi tập trung tế lễ của năm làng: Trại Mới, Ấp Đồn, Gò Xím, Xuân Phong, Sơn Thanh. Ngôi đền này cũng có từ lâu, nhưng trải qua thời gian và chiến tranh đã bị phá hủy. Năm 1998, ngôi đền mới được khôi phục lại trên nền đất cũ nhưng với kiến trúc có nhiều điểm khác xưa.

Theo trí nhớ của nhiều cụ cao tuổi, ngôi đền cũ có dạng nhà sàn bốn mái, lợp cỏ gianh, rộng khoảng 20m2, sàn nhà bằng gỗ. Trong đền có một gian trong cùng cũng được nâng lên làm khám thờ. Dưới đất có ban thờ Ngũ Hổ. Sau khi bị chiến tranh phá hủy, nhân dân làm lại ngôi đền mới và từ năm 1968 đến nay đã tu sửa nhiều lần vào các năm: 1969, 1980, 1990, 2000. Ngôi đền mới hiện nay có bố cục kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm tòa đại bái ba gian và hậu cung hai gian. Gian ngoài của hậu cung là nơi đặt đồ lễ và làm lễ, gian trong được nâng lên cao làm khám thờ theo kiểu cũ. Năm 2008 và 2009, đền được bổ sung thêm nhiều hạng mục mới như cung Chúa Thượng Ngàn, cung

Đình Ngò, còn gọi là đình Nghĩa Tụ, vốn là đình làng Sơn Đình, tổng Quan Ngoại xưa kia. Tương truyền đây là nơi Mẫu hiển linh luyện quân giúp vua Hùng đánh giặc Thục. Trước cửa đình có tấm bia “Tạo lập bi kí” được lập vào năm Chính Hòa thứ 22 (1701) đời vua Lê Hy Tông, nội dung ghi sắc chỉ cho làng Sơn Đình được miễn sưu sai tạp dịch, được chăm lo việc đèn nhang trên chùa Tây Thiên và Phù Nghì.

Đình Ngò có mặt hướng về phía đông nam, nằm trên một sườn đồi dốc thoải, khá cao và thoáng bên con đường vào khu di tích Tây Thiên. Đình có kết cấu dạng chuôi vồ (chữ Đinh): đại đình ba gian, gian giữa kéo dài vào trong tạo thành hậu cung nhỏ. Đình được xây theo kiểu tường bao bít đốc, khung mái bằng gỗ theo kiểu quá giang gối tường, mái ngói, sân và nền lát gạch đỏ. Đình Ngò có hiên khá rộng, sát trước giọt gianh dựng một bức tường kiểu bình phong kết hợp với bốn trụ biểu, chia bức tường thành ba phần với ba cửa ra vào kiểu cửa vòm. Trụ biểu được trang trí các hình phượng múa, hổ phù, lân múa. Phía trên cửa giữa đắp nổi hình hổ phù khá to, vẻ mặt dữ tợn, miệng ngậm chữ Thọ, chân choãi sang hai bên, phía trên hai cửa đắp hai hình rồng kiểu “lưỡng long chầu nguyệt”. Nhìn chung, cũng như các đền Mẫu Sinh, Mẫu Hóa, đình Ngò hiện nay có cấu trúc đơn giản nhưng chắc khỏe.

Đền Thỏng hay còn gọi là đền Trình, là ngôi đền ở trước cửa rừng, điểm đầu tiên phải qua trên con đường lên đền Thượng Tây Thiên. Theo tự điển bộ Lễ triều Lê thì ngôi đền này thuộc xã Sơn Khổn, huyện Tam Dương, Trấn Sơn Tây. Đền Thỏng xưa kia chỉ có hai gian thờ dọc rất đơn sơ, bên cạnh là một ngôi chùa cũng có hai gian thờ dọc đề chữ “Thiên Ân tự”. Từ một nơi phối thờ, ngày nay, ngôi đền này trở thành một trong những cơ sở thờ tự chính QMTT. Theo quy hoạch phát triển khu danh thắng Tây Thiên, năm 1998, ngôi đền mới được xây dựng lại trên nền cũ, có quy mô khang trang. Bố cục kiến trúc của đền có dạng chữ Đinh gồm năm gian đại bái và ba gian

hậu cung. Đây là nơi diễn ra lễ hội Tây Thiên hàng năm vào ngày 15 tháng hai âm lịch. Đền có kết cấu đơn giản, không có chạm khắc gì đặc biệt.

Một điểm đáng chú ý là trong tự điển Bộ Lễ hoàn toàn không thấy nói đến ngôi đền Thượng trên núi Thạch Bàn, nơi được coi là khởi nguồn của tục thờ QMTT, nguyên nhân có thể vì đền nằm quá sâu trong núi hoặc việc cúng tế vào thời điểm này không được chú trọng. Ngôi đền “không rõ có từ đời nào” [45, tr.238] nhưng ngày nay, đây là điểm thờ tự chính trong hệ thống các di tích thờ QMTT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ những tư liệu ít ỏi, có thể suy đoán rằng, cho đến đầu thế kỉ XX, ngôi đền vẫn có kiến trúc hoàn toàn bằng tre, gỗ và quy mô không lớn. Theo trí nhớ của nhiều cụ cao niên trong làng thì đây là một ngôi chùa nhỏ hình vuông, bên trong có một ban thờ Phật và một ban thờ Mẫu. Năm Đinh Sửu 1937, ông Hà Trọng Tuy, thường gọi là ông Bá Mai, người làng Liễn Sơn, huyện Lập Thạch (nay là làng Liễn Sơn, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo) đã cho đun lò gạch trên núi Thạch Bàn và phát tâm xây dựng lại đền, chùa Tây Thiên. Theo đó, khu di tích do ông Tuy xây dựng có kiến trúc kiểu chữ Đinh, có ba gian là “thần từ” (đền), ba gian là “phật tự” (chùa).

Năm 2009, đền Thượng được xây dựng lại với quy mô lớn hơn ngay bên cạnh ngôi đền cũ. Đền có bố cục kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, hai tầng tám mái, vì kèo được làm theo kiểu quá giang gối tường, bào trơn đóng bén

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Workship Quoc Mau Tay Thien in Tam Dao district - Vinhphuc province (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)