Khái niệm, đặc điểm lối sống, hành vi ứng xử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 34)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3. Khái niệm, đặc điểm lối sống, hành vi ứng xử

1.3.1. Khái niệm, đặc điểmlối sống

Định nghĩa lối sống theo quan điểm của một số nhà khoa học trên thế giới: Trong tiếng Anh, “Lối sống” được diễn đạt chủ yếu theo hai cách: “Way(s) of Life” và Way(s) of Living”. Ngoài ra khái niệm này còn được diễn đạt theo một số cách nói thông dụng như: “Life style” hoặc “Life form”.

Đumốp Z. và đồng sự của ông cho rằng, “Lối sống trước hết là những điều kiện, trong đó, con người tự tái sản xuất về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội. Đó là toàn bộ những hình thức hành vi hàng ngày, ổn định và điển hình của con người” (dẫn theo Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ 2001, tr. 9).

Đôbơrianôp: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con người” (V. Đobơrianop, 1985, Xã hội học Mac-Lenin, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985, tr. 213)

Sôrôkhôva: “Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sinh sống tiêu biểu, là phương thức hoạt động đã được xác định” (Theo Nguyễn Ánh Hồng, 2005, tr. 12)

Định nghĩa của Daxêpin: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động của con người trong một thể thống nhất với môi trường hoạt động của xã hội và cá nhân”. Tác giả này còn nêu 5 dạng hoạt động của lối sống là: hoạt động cải tạo, hoạt động định hướng, hoạt động giao tiếp và hoạt động nghệ thuật (Theo Nguyễn Ánh Hồng, 2005, tr. 13),

Định nghĩa lối sống theo quan điểm của một số nhà khoa học Việt Nam:

Theo Từ điển xã hội học, khái niệm: “Lối sống bao gồm những mối liên hệ và quan hệ đa dạng giữa con người với nhau trong một xã hội nhất định, những điều kiện thực hiện chúng thông qua những đặc điểm điển hình về hoạt động sống của các giai cấp, các tập đoàn xã hội và các thành viên trong xã hội” [51, tr.58]. Tác giả đưa ra định nghĩa này cho rằng lối sống là sự tổng hợp những quan hệ kinh tế, văn hóa, tư tưởng, đạo đức v.v… Vì vậy, khi xác định lối sống, điều hết sức quan trọng là tìm hiểu xem cá nhân cho rằng nhu cầu nào quan trọng với họ và phương thức thỏa mãn chúng như thế nào. Sự lựa chọn ấy cho thấy rõ vị trí của nhu cầu chi phối, phương hướng phát triển chính nhữ ng năng lực, mục đích, yêu cầu và nội dung thực tế của lối sống, tức là cái mà con người muốn nhìn thấy ở đó ý nghĩa tồn tại của mình.

Lối sống theo các định nghĩa này được tiếp cận từ góc độ xã hội học. Nó được xem xét như là một phương diện thể hiện các đặc điểm điển hình của các nhóm xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Các nhà khoa học theo xu hướng này chú ý nhiều đến hình thức thể hiện lối sống và các yếu tố khách quan chi phối nó, ít quan tâm đến mối quan hệ hữu quan giữa lối sống và các yếu tố chủ quan.

Phạm Hồng Tung cho rằng: “Lối sống của con người là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người. Lối sống bao gồm tất cả những hoạt động sống

và phương thức tiến hành các hoạt động được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt trong mối tương quan biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối liên hệ lịch sử của chúng” [16, tr.277]. Các định nghĩa về lối sống trên đây được các tác giả tiếp cận từ góc độ văn hóa học. Lối sống gắn liền với các đặc điểm văn hóa của cộng đồng và các giá trị văn hóa của cá nhân.

Theo Lê Đức Phúc: “Lối sống là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những hình thức hoạt động mang tính ổn định, đặc trưng cho cá nhân hay nhóm. Những hình thức này được quy định bởi trình độ nhận thức về lẽ sống cũng như điều kiện thỏa mãn những nhu cầu liên quan đến giá trị văn hóa [53].

Từ góc độ tâm lý học, đây là một định nghĩa về lối sống tương đối hoàn hảo, nó vừa đề cập đến hình thức, tính chất của các hoạt động sống, vừa đề cập đến các yếu tố chủ quan và khách quan chi phối các hoạt động đó của cá nhân hoặc nhóm. Nhóm nghiên cứu đề tài: “Đạo đức, lối sống của thanh niên hiện nay” của Viện Tâm lý học xác định: lối sống của thanh niên là khái niệm để chỉ cách thức sống của nhóm xã hội này. Nó được thể hiện qua cách suy nghĩ và cách thực hiện các hoạt động sống có tính chất tương đối ổn định. Qua đó, nhóm nghiên cứu này cho rằng: “Lối sống được quy định bởi các yếu tố chủ quan như: đặc điểm đạo đức, trình độ học vấn, giới tính, đặc điểm tâm-sinh lý lứa tuổi… và các yếu tố khách quan như: đặc điểm môi trường sống, môi trường làm việc, và các điều kiện kinh tế- xã hội khác”.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà không ai có thề đứng ngoài mối quan tâm và lợi ích chung, không quốc gia nào có thể đứng ngoài các các mối quan tâm và quyền lợi của cộng đồng thế giới. Để tạo ra cuộc sống người ta phải đi lại, va chạm, gia nhập vào cộng đồng thế giới. Trong xã hội hiện đại, nhờ những phương tiện kỹ thuật tiên tiến, sự giao lưu của con người không chỉ khắc phục được những hạn chế cố hữu về thời gian và không gian trước đây

mà còn diễn ra với sự đổi mới cơ bản về chất, nghĩa là khoảng cách giữa lối sống cá nhân và lối sống cộng đồng càng ngày càng bị thu hẹp lại.

Cũng như hành vi cá nhân, lối sống cá nhân không tuyệt đối. Lối sống cá nhân bị lệ thuộc rất nhiều vào lối sống cộng đồng. Cộng đồng sống, với cá nhân đó, được định nghĩa như là một thói quen, một tiêu chuẩn được chấp nhận bởi cộng đồng sống thường xuyên mà người ta gọi là lưu trú, cư trú. Mật độ thời gian đi lại, giao lưu với các cộng đồng khác ngày càng lớn hơn do nhu cầu làm ăn phát triển, hội nhập, giao lưu… Như vậy các cá nhân không những va chạm với cộng đồng mình mà còn va chạm với cộng đồng khác và các cộng đồng cũng va chạm với nhau. Điều này tạo ra sự hình thành các tiêu chuẩn về lối sống, về giao lưu rất đặc biệt trong thời đại của chúng ta.

Điểm cốt lõi trong cách tiếp cận của các tác giả ở đây là việc chỉ ra cái ranh giới mong manh, tương đối giữa lối sống và văn hóa. Lối sống chỉ là những chiều cạnh chủ quan (subjective dimensions) của văn hóa được bộc lộ ra trong quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người. Thông qua cách luận giải này, tác giả luận văn cũng có đồng quan điểm về cách đưa ra khái niệm về lối sống như sau:

Lối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ng ày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.

1.3.2.Khái niệm, đặc điểm hành vi ứng xử

1.3.2.1. Khái niệm hành vi

Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách ứng xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định”[ 21, tr.128]. Như vậy, hành vi được hiểu như là một yếu tố mang tính xã

hội và được hình thành trong quá trình hoạt động sống và giao tiếp xã hội. Mọi ứng xử của con người đều có những nguyên tắc nhất định, đối với mỗi cá nhân trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh, cần có những hành vi ứng xử phù hợp. Không thể có cách ứng xử chung cho tất cả mọi người, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, tâm trạng, mục đích sẽ có những hành vi, cách ứng xử khác nhau.

Theo Từ điển Tâm lý học của Mỹ thì: “Hành vi là một thuật ngữ khái quát nhằm chỉ những hoạt động, hành động, phản ứng, phản hồi, những di chuyển, tiến trình có thể đo lường được của bất cứ cá thể đơn lẻ nào”. [22, tr.296]

Trước đây đã có một số nhà khoa học trong lĩnh vực này có ý đưa ra một số giới hạn để thu hẹp nghĩa của thuật ngữ hành vi. Đương nhiên nỗ lực này cần phải được đánh giá cao và điều đó cũng định hình ngành tâm lý như là môn “khoa học của hành vi”, cho đến sau này khó có thể định nghĩa một cách chính xác nhất về thuật ngữ hành vi.

Hành vi hợp chuẩn là hành vi khi xem xét dưới góc độ thống kê, phần lớn những hành vi của cá nhân được lặp lại nhiều lần trong cộng đồng giống nhau trong tình huống cụ thể. Những hành vi đó được coi là chuẩn mực khi nó phù hợp với quy ước do cộng đồng quy định. Loại chuẩn mực này được đưa ra trên cơ sở yêu cầu chung của cộng đồng, các hành vi của cá nhân phải tuân theo.

Hành vi lệch chuẩn: Những cá nhân trong cộng đồng có hành vi khác với các khuôn mẫu và chuẩn mực đó thì được coi là hành vi lệch chuẩn. Sự sai lệch chuẩn hành vi ở mức độ thấp và chỉ xảy ra ở một số hành vi nhất định. Cá nhân có thể có những hành vi không bình thường nhưng không gây tác hại hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động và đời sống của cộng đồng và gia đình.

1.3.2.2. Khái niệm hành vi ứng xử

Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định

đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người chung quanh.

Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày [19, tr. 14].

Tuy nhiên, hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ.

Giá trị cao nhất của mọi giá trị văn hóa chính là con người, con người có nhân cách văn hóa. Sự hoàn thiện nhân cách là chiến thắng lớn nhất của văn hóa. Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung. Đó là sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ.

1.4. Những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của Làn sóng Hàn đối với học sinh THPT Thành phố Hà Nội

1.4.1.Những ảnh hưởng tích cực

1.4.1.1. Phát huy tính sáng tạo, sự chia sẻ cộng đồng, trưởng thành từ các hoạt động nhóm

Ngày nay, học sinh THPT Hà Nội thay vì tụ tập quán net hay trà đá vỉa hè thì dưới sự tiếp thu Làn sóng Hàn các em đã có những hoạt động tích cực hơn như: nhảy flashmob (huy động chớp nhoáng), tự làm những bộ phim ngắn mang tính nghệ thuật cao... Mặc dù tất cả đều xuất phát từ tình yêu dành cho

thần tượng nhưng thành quả từ “tình yêu” này lại mang đến giá trị thật, hiện đại mang tính sáng tạo cho thanh niên, học sinh THPT Hà Nội.

Với những ảnh hưởng tích cực như trên, trong tương lai, nếu Kpop “xâm thực” thị trường âm nhạc Việt Nam thì cũng không sao nếu đó thực sự là những nghệ sĩ tài năng , khiêm tốn và biết tôn trọng đạo đức nghề nghiệp. Rất có thể khi Kpop thâm nhập, thị trường âm nhạc Việt Nam sẽ có một sự cạnh tranh thú vị , giới nghệ sĩ Việt Nam cũng sẽ trân trọng nghề nghiệp và khán giả của mình hơn.

Nếu như các bậc phụ huynh lo ngại rằng, khi quá yêu mến thần tượng, ngay cả những thần tượng đó “ngoan ngoãn” như những cậu bé SHINee, việc con cái họ bỏ ra quá nhiều thời gian chỉ để dõi theo thần tượng là điều vô bổ thì đó chưa hẳn là cái nhìn toàn diện. Không kể đến hâm mộ thần tượng kiểu “bi lụy” đến nỗi mất phương hướng, ngày nay, học sinh THPT Hà Nội có nhiều cách hâm mộ khá tích cực.

Khi mà ngày càng có nhiều trào lưu xấu trong xã hội như “đánh hội đồng ” trên mạng, đua đòi hotgirl, hotboy với lối sống “tầm gửi” ... và vô vàn những trào lưu kém văn hóa khác nữa thì việc dành thời gian để hâm mộ thần tượng có lẽ lại là hành động đáng khen hơn cả. Nhất là nếu như thần tượng được giới trẻ hâm mộ lại mang hình tượng đẹp và có văn hóa thì việc “bắt chước” thần tượng đâu có “vô bổ” như người ta nghĩ. Cái quan trọng là họ học được gì qua trào lưu Hàn Quốc. Qua thực tiễn, một số thanh niên, học sinh THPT Hà Nội có thể học được nhiều điều từ lối sống của người Hàn Quốc như sự vượt khó vươn lên, sự chia sẻ cộng đồng, trưởng thành từ các hoạt động nhóm.

1.4.1.2. Bổ sung thêm những giá trị văn hóa tốt đẹp

Điểm tích cực là khi chúng ta có sự giao thoa văn hóa, các em sẽ học hỏi những điều hay, hiện đại và hợp với quy luật vận động, phát triển. Sự gi ao thoa này khiến các quốc gia gần gũi và hiểu được phong tục, tập quán, các nét văn hóa truyền thống cũng như hiện đại của nhau.

Đại đa số học sinh THPT Hà Nội thuộc đối tượng khảo sát đều chưa từng đặt chân đến Hàn Quốc. Một lượng lớn trong những hiểu biết của họ về Hàn Quốc là nhờ báo chí, phim ảnh, truyền hình, quảng cáo… Văn hóa đại chúng đóng vai trò quan trọng giới thiệu đất nước và con người Hàn Quốc, sự giới thiệu trong những cách thức gần gũi, mật thiết, trực tiếp, sống động mà một người ngoại quốc, dù đến du lịch nửa tháng hay du học vài năm nhiều khi cũng không thể trải nghiệm (chẳng hạn khi khán giả phim truyền hình có thể “ngồi xuống” bàn ăn một gia đình hay “bước vào” phòng ngủ, “chứng kiến” tất cả những tiểu tiết trong sinh hoạt cá nhân, “chia sẻ” những rung động tinh tế, phức tạp sâu xa trong trái tim con người…). Qua những câu chuyện phim cùng các nhân vật, các diễn viên của công chúng cũng như qua những bài ca cùng giọng hát, vũ điệu của người nghệ sĩ Hàn Quốc…, Làn sóng Hàn xây dựng và quảng bá hình ảnh (image)/biểu tượng (symbol)/bản sắc (identity) Hàn Quốc, tạo nên những khuôn mẫu (stereotypes) định hình cách thức mà khán giả cảm hiểu về Hàn Quốc, qua đó mà tác động đến cách thức họ giao tiếp với đất nước và con người của xứ sở này.

Mặt khác, trong khi phim các nước khác có thể không ngần ngại thể hiện những khía cạnh tiêu cực trong đời sống gia đình hay xã hội thì phim Hàn tập trung vào những quan hệ ấm áp giữa người và người trong một xã hội đầy quan tâm, yêu thương và khoan dung. Nội dung phim ít bạo lực và ít gợi dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)