Làn sóng Hàn với các sản phẩm tiêu dùng ngày càng phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 72 - 78)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng về sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn đến lối sống, hành vi ứng

2.2.4. Làn sóng Hàn với các sản phẩm tiêu dùng ngày càng phổ biến

Cần phải nói rằng văn hóa Hàn Quốc vào Việt Nam muộn hơn những nền văn hóa khác nhưng sức hút có phần mạnh mẽ. Hơn chục năm trước, khán giả thích thú đón nhận "Yumi - Tình yêu của tôi" trên truyền hình như một sự khám phá mới mẻ với những bài học về tình yêu và cuộc sống mang nhiều ý nghĩa nhưng không quá nặng nề. Và lúc đó, hàng hóa "Made in Korea" cũng

xuất hiện cùng những gương mặt tài tử sáng giá trên các mẩu quảng cáo len vào giữa những câu chuyện tình nhẹ nhàng, lãng mạn xuất hiện ngày một nhiều hơn trên các kênh truyền hình.

Giờ đây, hàng hóa Hàn Quốc đã tràn ngập phố phường… Những làn sóng văn hóa Hàn Quốc ào ạt cuốn qua mọi gia đình, khi giới trẻ ăn món ăn Hàn Quốc, diện thời trang Hàn Quốc và sống theo các thần tượng người Hàn Quốc… thì không thể coi đó là một hiện tượng xã hội bình thường. Ở một phương diện khác, phim ảnh Hàn Quốc đã mở đường ngoạn mục cho hàng hóa Hàn Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Sự xâm nhập mang tính chuyên nghiệp ấy không gặp phải sự phản kháng "đúng mức" từ những chủ thể của nền văn hóa Việt nên đã để lại không ít hệ lụy cho đời sống tinh thần của người Việt Nam, đặc biệt là thanh niên, học sinh THPTHà Nội.

Thông qua những bộ phim, Hàn Quốc còn giới thiệu được thành quả kinh tế của mình như nền công nghiệp sản xuất ôtô, thời trang, mỹ phẩm… Đó là một sự kết hợp tuyệt vời giữa văn hóa - kinh tế và kết quả là gì? Việt Nam là một thị trường không nhỏ để tiêu thụ xe hơi mang nhãn hiệu Kia, Deawoo, Huyndai…, những trang phục “made in Korea”, những thương hiệu mỹ phẩm danh tiếng: Ohui, The Faceshop v.v…

59.10% 65.60% 63.50% 57% 87.70% 19.70% 46% 53.80% 42.30% 78.90% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% Thích mỹ phẩm Thích thời trang Thích ẩm thực Thích điện thoại Thích du lịch Nữ Nam

Hình 2.11: Tƣơng quan giữa giới tính và thái độ với các sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc (tính trên số phiếu có trả lời)

Nguồn: Điều tra khảo sát luận văn, 2013

Như vậy, có thể rút ra nhận xét rằng nếu giai đoạn đầu đến Việt Nam, Hàn lưu chủ yếu chỉ có fan nữ, khách hàng nữ thì hiện nay chúng ta đang thấy

sự mở rộng fan và khách hàng sang nam giới như một xu hướng khá rõ ràng. Nếu như đối với K’movie và K’pop có tách biệt tương đối lớn giữa giới nam và giới nữ trong thái độ và tần suất sử dụng, thì đối với ẩm thực, thời trang, điện thoại, du lịch Hàn Quốc, trong số những phiếu trả lời, ta có thể thấy cả nam và nữ đều thích với mức độ cao và khá ngang nhau. Ngo ại trừ trường hợp mỹ phẩm có tách biệt lớn giữa nam và nữ. Song, theo tác giả, 19,7% nam học sinh THPT thích mỹ phẩm, thực tế là tỉ lệ cao bất ngờ.

Nếu đi sâu vào cuộc sống của thanh niên, học sinh THPT Hà Nội hiện nay, có thể thấy cuộc sống của các bạn một phần đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng Hallyu, đó là khi các bạn ưu tiên các sản phẩm Hàn Quốc từ giải trí, ăn uống cho đến tiêu dùng. Có thể thấy sự đón nhận làn sóng Hàn ở học sinh THPT Hà Nội vẫn ở mức độ khá cao, mặc dù đây được coi là giai đoạn bão hòa, đặc biệt học sinh THPT Hà Nội rất yêu thích phim, nhạc Hàn Quốc và các sản phẩm /dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc. Nhìn vào Bảng so sánh tương quan sự tiếp nhận Làn sóng Hàn giữa khu vực đang sinh sống có thể thấy tỷ lệ học sinh THPT nội thành yêu thích phim, nhạc Hàn Quốc luôn cao hơn hẳn so với học sinh THPT ngoại thành, đặc biệt là sự yêu thích đến cuồng nhiệt K’pop của học sinh THPT nội thành trong khi có giảm nhẹ mức gắn bó với phim truyện truyền hình Hàn Quốc. 38.20% 74.50% 64.40% 36.60% 58.10% 59.60% 81.70% 72.30% 43.80% 65.30%

Thích mỹ phẩm Thích thời trang Thích ẩm thực Thích điện thoại Thích du lịch H/s THPT ngoại thành H/s THPT nội thành

Hình 2.12: Tƣơng quan giữa khu vực sinh sống và thái độ với các sản phẩm /

Qua sơ đồ trên, có thể thấy mức độ yêu thích và sử dụng các sản phẩm gắn với Hàn lưu không có sự khác biệt lớn đối với học sinh THPT khu vực ngoại thành và học sinh THPT khu vực nội thành. Trong số phiếu trả lời, tỉ lệ học sinh THPT nội thành dùng thời trang, mỹ phẩm, điện thoại di động Hàn Quốc đều cao hơn học sinh THPT ngoại thành, mặc dù học sinh THPT nói chung về tài chính còn phụ thuộc cha mẹ, chỉ có ít tiền quà sáng, tiền tiêu vặt. Cha mẹ không cho phép các em đua đòi ăn diện, xài mỹ phẩm làm hư da. Các trường phổ thông không khuyến khích các em mang điện thoại di động đến trường và cấm sử dụng điện thoại trong giờ học.

Tóm lại, về mô hình tiêu thụ các sản phẩm gắn với Hàn lưu, ta có thể thấy: Học sinh THPT Hà Nội nhìn chung thích và xem, nghe khá nhiều phim truyền hình, âm nhạc Hàn Quốc; Do ảnh hưởng của phim, nhạc tạo dựng hình tượng Hàn Quốc, đa số học sinh THPT Hà Nội thích đi du lịch, thích thời trang, mỹ phẩm, ẩm thực, điện thoại di động Hàn Quốc; Học sinh THPT Hà Nội nghe, xem nhạc, phim Hàn Quốc chủ yếu qua kênh truyền hình, Internet, băng đĩa (giá thuê hoặc mua tương đối rẻ).

Nhưng số sử dụng các sản phẩm /dịch vụ tiêu dùng Hàn Quốc thì khá khiêm tốn, chỉ trong một thiểu số, do nhiều nguyên nhân về nhu cầu, khả năng kinh tế, mức độ tự chủ của học sinh chưa nhiều. Du lịch, điện thoại di động, ẩm thực, thời trang, mỹ phẩm, thảo dược Hàn Quốc đều có giá tương đối cao và rất cao, vượt quá khả năng tài chính của học sinh, THPT Hà Nội. Mặt khác, học sinh THPT là lứa đầu thanh niên, khỏe, đẹp tự nhiên cũng chưa có nhu cầu cao về mỹ phẩm, thảo dược. Trả lời của các em liên quan đến thảo dược nhiều khi là về sự yêu thích và sử dụng của gia đình hơn là cá nhân họ.

Dạo quanh tuyến phố Kim Mã và khu vực Yên Hòa, Trung Hòa, Nhân Chính, Hà Nội có nhiều quán ăn Hàn Quốc mọc lên san sát với đối tượng phục vụ là giới trẻ. Bước vào thử một quán, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh các sao Hàn dán chi chít trên tường kèm theo đó là tiếng nhạc Kpop nhộn nhịp.

Hình 2.13: Quán ăn Hàn Quốc có hình ảnh của các thần tƣợng đƣợc học sinh ƣa chuộng

(Nguồn: VietNamnet)

Trong không gian bàn ghế đặt rất gần nhau, phục vụ quán tất bật bê các món ăn nhiều màu sắc và giá không hề rẻ so với các bạn học sinh, trung bình từ 40 – 50 ngàn cho một món ăn. Bạn M.Thanh (Học sinh trường THPT Quang Trung, Hà Nội) cho biết: “Mình cũng hay tới đây để ăn, khoảng 3 lần 1 tuần, vì món ăn ngon lại được nghe nhạc, chụp hình và cùng bàn tán về Kpop nên thấy vui”.

Không dừng lại đó, những sản phẩm "made in Korea" cũng được các bạn trẻ ưu tiên sử dụng từ mỹ phẩm, thời trang đến các vật dụng trang trí khác. Có những sản phẩm có mức giá đắt đỏ nhưng các em học sinh THPT vẫn cố mua cho bằng được, đơn giản vì theo các bạn khi ăn mặc, trang điểm như thế sẽ giống... sao Hàn.

(Ảnh minh họa)

Sử dụng các sản phẩm phải phù hợp với hoàn cảnh, hợp túi tiền và phải xem xét nó có thực sự cần thiết hay không hay chính thói quen tiêu dùng của các bạn đang bị điều khiển bởi một cảm xúc nhất thời.

Qua phân tích kết quả khảo sát, ta có thể hiểu không phải ngẫu nhiên trên mạng xã hội của học sinh THPT Hà Nội có ý kiến rằng Hàn lưu thực chất chỉ là “Hàn gợn” [46] - những gợn sóng xao động nhẹ thoảng qua trên bề mặt. Theo tác giả, ý kiến này quá cực đoan. Dù chỉ một bộ phận rất nhỏ trong học sinh THPT Hà Nội dùng thời trang, mỹ phẩm, nhuộm tóc, dùng ẩm thực, thảo dược, điện thoại di động, đi du lịch Hàn Quốc nhưng phần đông chịu ảnh hưởng không phải không mạnh mẽ của làn sóng văn hóa Hàn Quốc về phương diện tinh thần.

Hàn lưu đang mở rộng fan và khách hàng sang nam giới dù nữ giới vẫn đóng vai trò chủ lực; Học sinh THPT Hà Nội vẫn là lực lượng quan trọng của Hàn lưu hiện nay. Điều đó cũng phản ảnh thực trạng học sinh THPT ở thành thị và ở những vùng có mức độ đô thị hóa cao hơn, mức sống cao hơn, nhìn chung, mức tiêu thụ các sản phẩm Hàn lưu cũng cao hơn; Trong mọi trường hợp, tỉ lệ học sinh THPT thích cao hơn tỉ lệ học sinh THPT sử dụng các sản phẩm gắn với Hàn lưu là từ khá nhiều đến rất nhiều.

Điều này còn có thể gợi ra câu hỏi rằng ở đây liệu có tác động “hiệu ứng bầy đàn” do các mạng xã hội, các phương tiện truyền thông khiến một bộ phận yêu thích, ham muốn những sản phẩm Hallyu nào đó dù hoàn toàn không biết hoặc không biết rõ về những sản phẩm ấy? Chúng tôi chắc câu trả lời là có. Điều đó chính là sức mạnh và lợi thế của Hallyu.

Nhìn chung, việc học sinh THPT Hà Nội hưởng ứng Hallyu theo nhiều cách khác nhau và việc tiếp nhận một làn sóng văn hóa của nước khác không phải là một điều xấu, nếu không nói là được khuyến khích. Tuy nhiên, chúng ta “hòa nhập chứ không hòa tan”, học hỏi và biết thêm về một nét văn hóa mới giúp các em học sinh mở rộng kiến thức nhưng không để nó ảnh hưởng đến

mình và bị xuôi theo như thể quên đi mình là ai. Các em hãy cùng là một tầng lớp trẻ chín chắn, xây dựng một hình tượng tốt đẹp để còn đón nhận những làn sóng văn hóa khác đang và sẽ tiến vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 72 - 78)