Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 87 - 91)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số giải pháp định hướng lối sống và hành vi ứng xử đối với học sinh

3.2.2. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh định

định hướng, tuyên truyền về Làn sóng Hàn

Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống nhất là giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống, để cho các giá trị này tiếp tục khẳng định là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của đất nước; khơi dậy ước mơ, hoài bão lớn trong thanh niên, học sinh THPT qua các buổi toạ đàm, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, nói chuyện truyền thống, tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, làm cho thanh niên, học sinh THPT Hà Nội giữ vững lập trường, trung thành với lý tưởng cách mạng, tự hào với truyền thống của các thế hệ cha anh, soi mình vào những tấm gương

tiêu biểu trong xó hội, để từ đó, đặt ra cho mình mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Công tác tuyên truyền giáo dục, định hướng lối sống, hành vi ứng xử cho học sinh THPT Hà Nội trong bối cảnh hội nhập cần xây dựng cho tuổi trẻ ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện để đạt đến các hệ giá trị xã hội chung của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đây là quá trình vừa để nâng cao các giá trị truyền thống và tạo ra các giá trị xã hội mới, góp phần chống lại những hạn chế tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và những xâm nhập thiếu lành mạnh của quá trình toàn cầu hoá, hội nhập và giao lưu văn hóa.

Hai là, Nhà trường, xã hội cần tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh cho đoàn viên thanh niên: tổ chức các loại hình hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ với hình thức phong phú đa dạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi nhằm góp phần giáo dục đạo đức - thẩm mỹ - lối sống cho họ. Đó chính là việc xây đắp nền tảng nhân văn cho thanh niên, học sinh THPT Hà Nội để góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách của thanh niên, học sinh THPT Hà Nội theo hướng đạt tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Phê phán, đẩy lùi cái xấu, cổ vũ, xây dựng cái đẹp trong thanh niên, học sinh THPT Hà Nội làm cho các em có quan niệm, nhận thức và chấp hành tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, đấu tranh chống lối sống thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền, coi thường luân thường đạo lý và chống lại các hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ba là, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần có những chương trình liên tịch phối hợp với các cơ quan pháp luật, với chính quyền, cấp ủy Đảng, các đoàn thể chính trị nơi đơn vị cư trú một cách thường xuyên, có nề nếp. Quan tâm giải quyết thấu đáo các nhu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của thanh thiếu niên, nhất là nhu cầu học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí, nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên, học sinh THPT có như thế mới có biện

pháp quản lý, giáo dục đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong đoàn viên thanh thiếu niên.

Bốn là, cần nhanh chóng xây dựng và thực hiện đề án về giáo dục đạo đức, lối sống, định hướng giá trị cho thanh niên, học sinh THPT Hà Nội trong tình hình mới. Trong đó, cần xác định rõ nguồn lực, hình thức, nội dung, đối tượng cần chú trọng trong giáo dục, xác định trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với việc giáo dục định hướng giá trị sống cho thanh niên, học sinh THPT. Bởi lẽ đây là vấn đề sống còn của Đảng, dân tộc. Các cấp bộ Đoàn cần chú trọng noi gương, sống chuẩn mực, trong sáng để lan tỏa trong nhận thức và tạo hành vi tích cực trong thanh niên, học sinh THPT Hà Nội về lối sống và hành vi ứng xử.

Năm là, cần quan tâm định hướng giá trị trong việc lựa chọn hành động cho thanh niên, học sinh THPT Hà Nội. Việc lựa chọn hành động phản ánh bản chất bên trong về những mong muốn của thanh niên, học sinh THPT Hà Nội đối với những khuôn mẫu hành vi trong thực tế. Thanh niên, học sinh THPT Hà Nội ngày nay đề cao sự năng động, tự chủ của cá nhân hơn là sự phụ thuộc; tính thực tiễn và hiệu quả, tính không công thức trong quan hệ, trong công việc dần thay thế cho mô hình giao tiếp mang tính công thức, phụ thuộc, giá trị truyền thống tích cực vẫn đang tồn tại và chi phối nếp nghĩ của thế hệ trẻ hiện nay.

3.2.3. Ngành Giáo dục cần chú trọng hơn viêc dạy kỹ năng sống cho học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay

Cần phải giáo dục, định hướng để học sinh THPT Hà Nội xa lánh những thứ văn hóa độc hại khi tiếp nhận, giao lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa nhưng đồng thời phát huy được sự trẻ trung sôi động, không buộc các học sinh THPT phải cảm thụ văn hóa theo cách thức của những người lớn tuổi. Từng bước đưa nội dung giảng dạy về kỹ năng sống, kỹ năng tự chủ trong giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa vào các nhà trường.

Để công tác giảng dạy kỹ năng sống cho các em học sinh THPT đạt hiệu quả, chính các thầy cô phải vượt qua được sự lúng túng, chủ động tiếp cận nội dung này. Bởi kỹ năng sống của các thầy cô có được là từ sự trải nghiệm của chính họ, nhưng để biến những trải nghiệm đó thành kiến thức truyền đạt cho học sinh đòi hỏi các thầy cô phải có sự nghiên cứu, tạo ra được quy trình cụ thể, có như vậy mới dễ dàng truyền đạt tới cho học sinh. Vấn đề này ở giáo viên Việt Nam vẫn còn yếu, họ không thiếu về vốn sống mà là thiếu cách để truyền dạy lại cho học sinh.

Ở nhà trường, các thầy cô giáo thường xuyên áp dụng một số phương pháp hiện đại trong giảng dạy, những nội dung sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông cần phải có những thay đổi quyết liệt hơn nữa về việc bổ sung nhiều các chương trình thực hành các kỹ năng sống thay vì lý thuyết suông và học vẹt. Cần dạy học sinh những giá trị đạo đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống đúng đắn. Phương pháp giáo dục đạo đức theo kiểu “tầm chương trích cú” không còn phù hợp, cần phải đưa học sinh vào các xử lý tình huống thực tế. Giáo dục đạo đức trong nhà trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật.

Giáo viên phải tự tìm cho mình những phương pháp dạy học tốt nhất nhằm giúp học sinh có kỹ năng ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Cần phát huy thế mạnh của các phương pháp như sắm vai (đóng kịch), thảo luận, tổ chức trò chơi, đề án,…Thực tế cho thấy học sinh rất thích học môn giáo dục công dân vì trong giờ học các em được bày tỏ ý kiến. Điều quan trọng là thầy cô phải là gương sáng mọi lúc mọi nơi để học sinh noi theo.

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường có ý nghĩa quan

nhiệm bản thân, bổn phận, nghĩa vụ đối với cộng đồng; về lòng tự trọng; về cách hành xử có văn hóa trước những vấn đề trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 87 - 91)