6. Cấu trúc của luận văn
1.5. Những nhân tố tác động chủ quan và khách quan đến quá trình ảnh hưởng
1.5.2. Những nhân tố tác động chủ quan
1.5.2.1. Các loại hình văn hóa nghệ thuật của Việt Nam phát triển chưa phong phú đa dạng phù hợp với nhu cầu của học sinh THPT
Theo thống kê của Cục Điện ảnh, 4 năm qua (2010-2013), Việt Nam sản xuất được 124 phim truyện nhựa và phim video. Trong khi tổng số phát hành trên thị trường là 847 phim. Như vậy, số phim của Việt Nam chỉ chiếm gần 15% thị phần, còn lại hơn 85% thị phần là chiếu phim nước ngoài. Không riêng nền công nghiệp điện ảnh non yếu, ngành công nghiệp văn hóa nước ta cũng còn ở giai đoạn sơ khai, sản phẩm xuất khẩu nghèo nàn. Số liệu sau đây
khiến chúng ta không thể không suy nghĩ một cách nghiêm túc. Trong 4 năm (2010-2013), nước ta mới xuất khẩu được 362.000 đơn vị văn hóa phẩm, nhưng đã phải nhập khẩu 3.640.000 đơn vị văn hóa phẩm (gấp hơn 10 lần số lượng xuất khẩu). Đây là một tỷ lệ rất chênh lệch, thể hiện nền công nghiệp văn hóa của nước ta bị lép vế, yếu thế trong thế giới hội nhập hiện nay.
Theo ý kiến của các chuyên gia cho rằng: Một nền văn hóa mà “nhập siêu” quá lớn thì nguy cơ văn hóa ngoại lai “lên ngôi” cũng không có gì khó hiểu. Đây là vấn đề rất hệ trọng, liên quan đến vị thế văn hóa, diện mạo quốc gia của nước ta trên trường quốc tế. Nếu không sớm có chính sách xây dựng nền công nghiệp văn hóa đủ mạnh để cân bằng cán cân xuất - nhập khẩu văn
hóa phẩm, thì nguy cơ các “làn sóng văn hóa” ngoại quốc tiếp tục xâm lấn ngày càng sâu vào nước ta sẽ có thể dẫn tới những hệ lụy khôn lường.
1.5.2.2. Hoạt động Đoàn TNCS HCM chưa thường xuyên và đủ sức hấp dẫn lan tỏa
Đoàn Thanh niên chưa cụ thể hóa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho phù hợp với các đối tượng thanh niên, học sinh THPT Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; việc đổi mới phương thức giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tác động s âu sắc đến đông đảo đoàn viên, học sinh THPT. Tỷ lệ tập hợp thanh niên ở một số nơi còn thấp, nhiều hoạt động giáo dục chỉ đến với thanh niên tích cực, chưa đến với nhóm đối tượng thanh niên đặc thù.
Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận trong thanh niên chưa kịp thời; nắm bắt các xu hướng của thanh niên trên mạng internet, các hình thức giao lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa còn yếu; công tác tuyền truyền đấu tranh chống các ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập quốc tế nói chung, của Làn sóng Hàn nói riêng còn chưa được quan tâm. Việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng tuy diễn ra sôi nổi, đều khắp nhưng có những nơi cách thức tổ chức yếu, còn mang tính hình thức, thiếu tính hiệu quả nên nảy sinh những dư luận
không tốt, gây tác dụng ngược đối với công tác giáo dục của Đoàn; việc tổng kết và nhân rộng các mô hình, cách làm hay còn hạn chế.
1.5.2.3. Nhà trường chưa quan tâm đến việc dạy các kỹ năng sống cho học sinh
Quá trình phát triển và hình thành nhân cách của học sinh THPT phụ thuộc rất nhiều vào nền giáo dục của nhà nước và xã hội. Thực tế hiện nay vấn đề giáo dục nhân cách cho học sinh THPT diễn ra ở nhiều môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, mọi sự giáo dục tốt và chưa tốt đều có tác động tích cực và tiêu cực đến quá trình hì nh thành nhân cách của học sinh THPT.
Vì Làn sóng Hàn là một trào lưu xã hội mới nở rộ trong những năm gần đây nên không phải cấp quản lý nào, nhà quản lý giáo dục nào, thầy cô giáo nào cũng biết đến sự phát triển sâu sắc của nó với những ảnh hưởng và tác động nhiều chiều đến học sinh THPT. Vì vậy, việc định hướng trong ngành giáo dục và các nhà trường THPT đối với hiện tượng xã hội này không phải là một việc dễ dàng và có thể đưa ra nhiều biện pháp ngay được. Hơn nữa, lâu nay trong các nhà trường vẫn chú trọng việc dạy chữ hơn dạy người nên việc các em học sinh THPT của chúng ta còn hổng rất nhiều kỹ năng sống, còn thiếu tính tự chủ trong thời đại phát triển của truyền thông và hội nhập quốc tế về văn hóa. Có nhiều em tiếp nhận Làn sóng Hàn như một trào lư u để khỏi thua kém bạn bè mà không hề hay biết những tiêu cực của nó đã ảnh hưởng đến lối sống và hành vi ứng xử của mình như thế nào.
Thời gian qua, trong các nhà trường gần như cũng chưa có một hình thức tuyên truyền giáo dục nào về việc định hướng cho học sinh THPT về khả năng tự chủ khi tham gia giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa. Chưa định hướng cho các em cách tránh xa những tác động tiêu cực do giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa nói chung về Làn sóng Hàn nói riêng đem lại.
1.5.2.4. Gia đình chưa có biện pháp giáo dục học sinh THPT phát triển toàn diện
Trong thời gian qua, do bận rộn công việc làm ăn và kiếm tiền mà có nhiều bậc phụ huynh đã chưa thật sự quan tâm đến con em của mình, đương nhiên vì thế cũng chưa quan tâm và không biết đến việc giao lưu và hội nhập văn hóa con em mình như thế nào, các trào lưu văn hóa mới đã tác động đến con em mình ở những khía cạnh nào nào về kết quả học tập, thời gian làm việc nhà và tham gia các tổ chức đoàn thể như thế nào, các mối quan hệ của các em ra làm sao?
Các bậc phụ huynh đã chưa giữ mối liên hệ thường xuyên với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để cùng theo dõi về học lực, hạnh kiểm, chuyên cần của học sinh nhằm ngăn ngừa, phòng tránh kịp thời việc các em bị những ảnh hưởng xấu tác động. Bố mẹ các em cũng chưa có biện pháp phù hợp kiểm soát giờ giấc đi về, học hành của con một cách khéo léo (đưa, rước con, giúp con xây dựng thời khóa biểu tự học, thời gian rảnh rỗi…) Ngoài ra, với điều kiện khá giả của các gia đình ở đô thị, các em học sinh THPT được thoải mái sở hữu và sử dụng những phương tiện truyền thông đa năng: điện thoại di động, laptop mà không hề lo lắng, quan tâm xem các em sử dụng như thế nào để có thể định hướng cho các em, chia sẻ với các em những quan điểm sống phát sinh từ những trào lưu xã hội mới. Phần lớn các vị phụ huynh cũng chưa chủ động giới thiệu, bổ sung các kỹ năng sống, kỹ năng tự chủ cho học snh THPT trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
1.5.2.5. Học sinh THPT Hà Nội chưa được trang bị kỹ năng sống trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Hiện nay, trong khi nhiều thanh niên, học sinh THPT cố gắng phấn đấu học tập để lập thân, lập nghiệp, thì không ít thanh niên lao vào cuộc sống buông thả, đua đòi ăn chơi, thậm chí rơi vào cạm bẫy tệ nạn xã hội. Điều đáng lo ngại là số thanh niên, học sinh hư ở độ tuổi vị thành niên ngày càng tăng. Môi trường văn hoá bị ô nhiễm bởi những sản phẩm xấu, độc hại đang hàng ngày, hàng giờ huỷ hoại lối sống đạo đức của thanh niên, học sinh THPT Hà
Lối sống, đạo đức, kỹ năng sống của các em phải thường xuyên được tu dưỡng rèn luyện trong cuộc sống cũng như ở trường học, gia đình và trong xã hội. Điều quan trọng nhất là giáo dục để thanh niên, học sinh THPT Hà Nội có được nhận thức đầy đủ về lối sống và đạo đức của con người, biết phân biệt đúng, sai để có bản lĩnh vững vàng trước những cảnh tượng phi văn hoá, phi đạo đức diễn ra quanh mình. Thuần phong mỹ tục của dân tộc và những giá trị của gia đình truyền thống phải ngấm sâu vào tâm hồn và suy nghĩ của các em. Để các em có thể có những kiến thức và kỹ năng tự chủ trong khi giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.