Khái niệm, đặc điểm, sự hình thành của Làn sóng Hàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 28 - 32)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1. Khái niệm, đặc điểm, sự hình thành của Làn sóng Hàn

1.1.1. Khái niệm

Hàn lưu hay Hallyu (Tiếng Hàn Quốc: 한류/ 韓流; có nghĩa là Làn sóng Hàn Quốc) là tên gọi được bắt nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở Bắc Kinh về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của Hàn Quốc tại Trung Quốc. Làn sóng Hàn Quốc là hiện được dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỷ 21.

Theo quan điểm của tác giả, Làn sóng Hàn Quốc là hiện tượng quảng bá văn hóa đại chúng của Hàn Quốc trong thế kỷ 21 như: âm nhạc, điện ảnh và một số loại hình văn hóa khác đến công chúng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trẻ tuổi của tất cả các nước trên thế giới và được các công chúng trẻ tuổi rất yêu chuộng.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “K-pop là từ viết tắt tiếng Anh của nhạc Pop Hàn Quốc (K- Korea, Pop là nhạc Pop - âm nhạc đại chúng) - có thể hiểu là âm nhạc đại chúng của Hàn Quốc.

1.1.2. Một số đặc điểm chính

Làn sóng Hàn Quốc nổi tiếng khắp châu Á, đặc biệt là tại Đông Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, các nước Đông Nam Á và đang bắt đầu lan rộng tới Ấn Độ, Trung Đông, Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay, làn sóng Hàn Quốc thông qua K-pop và phim truyền hình đang lan truyền khắp thế giới. Sự lan rộng và yêu thích của Hàn lưu trên khắp toàn cầu là niềm tự hào của người Hàn Quốc.

có nguyên nhân phần lớn là do các kỹ thuật chất lượng cao được du nhập từ nước ngoài kết hợp hài hòa với các giá trị văn hóa truyền thống cổ xưa, đã góp phần tạo nên tính đặc trưng trong các tác phẩm đó. Đặc trưng tương đồng với các quốc gia châu Á cũng đã góp phần làm cho văn hóa đại chúng của Hàn Quốc ít gặp rào cản về văn hóa và giúp ích rất nhiều cho văn hóa đại chúng của Hàn Quốc mở rộng ví trí của mình tại Châu Á, nơi văn hóa đại chúng của Hàn Quốc gia nhập sớm nhất.

Ngoài ra, bên cạnh các ngành công nghiệp, Hàn Quốc coi văn hóa cũng là một thị trường tiềm năng, cụ thể, đó là điện ảnh và sau đó là ngành công nghiệp giải trí. Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đầu tư đến điện ảnh nước nhà bằng cách tiếp thu những tinh hoa của điện ảnh thế giới và sáng tạo phong cách làm phim riêng, điện ảnh Hàn Quốc đã nắm bắt được tâm lý giới trẻ trong nước và các phim trường rất gần gũi với cuộc sống, nội dung phim và diễn viên được chọn lựa kỹ càng trong khi cảnh quay đòi hỏi sử dụng kỹ xảo, kinh phí và mức độ hoành tráng cũng không kém gì phim Mỹ. Chính phủ Hàn Quốc từng dự kiến sẽ chi 54,4 tỷ won cho các dự án và Bộ Văn hóa sẽ hỗ trợ những sản phẩm của chương trình văn hóa mới, đào tạo các chuyên gia có thể dẫn dắt các ngành công nghiệp văn hóa và nghệ thuật, tức kết nối nghệ thuật và văn hóa với ngành công nghiệp và kỹ thuật, đẩy mạnh trao đổi văn hóa ra nước ngoài để củng cố vững chắc làn sóng Hàn Quốc [56]. Ngoài điện ảnh thì “Korea wave” hay “Hallyu”, “Dynamic Korea” còn bao gồm cả âm nhạc, thời trang, mĩ phẩm….

Trong chiến lược “Hallyu” của mình thì Chính phủ Hàn Quốc chủ trương phương pháp hoá tự do ngành thời trang, mĩ phẩm, âm nhạc, giải trí và đã thật sự đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm mua sắm, nghe nhìn của cả châu lục.

Về du lịch, do sức ảnh hưởng của các bộ phim Hàn Quốc như “Bản tình ca mùa đông”, “Nàng Dae Jang Geum” hay “Ngôi nhà hạnh phúc”, số lượng khách du lịch đổ về Hàn Quốc ngày một đông, một phần để tham quan những địa điểm xuất hiện trong các bộ phim, phần khác cũng để thưởng thức những

món ăn đã trở thành thương hiệu của đất nước này. Những dịch vụ du lịch trọn gói mang tên “Hallyu tour” (Du lịch làn sóng Hàn) ngày càng đa dạng và phong phú. Tham gia các dịch vụ này du khách có thể đến thăm trường quay, những địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon đã từng xuất hiện trong những bộ phim của Hàn Quốc.

Và giờ đây Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hanllyu) không chỉ là “văn hoá Hàn Quốc được hâm mộ” mà đang dần dần trở thành “trào lưu văn hoá của người dân trên toàn thế giới”, không chỉ được người Châu Á mà còn được người dân trên toàn thế giới ưa thích. Hallyu đã chuyển thành sức mạnh mềm khiến mọi người trên thế giới sẵn sàng đi theo. Hallyu được xây dựng với con đường đi làm hài lòng tất cả đối tượng, dựa trên truyền thống và các giá trị mới vì Hallyu nếu chỉ có riêng truyền thống thì những người đến từ các nền văn hóa khác khó có thể cảm nhận được. Cho nên sự phổ cập của phim truyền hình Hàn Quốc đã lan nhanh đến mọi ngõ ngách đời sống còn K-pop đang làm điên đảo tầng lớp thanh niên trên thế giới trong đó học sinh THPT Hà Nội.

1.1.3. Sự hình thành và phát triển của Làn sóng Hàn trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.3.1. Làn sóng Hallyu trên thế giới

Hàn Quốc trở thành quốc gia có chương trình phát sóng nhiều nhất trên các kênh truyền hình của Trung Quốc, bỏ xa hai đại gia lớn là Mỹ và Nhật Bản. Điều này cũng diễn ra tại hầu hết các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á và Đông Nam Á như Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam… Trên các kênh truyền hình của các nước này, trung bình mỗi ngày có 3-5 tiếng chiếu phim và ca nhạc của Hàn Quốc. Như vậy, không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của truyền thông Hàn Quốc trong việc thúc đẩy làn sóng văn hóa Hàn tới với các quốc gia và tác động mạnh mẽ tới tầng lớp thanh, thiếu niên của các quốc gia đó.

hình… khuấy đảo thị trường giải trí châu Á, với lượng fan khổng lồ ở khắp Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á… Mặc dù khác biệt về ngôn ngữ, nhưng nhiều nét phong tục tập quán tương đồng trong xã hội phương Đông, làm giảm rào cản văn hóa giúp cho các bộ phim Hàn Quốc dễ dàng được chấp nhận, thưởng thức và yêu thích t ại các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy, làn sóng Hàn Quốc có suy thoái, những siêu sao Hàn Quốc không còn sức hấp dẫn tuyệt đối với người hâm mộ.

Ngoài ra, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước có ảnh hưởng quyết định đến sự giao lưu văn hóa của Hàn Quốc với thế giới và sự truyền bá Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hallyu). Chính sách FTA và Hallyu vừa phát huy hiệu quả cộng năng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến ra nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Hiệu quả cộng năng đó thể hiện ở việc tạo nên sự liên kết với Đông Nam Á, đặc biệt, trong năm 2012 các FTA phát huy hiệu quả lớn tại khu vực châu Mỹ và châu Âu.

Tại Mỹ, nhờ sự yêu chuộng Hallyu mà giá thuê tại các khu vực gần cửa hàng Hallyu tăng cao. Năm 2012, nhà hàng ẩm thực Hàn Quốc có tên là Danji ở khu Mahattan New York đã được tạp chí Michelin Guide (Tạp chí du lịch và ẩm thực nổi tiếng thế giới của Anh) đánh giá là nhà hàng được yêu thích nhất. Sự yêu thích của người Mỹ đối với ẩm thực, sản phẩm nông nghiệp, makgeolli (một loại rượu truyền thống của Hàn Quốc), kim chi, tương ớt của Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng.

Tại châu Âu, lớp người trẻ tuổi từ 18-30 từ lâu đã coi K-pop và các sản phẩm Hallyu khác đã được coi là sản phẩm yêu thích nhất của mình, điều này cũng làm gia tăng sức bán cho các sản phẩm của Hàn Quốc. Trong các sản phẩm của Hàn Quốc mà họ yêu thích, ẩm thực chiếm vị trí số một, tiếp đến là điện thoại di động, phim điện ảnh, phim truyền hình, xe ô tô, sản phẩm điện tử, gia dụng, thiết kế thời trang. Sự kết hợp giữa Hallyu và FTA đã và đang tạo nên hiệu quả cộng năng tuyệt vời. Nhờ sức mạnh của Hallyu, các công ty thời

trang, mỹ phẩm, sản phẩm gia dụng vừa và nhỏ đang tăng nhanh và ngày càng mở rộng trên thế giới.

1.1.3.2. Làn sóng Hàn Quốc tại Việt Nam

Văn hóa Hàn Quốc, ẩm thực và đồ công nghệ Hàn Quốc đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam ở thành thị. Cách đây khoảng hơn mười năm, văn hóa Hàn Quốc chỉ được biết tới qua một vài bộ phim truyền hình thường xuyên lấy nước mắt của những chị em phụ nữ. Tuy nhiên, tần số xuất hiện phim Hàn ngày một nhiều, cùng với đó là sự bùng nổ của Internet và sự du nhập của đời sống giải trí KPop, không biết từ lúc nào văn hóa Hàn Quốc đã xâm lấn một phần không nhỏ trong tâm trí và cuộc sống những thanh niên, học sinh người Việt Nam.

Mặt sau của sự xâm lăng văn hóa không gì khác là kinh tế. Bây giờ, đi đâu cũng thấy nhà hàng quán ăn Hàn Quốc, đồ điện tử Hàn Quốc tràn ngập khắp phố phường của Hà Nội. Một hãng điện tử nổi tiếng Hàn Quốc tại Việt Nam mỗi một năm chi hàng tỷ đồng cho các hoạt động truyền thông và quảng cáo có hình ảnh của các ngôi sao Hàn Quốc. Xâm lăng văn hóa thành công thực sự đã tạo ra những lợi nhuận đáng kể cho các sản phẩm và dịch vụ của Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 28 - 32)