Kinh nghiệm của Hàn Quốc và bài học rút ra đối với Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 51)

6. Cấu trúc của luận văn

1.6. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và bài học rút ra đối với Hà Nội

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp văn hóacủa Hàn Quốc

Theo các chuyên gia Hàn Quốc, cách đây khoảng 20 năm, Hàn Quốc hết sức lo âu trước hình ảnh giới trẻ cuồng theo hip hop của phương Tây. Nam thanh nữ tú đua nhau nhuộm tóc vàng, ăn mặc, đeo trang sức lạ lẫm. Vô số cuộc hội thảo được tổ chức, với những câu hỏi được đặt ra: Phải chăng giới trẻ đang muốn chối bỏ truyền thống? Phải chăng giới trẻ đang muốn rập khuôn theo phương Tây? Liệu lòng yêu nước có bị mai một trong giới trẻ?... Và rồi mọi người cũng nhận ra rằng giới trẻ Hàn Quốc chọn thần tượng là những ngôi sao phương Tây, một phần là bởi nội lực của làng giải trí Hàn Quốc còn yếu, không đủ sức hấp dẫn giới trẻ lúc này. Từ đó, các nhà quản lý đã đề xuất có những chính sách khuyến khích thay đổi. Và chuyện âm nhạc Hàn Quốc bây giờ, với những người thuộc thế hệ lớn hơn thật sự nghe không quen, đơn giản vì người ta đã thuê cả các nhạc sĩ phương Tây qua dạy cho giới sáng tác nhạc của Hàn, hoặc khuyến khích giới sáng tác đi học từ nước ngoài nhằm tìm ra một hướng đi mới.

Họ nghiên cứu làm thế nào để âm nhạc vừa không mất đi tính dân tộc, nhưng cũng phải mang tính toàn cầu. Lời nhạc cũng thay đổi như thế. Có nhiều nhạc sĩ Hàn Quốc đã thuê người nước ngoài để tư vấn cho các tác phẩm của

mình sao cho thanh niên Hàn cũng mê và thanh niên nước ngoài cũng thích. Và không chỉ âm nhạc, các nhà làm phim, người dạy múa, ca sĩ, các công ty liên quan đến biểu diễn... đã nỗ lực rất lớn để thay đổi. Rõ ràng Hallyu không phải ngẫu nhiên mà có, mà đó là kết quả của một sự nỗ lực thay đổi c ủa từ chính phủ cho đến tất cả các thành phần tham gia làng giải trí…[11, tr.3]

1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Hà Nội

(1) Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc trên đây và thực tiễn hoạt động biểu diễn thời gian gần đây trên địa bàn Thành phố Hà Nội, có thể thấy học sinh THPT Hà Nội đang thần tượng các ngôi sao giải trí Hàn Quốc cũng như các ngôi sao nước ngoài quá nhiều. Vì vậy, các nhà quản lý văn hóa nên cân nhắc thời lượng chiếu phim, ca nhạc của nước ngoài trên truyền hình, đưa thêm phim Việt Nam, các loại hình nghệ thuật của Việt Nam.

(2) Cần kết hợp ý thức và hành động của những người làm trong lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật Việt Nam phải hết sức đồng bộ. Trước hết, các hoạt động biểu diễn phải lành mạnh, trang phục biểu diễn không nhố nhăng, phản cảm. Tác phẩm ca nhạc như thế nào để có nét truyền thống; phim ảnh, nghệ thuật cũng phải làm sao để giới thiệu được đến với lớp trẻ Thủ đô, để các em yêu thích. Nghệ thuật truyền thống không phải cái nào cũng dễ hấp dẫn đối với lứa tuổi của các em hiện nay, chưa kể các em bây giờ cũng ít có điều kiện tiếp xúc với các loại hình này hơn trước nên trách nhiệm của các nhà quản lý và những người làm nghệ thuật là phải tìm cách làm thế nào để cho các em học sinh THPT cảm thấy nó cũng hấp dẫn. Họ phải chứng minh cho thanh niên, học sinh THPT Hà Nội thấy là nghệ thuật truyền thống hay, hấp dẫn không thua kém gì nghệ thuật của các nước khác.

(3) Những nhà sáng tác nghệ thuật của Việt Nam cần phải sáng tạo hơn nữa trong hoạt động nghệ thuật. Bên cạnh giữ gìn và phát triển nghệ thuật truyền thống thì cũng cần phải làm mới một số loại hình nghệ thuật cho phù hợp với thị hiếu của thanh niên, học sinh ngày nay. Một mặt giữ cái nguyên

lương hay tuồng cách đây 100 năm có thể khác, nhưng để nó sống được và đồng cảm được với xã hội thì phải có những kênh mới tiếp cận với xã hội, tiếp cận thanh niên, học sinh THPT. Những nhà nghệ thuật, những đơn vị nghệ thuật phải làm được điều đó.

(4) Trong tương lai những nhà quản lý văn hóa Việt Nam và của Hà Nội cũng cần tính đến xã hội hóa đầu tư kinh phí để đẩy mạnh các hoạt động văn hóa và biểu diễn. Xa hơn nữa là Việt Nam cũng cần phải tính đến các hình thức đầu tư cho ngành công nghiệp văn hóa, xuất khẩu văn hóa vì theo các chuyên gia về về mặt trình độ nghệ thuật Việt Nam có thể làm được như Hàn Quốc.

(5) Nhà trường, gia đình, xã hội cần tuyên truyền, định hướng cho học sinh THPT Hà Nội nhận thức được tính chủ động trong hội nhập giao lưu, tiếp nhận, học hỏi văn hóa của nước ngoài là cần thiết; nhưng không có nghĩa là lấy giá trị đó lấp lên văn hóa của mình, trước hết phải trân trọng văn hóa của đất nước mình, tự hào với truyền thống của dân tộc mình.

(6) Chính quyền các cấp và các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách đã đến lúc tổng kết, đánh giá, nghiên cứu về những tác động mặt trái từ hội nhập và giao lưu văn hóa nói chung, Làn sóng Hàn nói riêng để có thể đưa ra được những chính sách phù hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống người dân hơn.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA LÀN SÓNG HÀN QUỐC TỚI LỐI SỐNG VÀ HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH

THPT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 2.1. Thực trạng chung về học sinh THPT Hà Nội

Hà Nội hiện có 243 trường THPT nằm rải rác ở hầu hết khắp các quận, huyện trên địa bàn Thành phố. Với 4885 lớp học và trên 210.000 học sinh THPT (theo Báo cáo của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội [24]) Đây được coi là một lực lượng nòng cốt của Thủ đô giai đoạn hiện nay và trong những năm tiếp theo.

2.1.1. Về tình hình học tập của học sinh THPT

Học tập đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lối sống lành mạnh cho học sinh THPT. Những biểu hiện trong học tập cũng là những nét cơ bản trong đời sống văn hóa, lối sống văn hóa. Ở khía cạnh này, hầu hết học sinh THPT trong các đô thị lớn, đặc biệt học sinh THPT Hà Nội đã thể hiện sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Điều này được minh chứng ở các điểm sau: trình độ học vấn, mong muốn được đi học, ý chí tự lực tự cường, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống là xu hướng ngày càng được khẳng định trong thanh niên, học sinh THPT Hà Nội.

Theo Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội [24], trong 5 năm qua, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Hà Nội tăng và giữ trong mức ổn định: năm 2009: 88,28%; 2010: 94,63%; 2011: 97,79%; 2012: 98,24%; 2013: 97,12%. Kết quả học sinh thi vào các trường đại học luôn trên điểm sàn của cả nước từ 1 đến 1,5 điểm. Đặc biệt, số lượng học sinh Hà Nội đỗ thủ khoa đầu vào các trường đại học ngày một tăng, năm 2012 có 59 thủ khoa xuất sắc. Đây là kết quả phản ánh chất lượng giáo dục Thủ đô luôn được giữ vững và có bước phát triển tốt sau 5 năm hợp nhất; phù hợp với sự phấn đấu nỗ lực chung của học sinh, giáo viên trong thời gian qua. Không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục

quốc gia (cấp THPT) và quốc tế. Năm học 2008 - 2009: đạt 107 giải; 2009 - 2010: 118 giải; 2010 - 2011: 130 giải; 2011 - 2012: 125 giải (tăng 6 giải Nhất so với năm học trước), đứng đầu toàn quốc về số lượng giải và số giải Nhất. Các đoàn học sinh Hà Nội tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế trong 5 năm qua đạt kết quả cao với tổng số 31 giải, trong đó có 10 huy chương bạc; 21 huy chương Đồng. Năm 2012, lần đầu tiên đại diện cho Việt Nam tham dự Hội thi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh phố thông (Itel ISEF) tổ chức tại Mỹ (năm 2012), học sinh Hà Nội đã đoạt giải Nhất quốc tế thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện và cơ khí; năm 2013, đoàn học sinh Hà Nội giành giải Tư quốc tế tại kỳ thi Itel ISEF. Như vậy, trong 5 năm liền từ 2008 đến 2013, lần lượt các đoàn học sinh Hà Nội dự thi quốc tế đều đạt giải cao, chất lượng và số lượng giải cũng tăng hàng năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà học sinh THPT Hà Nội đã đạt được trong thời gian quan, còn có một số hiện tượng phải khắc phục như: tình trạng học lệch, xem nhẹ các bộ môn khoa học xã hội như: văn học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, giáo dục thể chất…, các em chỉ tập trung vào các môn toán, lý, hóa để phục vụ vào việc “ứng thí”. Nhưng trên thực tế, những môn khoa học xã hội mới giúp các em hoàn thiện nhân cách một cách toàn diện. Đặc trưng của môn văn là khám phá chiều sâu của tâm hồn con người, bồi đắp chất nhân văn cho con người. Môn lịch sử cung cấp những hiểu biết lịch sử, nâng cao lòng tự hào dân tộc cho các em. Môn địa lý giúp các em có những kiến thức tự nhiên xã hội, bồi đắp lòng yêu Tổ quốc. Môn Giáo dục công dân giúp các em có những khái niệm rất cụ thể về đạo đức, tình yêu quê hương, gia đình, đất nước, yêu lao động, tình yêu lứa đôi, bạn bè đúng đắn…

2.1.2. Về tư tưởng đạo đức, lối sống

Phần lớn học sinh THPT đều mong muốn được khẳng định cái “Tôi” của mình trong quan hệ với những người thân trong gia đình. Ở lứa tuổi này, tự ý thức và nhu cầu độc lập phát triển mạnh mẽ, do đó các em bắt đầu nhận thức được quyền của mình trong việc sử dụng thời gian, cách thức học tập, tự mình

chăm sóc cuộc sống của bản thân, trong việc chọn bạn và thể hiện quan điểm riêng của mình về tình yêu…Qua khảo sát của đề tài, phần lớn các em đều mong muốn được khẳng định quan điểm riêng của mình trong vấn đề học tập, sinh hoạt hàng ngày, việc chọn bạn, và quan điểm về tình yêu. Đã có không ít bài báo, diễn đàn bàn về đời sống văn hóa, lối sống thanh thiếu niên hiện nay. Một số người thuộc các thế hệ đi trước nhận định rằng thanh niên, học sinh Hà Nội ngày nay đang có xu hướng “chạy theo vật chất, sống thiếu lý tưởng, hoài bão” nhưng cũng có ý kiến ngược lại, “không nên vơ đũa cả nắm”. Tuy nhiên, theo các ý kiến này, quả thật cũng có một số học sinh THPT Hà Nội hiện nay như vậy, nhưng là số ít và rất may họ không phải là tiêu biểu, chủ yếu phần đông thanh niên, học sinh THPT Hà Nội ngày nay vẫn đang sống có hoài bão, lý tưởng. Nghiên cứu tìm hiểu nội dung này qua khảo sát đề tài và từ số liệu điều tra của các nghiên cứu trước đã công bố, chúng tôi đồng tình với ý kiến thứ hai và khẳng định rằng: thanh thiếu niên Việt Nam nói chung, học sinh THPT Hà Nội nói riêng, phần đông vẫn sống có hoài bão và lý tưởng. Chẳng hạn:

Đối với các vấn đề chính trị - xã hội: học sinh THPT ngày nay quan tâm khá nhiều đến các vấn đề chính trị - xã hội. Tại các diễn đàn lớn của thanh niên, học sinh trong các thành phố lớn, đặc biệt tại Thành phố Hà Nội cho thấy: hầu hết học sinh THPT hiện nay đã có những quan điểm đúng đắn, có thái độ rõ ràng, dứt khoát với những hành vi sai lệch của các thế lực thù địch.

82%

14% 4%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát đề tài cấp TP, 2013

Điều này cho thấy, thái độ, tư tưởng và nhận thức của thanh niên, học sinh THPT Hà Nội hiện nay trước những âm mưu kích động của các thế lực thù địch nhằm gây diễn biến hòa bình đã có những bước tiến đáng kể. Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu đề tài về lòng tự hào dân tộc ở 1.050 họ c sinh THPT trên địa bàn đã cho thấy: “ 90,15% số người được hỏi tự hào là người Việt Nam, 88% tự tin về truyền thống văn hóa Việt Nam khi tiếp xúc với các giá trị văn hóa thế giới, 99,7% số người được hỏi khẳng định hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa là cần thiết”.

Ngoài ra, do tác động của một loạt các vấn đề như: kinh tế thị trường, của vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông trong một thời gian dài phát triển đã làm xã hội nảy sinh vô số những yếu tố mặt trái chưa có biện pháp khắc phục. Các vấn đề này luôn đan xen và Làn sóng Hàn Quốc phát triển và lan rộng trong thời gian này càng làm cho sự cộng hưởng các yêu tố tiêu cực chưa được các cấp chính quyền Thành phố và xã hội có cách giải quyết nên càng có điều kiện phát huy những yếu tố mặt trái làm tác động không nhỏ đến các em học sinh THPT Hà Nội. Một bộ phận các em đã có biểu hiện của những hành vi lệch chuẩn, những biểu hiện xuống cấp về đạo đức. Theo số liệu công an TP. Hà Nội cho biết, từ năm 2010 đến nay, TP. Hà Nội đã phát hiện, xử lý 968 em còn ngồi trên ghế nhà trường vi phạm pháp luật hình sự. Hành vi bạo lực trong học đường thời gian qua cũng có chiều hướng gia tăng, số vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài nhà trường ở thành phố là 177 vụ. Vi phạm của học sinh chủ yếu là xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người như giết người, cướp của, cố ý gây thương tích, hiếp dâm…

Bên cạnh đó, hiện tượng học sinh nữ đánh nhau, lột quần áo, dùng điện thoại ghi hình rồi phát tán lên mạng đã gây tâm lý hoang mang, lo ngại cho phụ huynh và bức xúc trong dư luận xã hội. Các em ở lứa tuổi học đường còn

tham gia các ổ nhóm cướp giật, trộm cắp tài sản; gây rối trật tự công cộng, tụ tập thành băng nhóm, dùng dao, kiếm… để giải quyết mâu thuẫn.

2.1.3. Đời sống văn hóa, hành vi ứng xử

Càng trong xu thế phát triển hội nhập thì vấn đề chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử của học sinh THPT càng phải được quan tâm đề cao hơn nữa. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Chỉ khi hành xử, ứng xử có văn hóa, mới giảm tối đa những yếu tố tác động đến hành vi lệch chuẩn của học sinh THPT, hạn chế những xung đột trong môi trường học đường, giảm vi phạm pháp luật trong thanh niên, học sinh. Ứng xử trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt trong quan hệ gia đình và cộng đồng là một biểu hiện của đời sống văn hóa, lối sống văn hóa của lứa tuổi học sinh THPT hiện nay.

Kết quả khảo sát tại 9 trường THPT trên địa bàn Hà Nội trong năm 2013 cũng cho thấy: “có đến 93,3% trả lời chưa bao giờ bị ghi vào sổ ghi học bạ vì hành vi ứng xử kém, chỉ có một tỷ lệ nhỏ học sinh chiếm tỷ lệ 6,7% trả lời là ”. Kết quả trên, phần nào chứng tỏ được rằng: học sinh THPT Hà Nội ngày nay cũng đã nhận thức được những hành vi văn hóa cần được thể hiện trong cách ứng xử của mình. Có những hành vi ứng xử tốt không chỉ giúp cho bản thân có những điều kiện tốt trong quan hệ với gia đình, xã hội hiện tại mà còn có ích cho họ sau này. Bên cạnh đó, còn phải kể đến cách ăn mặc (trang phục) của các em học sinh THPT hiện nay. Trang phục góp phần tạo nên phong cách và đó cũng là một biểu hiện của đời sống văn hóa, lối sống văn hóa của con người nói riêng, một cộng đồng xã hội nói chung. Ở lĩnh vực này, học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)