Vai trò định hướng của gia đình đối với lứa tuổi học sinh THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 91 - 93)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số giải pháp định hướng lối sống và hành vi ứng xử đối với học sinh

3.2.4. Vai trò định hướng của gia đình đối với lứa tuổi học sinh THPT

Đối với học sinh THPT Hà Nội, gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục các em, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho các em. Định hướng giá trị nhân cách thể hiện trong quan hệ gia đình là một biểu hiện cơ bản trong hệ thống giá trị nhân cách của học sinh THPT.

Cảm giác đã là người lớn khiến cho lứa tuổi học sinh THPT Hà Nội muốn được khẳng định bản thân, muốn được độc lập và không bị phụ thuộ c ở một mức độ nhất định vào cha mẹ và những người thân trong gia đình. Do đó, cha mẹ và những người lớn trong gia đình cần thay đổi những quy định về sự đỡ đầu vụn vặt, sự kiểm tra quá đáng, sự chăm sóc quá tỷ mỉ, sự hướng dẫn quá mức chi tiết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của các em, nhằm tránh những xung đột, mâu thuẫn đáng tiếc xảy ra trong gia đình, ảnh hưởng đến mối quan hệ thân thiết của cha mẹ và con trong gia đình.

Tiếp đến là mong muốn được thể hiện sở thích và tính cách của mình trong quan hệ với bạn. Có thể nói, đối với lứa tuổi học sinh THPT thì đây cũng là một nhu cầu và mong muốn rất lớn của các em, thể hiện rõ nét đặc trưng tâm lý của lứa tuổi này, đó là sự thể hiện và khẳng định cá tính riêng của mình, muốn cá tính của mình được bạn bè thừa nhận. Trong đó, mong muốn được tự mình sử dụng thời gian, cách thức học tập, tự mình chăm sóc cuộc sống của bản thân, chọn bạn và quan điểm về tình yêu là một trong những nhu cầu chiếm vị trí hàng đầu. Mặc dù, việc tham gia làm các công việc trong gia đình sẽ giúp cho học sinh THPT Hà Nội khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong gia đình, thể hiện được cái tôi hiện tại của bản thân, nhưng đối với học sinh THPT Hà Nội hiện nay, việc tham gia vào các công việc gia đình còn rất hạn chế và chưa thường xuyên, và chỉ tập trung vào một vài công việc nhất định.

Bên cạnh điều kiện sống của gia đình, tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngọn đuốc soi sáng và giáo dục đạo đức cho con cái. Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập, sống thiện, sống tốt, có lòng nhân nghĩa và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo với ông bà cha mẹ,… thì con cái cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp của cha mẹ vì “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo.

Để con cái tự thừa nhận, tin tưởng rằng chính bố mẹ, chính gia đình là điểm tựa cho các suy nghĩ và hành động của con trước những thời điểm con cái gặp khó khăn - làđiều vô cùng khó. Vào tuổi của con, bố mẹ tựa như một tấm gương treo trên cao, tấm gương thực sự trong sáng không hề giả dối để các con phải tự vươn lên , soi mình vào đó . Như thế , chính bố mẹ cũng phải biết tự giáo dục mình , phải biết vượt qua chính mình để có được trong con mắt con cái của mình là mình (bố mẹ của nó) ho àn toàn là người thực sự có đạo đức , đáng kính, gương mẫu, trong sáng… và con hoàn toàn có thể tin tưởng, có thể gửi gắm tất cả các suy nghĩ, các ước vọng riêng tư và có thể yên tâm tìm thấy lời giải đáp thỏa đáng cho mình.

Trong một thế giới đang đề cao sự thỏa mãn tức những ham muốn bản năng thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm, nhưng nếu các bậc cha mẹ đã không đóng đúng vai trò của mình thì đừng đòi hỏi những đứa con ở nhà sẽ trở thành một công dân tốt. “Môi trường tạo nên tính cách”, vì thế nếu cha mẹ rượu chè, cờ bạc, vi phạm pháp luật thì hình ảnh của họ sẽ như thế nào trong mắt con cái.

đến con cái. Bố mẹ cũng nên dành thời gian để trau dồi thêm kiến thức nuôi dạy con ở độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý, quan tâm, chia sẻ nhiều hơn các kỹ năng sống, kỹ năng làm chủ bản thân trong thời đại của khoa học công nghệ, truyền thông Internet phát triển, dạy con kỹ năng tham gia giao lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp nhận và phát huy những giá trị văn hóa tích cực của thế giới, tránh xa những mặt tiêu cực của giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 91 - 93)