.Lịch sử hình thành vùng đất Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 31 - 32)

Điện Biên là vùng đất từ xa xƣa đã có con ngƣời sinh sống và cƣ ngự, ngay từ thời tiền sử qua các bằng chứng về khảo cổ học từ thời kỳ đồ đá qua sự hiện diện của các di tích nhƣ hang Thẩm Khƣơng, Thẩn Búa (ở Tuần Giáo) đã chứng minh con ngƣời từ thời thƣợng cổ đã có mặt rất sớm nơi đây, là một trung tâm của ngƣời Việt cổ.

Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Điện Biên tức là miền biên cƣơng vững chãi của tổ quốc, Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.

Ngày 7/5/1954 sau chín năm kháng chiến trƣờng kỳ cùng với quân dân của cả nƣớc nhân dân tỉnh Điện Biên đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, đất nƣớc ta chấm dứt 80 năm nô lệ dƣới ách thực dân phong kiến. Để tăng cƣờng đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho

các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, trung ƣơng đã quyết định lập trong phạm vi nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây Bắc, gọi là Khu tự trị Thái – Mèo. Thực hiện chính sách lập khu vực tự trị của các dân tộc ở những vùng có điều kiện theo Nghị quyết của Quốc hội, ngày 29 tháng 4 năm 1955 Chủ tịch nƣớc Việt Nam. Trƣớc đó, theo Sắc lệnh số 143-SL ngày 28 tháng 1 năm 1953 của Chủ tịch nƣớc, Khu Tây Bắc đƣợc thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.

Ngày 26/9/2003, chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2003/NĐ-CP Về việc thành lập thành phố Điện Biên Phủ, điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng và thành lập các phƣờng thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu, trên cơ sở diện tích của thị xã Điện Biên Phủ và điều chỉnh địa giới của huyện Điện Biên, sau khi đƣợc sát nhập Thành phố Điện Biên Phủ có 6.009,05 ha diện tích tự nhiên và 70.639 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phƣờng: Mƣờng Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trƣờng, Noong Bua và xã Thanh Minh. Ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa X đã phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lai Châu. Theo đó, tỉnh Lai Châu đƣợc chia tách thành hai tỉnh là Lai Châu mới và Điện Biên. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Điện Biên xác định đây là cơ hội lịch sử để thực hiện ƣớc muốn xóa hết đói nghèo, tiến tới xây dựng một Điện Biên mới, giàu và đẹp hơn.

Tỉnh Điện Biên sau khi chia tách là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km về phía Tây. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Lào. (xem bản đồ 1 phụ lục 2)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)