Du lịch lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 76 - 78)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.3. Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên

2.3.3. Du lịch lễ hội

Ở Điện Biên, sản phẩm du lịch lễ hội mang tính chất cầu mùa màng tốt tƣơi, nó cũng có sức thu hút rất lớn đối với ngƣời dân Tây Bắc nhƣ:

- Hội Hoa Ban: Hàng năm, cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mƣa xuân, hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc thì ngƣời Thái Tây Bắc lại đi trẩy hội hoa ban.

Cứ đến ngày trẩy hội hoa ban, các chàng trai, cô gái Thái lại có dịp gặp nhau, hò hẹn, tâm tình. Chàng trai Thái ngắt những bông hoa ban đầu xuân đẹp nhất cài lên mái tóc của ngƣời mình yêu. Cô gái Thái e ấp, thẹn thùng nấp mình dƣới những lộc ban xanh mƣớt

Hội hoa ban mở ra không chỉ là ngày hội của tình yêu và hạnh phúc, mà cũng là dịp để ngƣời Thái cầu mùa, cầu phúc; là dịp để bày tỏ đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ; là dịp để trai gái qua lại với nhau, tìm hiểu nhau qua tiếng hát, tiếng đàn.

- Ngƣời Mông chơi quay: Thú chơi quay của ngƣời Mông rèn ngƣời chơi phải có sức khỏe, độ khéo léo, tinh nhanh và phán đoán tốt. Ngƣời chơi đƣợc sự cổ vũ rất nhiệt tình của những thiếu nữ Mông đứng xem bên ngoài.

Ðồng bào Mông có cách tính Tết theo vòng thời gian cố định, hết một vòng quay của 12 tháng là ăn Tết. Tết Mông thƣờng đƣợc tính từ ngày 30 tháng Mƣời

một (Âm lịch) và trƣớc Tết Nguyên đán khoảng một tháng, nếu năm đó không nhuận. Do tập quán canh tác ở vùng cao chỉ làm đƣợc ruộng một vụ (cả lúa nƣớc và lúa nƣơng) cho nên việc ăn Tết của đồng bào thƣờng kéo dài cả tháng, thông thƣờng là những ngày đầu năm dƣơng lịch thì nhà nhà mổ lợn, giết gà trƣớc để cúng ông bà tổ tiên, cúng cho mƣa thuận gió hòa, sau là ăn và chơi Tết.

Ngạn ngữ ngƣời Mông thƣờng có câu: "Có rƣợu cùng đổ, có thịt cùng ăn", sự ăn uống của đồng bào Mông ngày Tết cũng đơn giản, không có nhiều món cầu kỳ nhƣ dân tộc khác. Mổ con lợn nuôi vài tuổi, nặng cả tạ, thịt mỡ thì tẩm gia vị ƣớp sấy và làm thịt chua để ăn quanh năm; lòng già đƣợc làm sạch nhồi thịt mỡ và riềng giã nhỏ cùng các gia vị khác, sau đó đem phơi sƣơng (giống lạp xƣờn của ngƣời Kinh) để làm thức ăn dần. Những thửa ruộng bậc thang rộng sau mùa gặt còn trơ gốc rạ, những đám đất trống giữa bản trở thành điểm chơi tết của thanh niên, trẻ mới lớn. Dập dìu trong tiếng khèn môi, khèn lá gọi bạn ở hội "Gầu tào" còn có các trò nhƣ đua ngựa, ném pao, đẩy gậy và đánh quay.

Theo tiếng Mông, đánh quay là Tầu tù lu. Tù lu (con quay) đƣợc làm từ một loại cây rất cứng trên rừng nhƣ: sồi, lim, nghiến, gốc táo mèo... có đƣờng kính từ 7 - 10 cm, đầu nhọn có tác dụng điểm chạm của quay; đầu kia gọt bằng, khi chơi thƣờng là tiêu điểm đánh của các con quay khác. Dây đánh quay gọi là Cua đƣợc se bằng lanh, dài độ một mét, đƣợc nối với một đoạn Pảng (gậy) làm bằng một đoạn trúc rừng nhỏ cỡ ngón tay cái, dài khoảng 40 cm. Sân chơi thƣờng đƣợc chọn là bãi đất rộng, phía đối diện có taluy cao nhằm tránh con quay khi chơi văng xuống núi và bảo đảm không gây thƣơng tích cho ngƣời chơi.

Khi chơi, từng cặp thanh niên dùng dây cuốn con quay theo chiều thuận tay chơi tùy thuộc theo tay trái hay phải. Khi có tiếng hô: Tầu lâu (đánh đi) thì từng cặp hai ngƣời xuống quay để so tài, ai có quay "sống" lâu hơn thì đƣợc quyền đánh tiếp, ngƣời kia phải để quay chết làm điểm chọi cho ngƣời chơi. Ở cự ly khoảng năm mét, ngƣời chơi dùng sức phải chọi trúng quay của đối phƣơng mà không bị chết thì tiếp tục đƣợc vào vòng sau. Lần lƣợt trò chơi sẽ chọn đƣợc một ngƣời chiến thắng. Trò chơi sẽ tiếp tục với việc các con quay chết đƣợc đƣa lên độ cao khoảng một

mét, rồi hai mét (các ta-luy đối diện có các bậc đào sẵn), ngƣời chơi phải dùng quay của mình chọi trúng các con quay chết và rơi xuống thì đƣợc tính điểm cao hơn...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)