Các lớp nghiệp vụ du lịch đã đƣợc tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 92 - 93)

STT Tên lớp Năm đào tạo Số

lớp

Số học viên

1 Tập huần du lịch theo phƣơng

pháp UNESCO 2011 1 30

2 Nghiệp vụ du lịch cộng đồng 2011 1 50

Tổng số 2 80

Nguồn: SVHTTDL Điện Biên

Hai khóa học trên về cơ bản đã góp phần nâng cao kiến thức cho lực lƣợng lao động của ngành. Tuy nhiên, chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh hiện nay vẫn còn rất thấp, các khóa học trên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực du lịch của tỉnh nhất là trong thời buổi hội nhập hiện nay. Đồng thời, do tính chất đặc thù nên ngành du lịch luôn có sự biến động về lao động rất lớn. Chính điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm phát huy thế mạnh về du lịch và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Vấn đề đặt ra cho bài toán giải quyết nguồn nhân lực thƣờng xuyên trong các đơn vị kinh doanh du lịch ở Điện Biên là phải đáp ứng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy cả 2 yếu tố này hiện vẫn còn nhiều bất cập khi mà đời sống kinh tế ngày một khó khăn trong những năm gần đây. Xét về mặt hiệu quả kinh doanh, thì các doanh nghiệp đã và đang giảm tối đa số lƣợng lao động. Đồng thời, các doanh nghiệp này đang có xu hƣớng sử dụng lao động đã qua đào tạo để không phải mất chi phí và thời gian đào tạo lao động. Trình trạng trên dẫn đến việc lao động trong các doanh nghiệp du lịch luôn ở tình trạng thiếu hụt, ngƣời lao động phải làm kiêm nhiều việc và phải tự trang bị cho mình bằng cấp và trình độ tƣơng ứng với nhu cầu tuyển dụng.

Do tính biến động của đội ngũ lao động trong du lịch nên việc phân tích chỉ mang tính tƣơng đối và dựa trên cơ sở thống kê số lƣợng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 92 - 93)