Phân kỳ du khách đến Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 52)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Thi trƣờng khách du lịch văn hóa ở Điện Biên

2.1.2. Phân kỳ du khách đến Điện Biên

Từ năm 1994, Điện Biên kỷ niệm 40 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên ngày mùng 7 tháng 5 năm 1954 đã thu hút đông đảo khách du lịch xa gần đến tham quan các di tích lịch sử. Hàng năm, tháng 3 đến tháng 4 dƣơng lịch là tháng chuẩn bị Lễ kỷ niệm Chiến thắng lịch Điện Biên Phủ cũng là mùa cao điểm du lịch tại Điện Biên, tình trạng quá tải ở các cơ sở phục vụ du lịch thƣờng diễn ra vào những năm chẵn do Trung ƣơng tổ chức. Những năm gần đây, khách du lịch và các đơn vị tổ chức tour đã cố gắng tận dụng thời gian trƣớc và sau lễ kỷ niệm để sắp xếp chuyến đi.

Biểu đồ 2.2: Phân kỳ khách du lịch đến Điện Biên

12% 39% 21% 5% 7% 16% 25% 17% 33% 4% 8% 13% 0% 10% 20% 30% 40% 50% Tháng 1- 2DL Tháng 3 - 4 DL Tháng 5 - 6 DL Tháng 7- 8 DL Tháng 9 - 10 DL Tháng 11 - 12 DL Khách trong nƣớc Khách ngoài nƣớc

Kết quả khảo sát cho thấy khách du lịch trong nƣớc thƣờng chọn thời gian trƣớc ngày kỷ niệm đại lễ ngày 7 tháng 5 để tham gia chuyến hành trình Tây Bắc nên tháng này đƣợc xem là thời điểm khách đến Điện Biên đông nhất trong năm, chiếm 39%. Thời gian sau lễ hội từ tháng 05 đến tháng 06 dƣơng lịch, lƣợng khách đến Điện Biên chiếm 21%, ở giai đoạn này khách thƣờng tập trung vào đầu các ngày tháng 05 dƣơng lịch vì thời điểm này chính là ngày diễn ra đại lễ. Từ tháng 11 đến tháng 12 dƣơng lịch là thời gian có khí trời mát mẻ khách du lịch đến Sa Pa nhiều. Do vậy, Điện Biên trong thơi gian này cũng trở thành một điểm chung truyển đón khách nên lƣợng khách ở những tháng này cũng chiếm tới 16%. Từ tháng 1 và tháng 2 dƣơng lịch hàng năm, thời gian này cũng là thời điểm tháng 12 hay tháng 1 âm lịch là thời gian đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên tổ chức các lễ hội dân gian nhƣ: Lễ hội Hoa Ban, Lễ Xêm bản, Lễ cơm mới…thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan tìm hiều nên lƣợng khách cũng chiếm tới 12%. Thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 dƣơng lịch khách du lịch cũng giảm chỉ chiếm 7%. Thấp nhất là tháng 7 đến tháng 8 hàng năm khách du lịch chỉ chiếm có 5 %. Vì tháng này là thời gian Điện Biên mƣa nhiều đƣờng sá đi lại khó khăn .

Từ tháng 11 đến tháng 12 dƣơng lịch, là khoảng thời gian nghỉ tết Tây, nên lƣợng khách nƣớc ngoài nhƣ Pháp, Anh, Mỹ … đến Điện Biên nhiều nhất, chiếm 33%. Tiếp đến là thời gian tháng 1, tháng 2 dƣơng lịch, khách quốc tế đến Điện Biên chiếm 25%. Từ tháng 09 đến tháng 10 dƣơng lịch chiếm 17%, và tháng 3 tháng 4 dƣơng lịch chiếm 13%, kế tiếp là tháng 5 và tháng 6 dƣơng lịch chiếm 8%, còn lại 4% là thời gian tháng 7 và tháng 8 dƣơng lịch.( xem bảng 4 phục lục 3)

2.1.3. Nhu cầu lưu trú của khách đến Điện Biên

Ngày lƣu trú của khách có vai trò rất lớn trong việc gia tăng doanh thu cho ngành du lịch. Đây cũng là cơ sở đánh giá sự phát triển du lịch của một địa phƣơng. Tuy nhiên, hiện nay ở Điện Biên đang có hiện tƣợng khách du lịch có thời gian lƣu lại ít. Điều này, trực tiếp làm giảm công suất lƣu trú của du khách và mất một khoảng lợi nhuận lớn cho nhà kinh doanh du lịch và các ngành nghề liên quan.

Bảng 2.1: Hiện trạng ngày khách và ngày lƣu trú trung bình Đơn vị tính: Lượt khách Đơn vị tính: Lượt khách Chỉ tiêu 2003 2007 2012 Tăng bình quân 2003 - 2007 2008 - 2012 Tổng số ngày khách 118.000 155.000 220.500 5,5% 7,2% Khách quốc tế 9.000 16.000 39.900 12,2% 21% Khách nội địa 109.000 139.000 180.600 5% 5,3%

Ngày lƣu trú trung bình 1,5 1,75 1,9 3% 1,6%

Khách quốc tế 1,5 1,77 1,9 3,3% 1,4%

Khách nội địa 1,5 1,75 1,9 3% 1,6% Nguồn: Sở VHTTDL Điện Biên

Ngày khách lưu trú: số liệu thống kê cho thấy số lƣợng khách quốc tế chiếm 16,6% và khách nội địa chiếm 83,4% tổng số ngày khách. Tốc độ tăng trƣởng ngày khách lƣu trú giai đoạn từ năm 2003 – 2007 là 5,5%, trong đó khách nội địa chiếm 5% và khách quốc tế chiếm 12,2%. Giai đoạn từ năm 2008 – 2012, tổng số ngày khách lƣu trú là 7,2%, trong đó khách nội địa là 5,3% và khách quốc tế là 21%. Các con số thể hiện tình trạng tăng ngày lƣu trú của khách nội địa và khách quốc tế ở Điện Biên rất lớn. Đặc biệt khách quốc tế tăng ngày lƣu trú giai đoạn 2008 – 2012 cao hơn giai đoạn 2003 – 2007 là 8,8%; tổng ngày khách lƣu trú giai đoạn 2008 – 2012 cao hơn giai đoạn 2003 – 2007 là 1,7% và thấp hơn là khách nội địa tổng ngày khách lƣu trú giai đoạn 2008 – 2012 cao hơn giai đoạn 2003 – 2007 chỉ 0,3%.

Ngày khách lưu trú trung bình: giai đoạn từ năm 2003 – 2007 tốc độ tăng trƣởng ngày lƣu trú trung bình của khách quốc tế là 3,3%. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2008 – 2012 tốc độ tăng trƣởng này giảm còn 1,4% thấp hơn so với giai đoạn trƣớc 2,9% . Ngày lƣu trú trung bình của khách nội địa từ năm 2003 – 2007 tăng 3%, giai

đoạn năm 2008 – 2012 giảm còn 1,6% thấp hơn giai đoạn trƣớc 1,4%. Nhƣ vậy, ngày lƣu trú trung bình của cả khách quốc tế và khách nội địa đang có xu hƣớng giảm dần. Kết quả trên phản ánh thực trạng hoạt động của du lịch ở Điện Biên còn yếu kém, khả năng giữ chân khách ở các điểm đến chƣa xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. ( xem phụ lục 4)

2.1.4. Lượng khách du lịch – khách du lịch văn hóa đến Điện Biên

Nhƣ đã phân tích ở phần trên, thế mạnh của du lịch ở Điện Biên là loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên, so với các tỉnh lân cận, thị trƣờng du lịch Điện Biên cũng không mấy nhộn nhịp. Lƣợng khách du lịch đến Điện Biên tƣơng đối ổn định và có tăng trƣởng. Phần lớn lƣợng khách du lịch này là khách du lịch thăm quan văn hóa lịch sử. Tổng lƣợng khách đến Điện Biên hàng năm từ năm 2007 – 2012 đều đứng thứ 4 sau Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La và cao hơn 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Trong năm 2012 lƣợng khách du lịch đến Điện Biên là 362.000 lƣợt khách gần thấp nhất so với lƣợng khách đến trong khu vực Tây Bắc chỉ cao hơn tỉnh Lai Châu là 130.000 lƣợt khách. Trong khi đó các tỉnh trong khu vực có số lƣợng khách rất động đứng đầu là Phú Thọ với 6.100.000 lƣợt khách, Sơn La là 1.115.000 lƣợt khách, Yên Bái là 390.000 lƣợt khách, Lào Cai là 375.530 lƣợt khách.

Bảng 2.2: Lƣợng khách du lịch đến một số tỉnh Tây Bắc Đơn vị tính: lượt khách Đơn vị tính: lượt khách Tỉnh 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Điện Biên 180.000 200.000 250.000 305.000 353.000 362.000 Lào Cai 409.000 279.000 373.558 499.388 527.015 375.530 Phú Thọ 3.600.000 4.000.000 4.500.000 5.890.000 6.000.000 6.100.000 Lai Châu 58.500 66.000 80.500 90.000 110.000 130.000 Yên Bái 67.000 209.758 280.447 300.245 307.105 390.000 Sơn La 219.500 335.000 338.000 382.391 404.000 1.115.000

Nhìn tổng thể, lƣợng khách du lịch đến Điện Biên vẫn còn rất thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh. Bởi vì, Điện Biên là một tỉnh miền núi đi lại rất khó khăn, chi phí cho một chuyến du lịch của du khách khi đến Điện Biên là cao. Bên cạnh đó, ngành du lịch ở Điện Biên nói chung và du lịch văn hóa ở Điện Biên nói riêng vẫn chƣa thật sự phát triển. Đây là vấn đề đang đƣợc lãnh đạo tỉnh và các nhà chuyên môn đặc biệt quan tâm, tìm hiểu.

2.1.4.1. Hiện trạng khách du lịch đến Điện Biên

Bảng 2.3: Hiện trạng khách du lịch đến Điện Biên

Đơn vị tính: Lượt khách Chỉ tiêu 2004 2007 2012 Tăng bình quân 2004 - 2007 2008 - 2012 Tổng lƣợng khách đến Điện Biên 178.000 180.000 362.000 0,27% 18,9% Khách do DNDL phục vụ 150.000 96.000 210.000 -11,5% 21,6% + Khách nội địa 168.000 158.000 298.000 -1,5% 12,8% + Khách quốc tế 10.000 22.000 64.000 21,8% 25,6%

Nguồn: Sở VHTTDL Điện Biên

Tổng lƣợng khách lƣu trú thông qua các doanh nghiệp du lịch phục vụ ở Điện Biên có tốc độ tăng trƣởng bình quân giảm từ năm 2004 – 2007 là -11,5%. Cụ thể, năm 2004 Điện Biên thu hút 150.000 lƣợt khách lƣu trú, năm 2007 lƣợng khách lƣu trú đạt 96.000 lƣợt khách. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2008 – 2012 tốc độ tăng trƣởng tăng rất cao đạt 21,6%, lƣợng khách tăng nhiều so với giai đoạn trƣớc là 33,1%. Điều đó cho thấy hoạt đoạng kinh doanh du lịch tại Điện Biên đang phát triển khá tốt.

Đối với thị trƣờng khách quốc tế, hiện tại Điện Biên cũng thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng khách từ các nƣớc Pháp, Anh, Mỹ, Nhật, Lào…đến tham quan du lịch ở Điện Biên khá nhiều vì Điện Biên là một địa điểm du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa khá nổi tiếng. Tổng lƣợng khách quốc tế do các doanh nghiệp du lịch phục vụ chiếm khoảng 75% so với tổng số lƣợng khách quốc tế đến Điện Biên.

Qua phân tích số liệu thống kê cho thấy hoạt động du lịch ở Điện Biên đã và đang phát triển. Năng lực của các doanh nghiệp du lịch ở Điện Biên cũng đã phát huy đƣợc những điểm mạnh trong kinh doanh du lịch ở Điện Biên và phần nào hạn chế những yếu kém. Bƣớc đầu đã thực hiện đƣợc chức năng là cầu nối cho khách du lịch đến Điện Biên. Các doanh nghiệp du lịch nàỳ cũng đã vận dụng đƣợc những tiềm năng du lịch trong tỉnh làm thế mạnh để thu hút khách. Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch cũng tập trung khai thác cả thị trƣờng khách du lịch nội địa và thị trƣờng khách quốc tế. ( xem phụ lục 4)

2.1.4.2. Nguồn khách du lịch đến Điện Biên

Theo số liệu thống kê ở phần trên, lƣợng khách đến Điện Biên đang tăng nhƣng so với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc vẫn còn thấp. Điện Biên là tỉnh có vị trí chiến lƣợc quan trọng nhƣng lại là tỉnh có địa thế đồi núi hiểm trở giao thông đi lại khó khăn và xa với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi nên việc khách du lịch tiếp cận đến là khó khăn và kém thuận lợi hơn so với các tỉnh bạn. Mặc dù, Điện Biên có cánh đồng Mƣờng Thanh rộng nhất khu vực, có của khẩu Tây Trang, có đƣờng hàng không thuận lợi để đi các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, có cảnh quan thiên nhiên, khí hậu mát mẻ, có nhiều bản sắc văn hóa dân tộc đặc trƣng, mà tiêu biểu hơn cả đó chính là khu di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nổi tiếng khắp năm châu. Qua thực tế khảo sát cho thấy, hiện nay khách du lịch văn hóa trong nƣớc đến Điện Biên chủ yếu là khách đến từ khu vực Đồng bằng Bắc bộ chiếm 51% trên tổng số khách, khách đến từ TP.Hà Nội chiếm 27%, Bắc trung bộ chiếm 13% và khu vực khác chiếm 9%. ( xem bảng 5 phụ lục 3)

51% 27% 13% 9% ĐB.Bắc bộ TP.Hà Nội Bắc trung bộ khác

Đối với thị trƣờng khách quốc tế, Điện Biên có điều kiện thuận lợi để đón khách. Tuy nhiên, vì khoảng cách quá xa so với trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội nên việc đi lại của khách đến Điện Biên cũng bị hạn chế. Mặc dù vậy, Điện Biên có sân bay khách du lịch chị mất 50 phút đồng hồ là đã có mặt tại trung tâm TP. Điện Biên Phủ, tuy nhiên giá thành hơi cao. Nhƣng những năm gần đây tuyến đƣờng QL.6 đƣợc Đảng, chính phủ quan tâm mở rông nâng cấp nên việc đi lại của du khách cũng thuận tiện hơn chỉ mất khoảng 10 giờ đồng hồ với giá vé 300.000 vnđ du khách có thể dễ dàng tới Điện Biên. Qua khảo sát thì rất nhiều khách du lịch nội đại và quốc tế đặc biệt là khách Pháp, Anh, Mỹ, Nhật…thích đi du lịch Điện Biên bằng đƣờng bộ. Vì họ cho rằng cái thú vị của du lịch Điện Biên chính là ở “cung đƣờng” .

Bảng 2.4: Thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên

Thị trƣờng ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Pháp (%) 17 17 15 13 14 15 Anh (%) 5 6 4 5 3 4 Mỹ (%) 4 3 5 3 3 4 Nhật Bản (%) 5 4 3 4 4 3 Đức (%) 1 1 2 2 1 2

Úc (%) 1 2 1 3 2 2

Thái Lan (%) 5 3 3 4 5 5

Trung Quốc (%) 10 11 7 6 7 9

Lào (%) 18 15 13 14 15 15

Khác (%) 34 38 47 46 46 41

Nguồn: Sở VHTTDL Điện Biên

2.1.5. Đặc điểm và xu hướng của du khách

2.1.5.1. Đặc điểm của khách du lịch văn hóa đến Điện Biên

Đƣờng bộ và đƣờng hàng không là 2 đƣờng thông dụng nhất để du khách đến với Điện Biên. Đa số khách nội địa đến Điện Biên xuất phát trong khu vực Đồng bằng Bắc bộ, nên đƣờng hàng không không phải là ƣu tiên chọn lựa của họ vì giá thành hơi cao. Đối tƣợng khách này thích di chuyển bằng xe đến các điểm tham quan và thích tự sắp xếp hành trình cho mình theo hình thức nhóm đi tự phát. Thời gian lƣu trú của đối tƣợng khách này thƣờng ngắn. Đồng thời, nếu chọn chƣơng trình đi 3 ngày 2 đêm, thì họ thƣờng chọn các nhà nghỉ hoặc khách sạn tiêu chuẩn trung bình làm nơi lƣu trú. Tuy nhiên, cũng có những vị khách có nhu cầu lƣu trú ở những khách sạn cao cấp hơn. Đa phần dạng khách này đến từ các thành phố lớn nhƣ TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng và Quảng Ninh.

Khác với khách nội địa, khách quốc tế lại thích chọn đƣờng hàng không và cả đƣờng bộ đến Điện Biên và tham gia các tour du lịch trọn gói hoặc các tour từng phần (open tour). Khách quốc tế mua tour đến Điện Biên thông qua các công ty du lịch ở TP.Hà Nội hay tại đất nƣớc của họ với yêu cầu lƣu trú khác nhau nhƣ ở homestay hoặc trong những khách sạn sang trọng.

Biểu đồ 2.4: Nhu cầu cơ sớ lƣu trú của khách đến Điện Biên 10% 60% 28% 2% 54% 35% 9% 3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Homestay Nhà trọ ks 1 - 2 sao ks 3 - 4 sao

Biểu đồ trên cho thấy nhu cầu lƣu trú của du khách nội địa đến Điện Biên 60% là chọn các khách sạn từ 1 – 2 sao. Bên cạnh đó, 28% tổng số khách chọn lƣu trú trong các nhà trọ để tiết kiệm tối đa chi phí, 10% du khách chọn nghỉ ở các khách sạn từ 3 – 4 sao và rất ít khách yêu cầu nghỉ homestay trong các bản văn hóa du lịch chiếm có 2%.

Khoảng 54% lƣợng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên thích chọn loại hình nhà nghỉ homestay vừa có giá cả phải chăng vừa phù hợp với nhu cầu tìm hiểu nét văn hóa cộng đồng của dân tộc Thái tại Điện Biên. Có khoảng 35% lƣợng khách quốc tế đến Điện Biên cũng thích chọn các khách sạn cao cấp từ 3 – 4 sao. Thông thƣờng đây là các khách du lịch đi theo tour, khách lẻ hoặc khách dự án kết hợp với du lịch. Tuy nhiên, còn có khoảng 9% khách quốc tế chọn nghỉ ở khách sạn 2 sao và khoảng 3% chọn nghỉ ở nhà trọ. ( xem bảng 6 phụ lục 3)

Đặc điểm của khách du lịch văn hóa đến Điện Biến đó chính là sự khâm phục, lòng ngƣỡng mộ về một chiến trƣờng lịch sử, bên cạnh đó cũng muốn khám phá một miền đất với rất nhiều bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc. Tuy nhiên, có nhiều khả năng dự báo về tình trạng bão hòa khách đến Điện Biên dần dần sẽ bị mai

một. Thị trƣờng khách du lịch Điện Biên có nguy cơ bị thu hẹp lại và làm mất đi cơ hội quảng bá sản phẩm du lịch địa phƣơng. Do vậy, Điện Biên muốn phát triển du lịch phải có chính sách xúc tiến cũng nhƣ phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trƣng cùa tỉnh để thu hút nhiều đối tƣợng khách du lịch đến với Điện Biên.

2.1.5.2. Xu hướng của du khách

Xu hƣớng của du khách hiện nay là tìm kiếm sự khác biệt về văn hoá ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 52)