.Tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 103 - 105)

+ Tăng hiểu biết của du khách đối với các di sản: di sản nếu không đƣợc con ngƣời biết đến thì giá trị của di sản đó sẽ không đƣợc phát huy. Du lịch chính là con đƣờng hợp pháp giới thiệu di sản đến với công chúng. Khi du lịch phát triển sẽ có số lƣợng khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu các di tích, di sản càng nhiều. Chính điều này đã giúp cho các giá trị di sản đƣợc giới thiệu rộng rãi, không dừng lại ở mức độ vùng, miền hay khu vực mà ở khắp thế giới.

+ Tuyên truyền cho người dân về lợi ích do các di sản mang lại. Từ đó giáo dục và nâng cao sự nhận thức bảo vệ các di sản: du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Khi du lịch phát triển, đồng nghĩa với nền kinh tế ở những điểm đến cũng phát

Ban Giám đốc

triển theo. Ngƣời dân sẽ nhận thức đƣợc chính các di sản là nguồn tài nguyên mang đến sự phồn vinh cho cuộc sống của họ. Chính lợi ích đó sẽ giúp họ phát huy sức mạnh của cộng đồng để bảo vệ di sản nhƣ bảo về chính nguồn lợi kinh tế lâu dài cho gia đình và địa phƣơng họ.

+ Du lịch góp phần tôn tạo và tái đầu tư vào các di sản: kinh tế địa phƣơng phát triển, các khoản thuế từ các cơ sở kinh doanh địa phƣơng đóng góp vào ngân sách chung của nhà nƣớc nhiều hơn. Nhà nƣớc có kinh phí để bảo tồn và tôn tạo các di sản. Nhƣ vậy cũng có nghĩa là di sản sẽ tái tạo lại giá trị của mình bằng chính con đƣờng du lịch. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch để bảo tồn di sản.

+ Du lịch giúp cải thiện môi trường đầu tư và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân: di sản là nguồn tài nguyên đƣa đến những giá trị kinh tế rất lớn cho ngành công nghiệp không khói. Vì thế nơi đâu có di sản là nơi đó thƣờng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ. Khi du lịch phát triển, các di sản càng có điều kiện tiếp cận với các kênh đầu tƣ và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Du lịch trở thành kênh tuyên truyền, quảng bá hữu hiệu cho việc đầu tƣ, hỗ trợ nâng cấp và bảo tồn các di sản.

+ Du lịch giúp nâng cao trình độ quản lý các di sản: Khi du lịch phát triển đòi hỏi các ngành quản lý phải có trình độ tƣơng xứng nếu không sẽ không phát huy hết giá trị của di sản và không mang lại hiệu quả kinh tế tối ƣu. Thị trƣờng du lịch cũng mang tính chất đào thải nhƣ bao thi trƣờng kinh tế khác. Du lịch phát triển đặt ra vấn đề cấp thiết về trình độ quản lý di sản phải tƣơng thích với sự phát triển chung của xã hội.

Bên cạnh những lợi ích mà du lịch mang đến cho di sản, thì cũng có những thách thức tiêu cực cho công tác quản lý, bảo tồn các giá trị di sản trong việc phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)