CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.3. Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên
2.3.2. Du lịch phong tục tại các bản Thái
Điện Biên dân tộc Thái có dân số 186.270 ngƣời (2009) chiếm tỷ lệ đông nhất khoảng 38% dân số của tỉnh1 [39, tr.54], phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh và gồm 2 nhóm: Thái Đen và Thái Trắng. Họ làm ruộng giỏi, khéo dệt vải với những tấm thổ cẩm có hoa văn độc đáo. Ngƣời Thái rất đam mê và có khả năng văn nghệ. Dân tộc này đã và đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian phong phú với chữ viết lâu đời. Ngƣời Thái còn có các món ăn truyền thống nhƣ cơm lam, cá nƣớng, măng đắng, nậm pịa…mà đến nay đã trở thành một nét ẩm thực độc đáo.
Năm 2003 Điện Biên bắt đầu đƣa loại hình du lịch công đồng vào khai thác và phát triển ở 8 bản văn hóa du lịch của các dân tộc (xem bảng 2 phụ lục 4). Nhƣng trong đó các bản văn hóa du lịch của ngƣời Thái nhất là 3 bản: bản Ten, bản Mển ở huyện Điện Biên, bản Him Lam 2 ở TP. Điện Biên là nơi có sức thu hút khách du lịch lớn nhất bởi 3 bản này cách trung tâm TP. Điện Biên khoảng 2km đến 5km. Tai đây du khách có thể khám phá các phong tục, tập quán rất đặc sắc của dân tộc Thái Điện Biên nhƣ: Các luật lệ liên quan đến sản xuất, Các lệ luật liên quan đến hôn nhân gia đình, Luật lệ liên quan đến việc chia tài sản, Lệ liên quan đến
hành vi làm mất trật tự an ninh xã hội, Luật lệ sở hữu và sử dụng đất đai, Luật tục liên quan đến gia đình dòng họ, Tục lệ xung quanh vòng đời ( sinh – cƣới hỏi – tang ma), Tục sinh nở, Tục cƣới xin, Tục tang ma, Tục làm hiếu…
Văn hóa cổ truyền ngƣời Thái Điện Biên để lại một kho tàng quý giá về nhiều mặt, trong đó có vấn đề gia tộc, tiêu chuẩn đạo đức và luật tục. Đó là những chuẩn mực ứng xử xã hội truyền thống đã hình thành trong xã hội truyền thống đã hình thành trong xã hội phát triển lâu dài của cộng đồng ngƣời Thái. Những nội dung này đƣợc mọi ngƣời tự giác và làm theo nhƣ một tập quán một nếp sống văn hóa.