.Kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 32)

Tính đến năm 2012, tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: TP. Điện Biên Phủ, thị xã Mƣờng Lay và 8 huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mƣờng Ẳng, Mƣờng Chà, Mƣờng Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Nậm Pồ. Trong đó TP. Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh.

Điện Biên có 18 dân tộc anh em sinh sống: Thái, Mông, Kinh, Lào, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Phù Lá, Kháng, Xinh Mún, Si La, Cống…trong đó, dân tộc Thái chiếm tỷ lệ dân số đông nhất khoảng 38%, dân tộc Mông chiếm 35%, dân tộc Kinh chiếm 18,4%, ngƣời Khơ Mú chiếm 3,3%, ngƣời Dao chiếm 1,1%, dân tộc Lào chiếm 0,9%, dân tộc Kháng chiếm khoảng 0,86%, dân tôc Hà Nhì chiếm khoảng 0,8%, ngƣời Xinh Mún chiếm 0,39%,dân tộc Cống chiếm 0,18%, dân tộc Phù Lá chiếm 0,04%, dân tộc Si La chiếm 0,03%, dân tộc Sán Chay chiếm 0,03%. Ngoài ra, còn có các dân tộc khác: Tày, Nùng, Hoa… cƣ trú xen kẽ với các dân tộc khác trong tỉnh. Dân số Điện Biên có 512,3 nghìn ngƣời ( thống kê năm 2011), mật độ dân số khoảng 54 ngƣời/km2, đứng thứ 11 trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. 8 đơn vị hành chính nhƣ huyện Điện Biên, TP. Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo, thị xã Mƣờng Lay, huyện Tủa Chùa, huyện Điện Biên Đông, huyện Mƣờng Ẳng, huyện Mƣờng Chà, chiếm hơn 70% dân số toàn tỉnh. Tổng diện tích của Điện Biên là 9562,9 km2, diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có 623.868,7 ha, chiếm 65,38% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 119.025,6 ha, chiếm 12,47% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 504.033,7 ha, chiếm 52,82% diện tích đất tự nhiên; đất mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản là 767 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Nền kinh tế chủ yếu của tỉnh là lâm nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Điện Biên có 2 cửa khẩu với nƣớc bạn Lào và Trung Quốc đó là cửa quốc tế đƣờng bộ Tây Trang (huyện Điện Biên), cửa khẩu đƣờng bộ quốc gia A pa Chải (huyện Mƣờng Nhé) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch khác. Với lợi thế đƣờng biên giới với nƣớc bạn Lào dài 360km và Trung Quốc dài 38,5km, Điện Biên có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế và du lịch.

Cơ sở hạ tầng * Giao thông:

- Giao thông đƣờng bộ: Điện Biên có đƣờng biên giới 398,5km với 2 của khẩu đƣợc phép thông quan hàng hóa, gồm: cửa khẩu quốc tế Tây Trang và của

Phủ tới Hà Nội khoảng 500km, đây chính là tuyến huyết mạch giao lƣu kinh tế văn hóa giữa miền xuôi với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Quốc lộ 12: Từ Thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng ( Lai Châu) 195 km. Quốc lộ 279: Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117 km. Đƣờng không: sân bay Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ - Viêng Chăn - Luông Pha Băng. Toàn tỉnh hiện có 109/116 xã, phƣờng, thị trấn có đƣờng ôtô đến trung tâm xã, trên 80% xã có đƣờng ôtô đi đƣợc cả 2 mùa, đảm bảo thông suốt giữa các vùng trong tỉnh. Các trục quốc lộ qua địa bàn tỉnh (quốc lộ 279, 12 và 6) đều đƣợc tập trung đầu tƣ nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi. Tại các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, mạng lƣới giao thông đều đƣợc ƣu tiên đầu tƣ xây dựng hệ thống đƣờng nối. Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cơ động trong phòng thủ chiến lƣợc cũng nhƣ quản lý giao lƣu kinh tế, văn hoá, xã hội nên tỉnh tập trung xây dựng cơ bản các tuyến đƣờng vành đai biên giới, đƣờng ra biên giới và đƣờng tuần tra biên giới. Hiện tại, các tuyến đƣờng vành đai biên giới nhƣ Si Pa Phìn – Mƣờng Nhé lên ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc, Pắc Ma – Mƣờng Nhé, Điện Biên – Sông Mã đang trong giai đoạn tập trung đầu tƣ nâng cấp, nhựa hoá. Ngoài hoàn thiện hệ thống giao thông nội tỉnh đi các tỉnh thành miền xuôi, tỉnh còn chú trọng phát triển giao thông hƣớng ngoại, đảm bảo thông thƣơng tới các cửa khẩu chính, phụ trên địa bàn.

Trên thực tế, muốn chiến lƣợc phát triển kinh tế thành công thì giao thông luôn phải đi trƣớc một bƣớc. Xác định rõ điều đó và căn cứ vào định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng trong nhiều năm tới, Điện Biên sẽ ƣu tiên đầu tƣ phát triển giao thông vận tải phù hợp với quy hoạch giao thông vùng và cả nƣớc. Với tổng mức đầu tƣ dự kiến trên 50.000 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2011 – 2015 là 8.584 tỷ đồng và sẽ tăng dần trong các giai đoạn tiếp theo. Theo đó, từ nay đến năm 2020 hệ thống quốc lộ và đƣờng tỉnh sẽ đƣa vào cấp hạng kỹ thuật, 100% thảm bê tông nhựa, láng nhựa hoặc bê tông xi măng. Một số tuyến trọng yếu trên quốc lộ 6, 12 và 279 nhƣ: đoạn Tuần Giáo – thị xã Mƣờng Lay, Mƣờng Chà – thành phố Điện Biên Phủ, Tuần Giáo – thành phố Điện Biên Phủ và thành phố Điện Biên Phủ

– Tây Trang (gồm cả tuyến chính thành phố Điện Biên Phủ) đang trong quá trình nâng cấp, cải tạo với tổng chiều dài 353,3km. Trong đó, các tuyến quốc lộ qua địa bàn nâng cấp chủ yếu đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp IV, riêng một số đoạn qua khu vực đô thị đạt cấp II. Đối với hệ thống đƣờng tỉnh sẽ tiếp tục nâng cấp cải tạo chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp VI, V, một số đoạn tuyến đạt cấp IV.

- Giao thông đƣờng hàng không: Sân bay Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ - Viêng Chăn - Luông Pha Băng

- Giao thông đƣờng thủy: Cùng với việc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống đƣờng bộ thì giao thông đƣờng thủy (thế mạnh của một số huyện) cũng đƣợc chú trọng xây dựng quy hoạch đầu tƣ, nhƣ: Bến cảng Đồi Cao (T.X Mƣờng Lay) và Huổi Só, Pắc Ma (Tủa Chùa). Hiện tại Điện Biên đang xúc tiến các điều kiện mở tuyến vận tải đƣờng thủy nội địa từ Quỳnh Nhai (Sơn La) đến T.X Mƣờng Lay dài 150km, một mặt đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách, mặt khác phục vụ nhu cầu du lịch khu vực lòng hồ Thủy điện Sơn La và T.X Mƣờng Lay.

* Hệ thống giáo dục và dạy nghề:

Hệ thống các trƣờng đào tạo đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và sinh hoạt cho học sinh, sinh viên. Toàn tỉnh hiện có 1 trƣờng dạy nghề, 1 trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm và 2 trƣờng Trung học chuyên nghiệp (1 trƣờng Trung học Y tế, 1 trƣờng Trung học Kinh tế kỹ thuật tổng hợp). Hình thức đào tạo nghề có nhiều tiến bộ, nhiều ngành nghề mới đƣợc xây dựng chƣơng trình và đƣa vào giảng dạy, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu về lao động có tay nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngoài việc tự đào tạo, tỉnh còn liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng ở Hà Nội nhƣ: Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tài chính, Đại học Nông nghiệp, Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông... để đào tạo cho đội ngũ cán bộ và con em trong tỉnh.

Tổ chức tín dụng và ngân hàng:

Toàn tỉnh Điện Biên có trên 4 tổ chức tín dụng, ngân hàng đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng và dễ dàng cho du khách. Bên cạnh đó, các hệ thống y tế và

chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, viễn thông, điện chiếu sáng, nƣớc sạch ở Điện Biên đƣợc đầu tƣ rất tốt từ thành thị đến vùng nông thôn.

Trong nhiều năm qua, nhằm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Chính quyền tỉnh Điện Biên đã đề ra nhiều chính sách thúc đẩy việc khai thác và phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh nhƣ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch; Củng cố nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy quản lý nhà nƣớc trong du lịch; Hoàn chỉnh quy hoạch du lịch toàn diện trên địa bàn tỉnh; Ban hành các chính sách, cơ chế thông thoáng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển du lịch; Tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có khả năng cạnh tranh, phát triển và vƣơn ra các thị trƣờng ngoài tỉnh; Thực hiện các giải pháp bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan, các di tích văn hóa lịch sử; Nâng cao chất lƣợng các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch; Thực hiện tốt các công tác kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm, vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm, trƣớc hết là tại các điểm, khu du lịch nhằm tạo sự an tâm cho du khách.

1.2.3. Tài nguyên du lịch văn hóa của Điện Biên 1.2.3.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể

Hiên nay, tỉnh Điện Biên có 09 di tích đã đƣợc xếp hạng, trong đó: 01 di tích xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Di tích chiến trƣờng Điện Biên Phủ) và 06 di tích xếp hạng di tích quốc gia (di tích lịch sử thành bản Phủ, di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Mƣờng Luân, di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Chiềng Sơ, di tích lịch sử thành Sam Mứn, di tích động Pa Thơm, di tích hang Mƣờng Tỉnh); 02 di tích xếp hạng di tích cấp tỉnh (di tích lịch sử nhà tù Lai Châu, di tích lịch sử cách mạng Pú Nhung).

Điện Biên có 06 di tích đang lập hồ sơ đề nghị xếp hạng, trong đó: 02 di tích đề nghị xếp hạng cấp quốc gia (di tích hang Thẩm Khƣơng và di tích động Xá Nhè) và 04 di tích đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh (di tích hang Mùn Chung, di

tích công trình đại thủy nông Nậm Rốm, di tích dân quân Thanh An bắn rơi máy bay Mỹ và di tích thành Vàng Lồng).

Đã và đang triển khai công tác quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị của 03 di tích: di tích chiến trƣờng Điện Biên Phủ, di tích lịch sử thành bản Phủ và di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Mƣờng Luân; đang lập dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị 03 di tích: di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Chiềng Sơ, di tích lịch sử thành Sam Mứn và di tích hang Mƣờng Tỉnh; các di tích khác hiện chƣa đƣợc triển khai công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị.

Bảng1.3: Các di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia ở Điện Biên STT Tên di tích Loại hình Địa phƣơng Xếp hạng

cấp quốc gia

01 Thành Bản

Phủ Lịch sử

Xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên

10/QĐ-VHTT ngày 9/02/1981 02 Tháp Mƣờng Luân Kiến trúc nghệ thuật Xã Mƣờng Luân, huyện Điện Biên

Đông 10/QĐ-VHTT Ngày 9/02/1981 03 Thành Sa Mứn Lịch sử Xã Sa Mứn, Noong Luống, Huyện Điện

Biên QĐ 310/QĐ- BVHTTDL ngày 22/01/2009; 04 Tháp Chiềng Sơ Kiến trúc nghệ thuật xã Chiềng Sơ, Huyện Điện Biên

Đông; QĐ 1255/QĐ- BVHTTDL ngày 14/04/2011; 05 Động Pa Thơm Lịch sử Xã Pa Thơm, xã Na Ƣ, Huyện Điện Biên QĐ 309/QĐ- BVHTTDL ngày 22/01/2009; 06 Hang Mƣờng Tỉnh Lịch sử Xã Sa Dung, Huyện Điện Biên

QĐ 1256/QĐ- BVHTTDL ngày

Đông; 14/04/2011;

07 Nhà tù Lai

Châu Lịch sử

Thị xã Mƣờng Lay QĐ 27/QĐ UBND tỉnh Lai Châu ngày

04/01/1980; 08 Chiến trƣờng Điện Biên Phủ Lịch sử -Thành phố Điện Biên Phủ và Huyện Điện Biên QĐ 1272/QĐ-Ttg ngày 28/8/2009; 09 Khu căn cứ cách mạng Pú Nhung Lịch sử văn hóa Xã Pú Nhung, Huyện Tuần Giáo, TP. Điện Biên Phủ;

QĐ 926/QĐ-UBND ngày 27/07/2010.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1.2.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể

Ngoài những tài nguyên du lịch văn hóa vật thể, ở Điện Biên còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể rất phong phú nhƣ: tín ngƣỡng; phong tục tập quán: lễ hội cổ truyền, tết; làng nghề; ẩm thực…

* Tôn giáo và tín ngƣỡng dân gian

Tôn giáo

Điện Biên là một tỉnh có nền kinh tế lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Ngƣời dân sống chủ yếu dựa vào ruộng vƣờn, nƣơng rãy và rừng. Đối với dân tộc kinh do di cƣ từ nhiều tỉnh miền xuôi lên Điện Biên nên cũng có một số theo đạo Phật và đạo Thiên chúa giáo. Còn đối với đại bộ phận các dân tộc thiểu số của tỉnh có tƣ duy và văn hóa nhƣng không theo một tôn giáo nghiêm ngặt nào nhƣ đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên chúa...Vì các dân tộc thiểu số ở Điện Biên nói chung không hình thành tƣ duy trên con đƣờng đó mà theo một hƣớng riêng của mình. Có thể nói, các dân tộc thiểu số có tín ngƣỡng đa thần. Tín ngƣỡng chƣa phát triển thành tôn giáo riêng nhƣng họ cũng không chịu ảnh hƣởng

hay du nhập vào mình các tôn giáo khác. Đó là các tín ngƣỡng về nhiên thần, nhân thần, tín ngƣỡng về phồn thực, tín ngƣỡng về vạn vật hữu linh….

Tín ngưỡng dân gian

Từ những ngày đầu khai hoang lập bản làng ngƣời dân Điện Biên là một cộng đồng gồm các dân tộc cộng cƣ lập nghiệp trên mảnh đất hoang vu. Mỗi một dân tộc họ tập trung thành từng bản có quan hệ họ hàng, huyết thống sống gần nhau để lƣơng tựa vào nhau cùng nhau sản xuất, săn bắt giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Trong cách giao tiếp và ứng xử hàng ngày mang nặng tƣ tƣởng quan hệ thân tộc, dòng dõi, lai lịch. Vì thế, tín ngƣỡng ở Điện Biên mang nặng tính bản địa, ngƣời dân Điện Biên với các tín ngƣỡng nhiên thần, nhân thần, tín ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng vạn vật hữu linh… đƣợc biểu hiện thông qua các nghi thức cầu cúng, các hoạt động vui hội, trò chơi, văn nghệ, ẩm thực ngày hội…

Những đặc điểm tín ngƣỡng ở Điện Biên là những nét đặc trƣng văn hóa Tây Bắc và không thể tách rời trong đời sống sinh hoạt, xã hội của cộng đồng dân cƣ.

* Các lễ hội

Các lễ hội dân gian truyền thống

- Lễ hội đền Thành Bản Phủ: Là lễ hội cúng mùng chiến thắng của Hoàng Công Chất thắng giặc Phẻ vào ngày 5 tháng 5. Ngƣời ta cúng “ Then Chất”, cầu cho mọi ngƣời sức khỏe, cầu mƣa thuận gió hòa để ruộng đồng Mƣờng Thanh đƣợc mùa tốt tƣới.[54,tr.127]

- Lễ cơm mới ( lễ cầu mùa): Các lễ cơm mới gắn liền với ý nghĩa nông nghiệp như lễ Hàng xì ( tết cơm mới) của người Cống (làm lễ cảm ơn ma lúa, linh hồn tổ tiên, ma rừng vào lúc thu hoạch lúa; Rạc Hrệ (Lễ cầu mùa) của người Khơ (Lễ cảm ơn thần nƣơng, thần núi vào khoảng tháng 4, tháng 5 dƣơng lịch khi ngƣời dân bắt đầu gieo hạt); Mạ Chiêng Ngọ Mị ( tết cơm mới) của người Khơ Mú

(đƣợc tiến hành vào khoảng cuối tháng 8 và đầu tháng 9, khi lúa bắt đầu chín rộ trên lƣơng); Xêm Khẩu Mấư ( cúng cơm mới) của ngưới Thái Đen.[54, tr.27 – 360]

- Lễ cúng bản ( Xêm bản): Là một trong những lễ hội mang tính cầu an rất rõ nét để cầu cho mƣa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cong ngƣời khỏe mạnh, cuộc sống ầm no, bình yên hạnh phúc. Xêm bản, Xêm mường còn là biểu tƣợng của tín ngƣỡng thờ thần tự nhiên là thần đất và thần nƣớc. Xêm bản của người Thái vào khoảng tháng 9, tháng 10 theo lịch Thái ( tháng 4 tháng 5 theo lịch âm của ngƣời kinh). Người Khơ Mú Ten cúng ( lễ cúng bản) được tổ chức vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Xƣa kia còn đƣợc tổ chức từ 3 đến 5 ngày.[ 54, tr.224]

- Lễ hội hoa ban: là một lễ hội của ngƣời đồng bào dân tộc Thái, Theo tiếng Thái thì "ban" có nghĩa là ngon, đẹp đẽ. Tất cả những gì ngon ngọt, đẹp đẽ đều gọi là "ban". Lễ hội có một ý nghĩa quan trọng đối với ngƣời Thái. Đó là lúc họ thỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 32)