Du lịch làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 78)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.3. Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên

2.3.4. Du lịch làng nghề

Các nghề thủ công truyền thống ở Điện Biên đã góp phần tạo dựng nên bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội nhất là đối với vùng nông thôn.

Điện Biên là nơi sinh sống của 18 dân tộc với những sắc thái văn hóa độc đáo đa dạng. Những sắc thái văn hóa ấy đƣợc thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống, trong đó có những sản phẩm thủ công mỹ nghệ do bàn tay của bà con các dân tộc chế tác. Đa số các sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh Điện Biên đều mang tính đặc trƣng riêng của từng dân tộc, nhƣ quần, áo, khăn túi thổ cẩm; bàn, ghế mây tre đan, đặc biệt là các sản phẩm kim hoàn làm từ bạc nhƣ bạc đồng xòe, cúc bƣớm, trâm cài tóc của đồng bào dân tộc Thái. Các sản phẩm bạc truyền thống đƣợc làm khá công phu, có chất lƣợng tốt, mang nhiều ý nghĩa và giá trị đối với cộng đồng một số dân tộc hiện đã đƣợc đông đảo bạn bè và khách du lịch trong và ngoài nƣớc biết đến, quan tâm nhƣ:

- Nghề thuê dệt thổ cẩm của ngƣời Thái ( xã Mƣờng Phăng, huyện Điện Biên) - Nghề Rèn , Đúc của ngƣời H’mông (bản Hồ Ke, xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa) - Đan chài lƣới, thêu của ngƣời Hà Nhì (xã Sín Thầu, huyện Mƣờng Nhé)

- Thêu của ngƣời Si La (xã Chung Chải, huyện Mƣờng Nhé) - Thêu của ngƣời Kháng (xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo)

- Đan lát của ngƣời Khơ Mú (xã Mƣờng Luân, huyện Điện Biên Đông)

- Đan chài lƣới của ngƣời Xinh Mún (xã Chiềng Sinh, huyện Điện Biên Đông) - Thêu, dệt thổn cẩm của ngƣời Dao (xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa)

Điểm thu hút của du lịch làng nghề ở Điện Biên là khách du lịch nhìn tận mắt nhìn ngƣời dân làm ra các sản phẩm thủ công đặc sắc nhƣ: khăn Piêu của ngƣời Thái tại xã Mƣờng Phăng, huyện Điện Biên.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên vẫn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Để tạo dựng một thƣơng hiệu cho nghề thủ công truyền thống phục vụ hoạt động du lịch, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên đang nỗ lực bảo tồn, phát triển các nghề thủ công truyền thống thông qua các dự án, các cuộc thi sáng tác sản phẩm quà tặng du lịch.

2.3.5. Du lịch nghỉ dưỡng

Thiên nhiên ban tặng cho Điện Biên không chỉ có cảnh đẹp và thiên nhiên hung vĩ. Mà còn phú cho mảnh đất này những nguồn nƣớc khoáng thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe. Vì thế mà du lịch thăm quan thắng cảnh bao giờ cũng kết hợp với tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa và nghỉ dƣỡng nhƣ:

- Khu du lịch Khoáng nóng Hua pe (xã Thanh Luông, huyện Điện Biên) - Khu du lịch Khoáng nóng Uva (xã Noọng Luống, huyện Điện Biên) - Khu du lịch sinh thái hồ Pa Khoang ( xã Mƣờng Phăng, huyện Điện Biên) - Bản Him Lam 2 (du lịch homestay)

- Bản Ten (du lịch homestay) - Bản Mển (du lịch homestay)

Sản phẩm du lịch nghỉ dƣỡng dang homestay ở Điện Biên phần lớn thu hút khách du lịch quốc tế. Sản phẩm này khai thác theo mô hình du lịch cộng đồng. Khách đến nghỉ nhà dân địa phƣơng, cùng tham gia sinh hoạt nhƣ nấu ăn, đi chợ…và thƣởng thức món ăn dân dã địa phƣơng. Những năm gần đây tổ chức (UNESCO) hỗ trợ ngƣời dân phát triển kinh tế du lịch, nhằm bảo tồn nét dẹp văn hóa bản địa góp phần xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân địa phƣơng.

Đặc biệt, du lịch nghỉ dƣỡng Khu du lịch Khoáng nóng Uva (xã Noọng Luống, huyện Điện Biên) , Khu du lịch sinh thái hồ Pa Khoang ( xã Mƣờng Phăng, huyện Điện Biên) là sản phẩm thu hút khách du lịch trong vùng, với khí hậu trong lành, mát mẻ, thiên nhiên đẹp, cảnh sắc hữu tình, món ăn ngon đặc sản của dân tộc

Thái. Sản phẩm du lịch này còn rất thích hợp để ăn dƣỡng, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. (xem bảng 2 phụ lục 4)

2.3.6. Du lịch ẩm thực Điện Biên

Điện Biên có 101 cơ sở lƣu trú du lịch và 47 nhà hàng với các món ăn đặc sản Âu - Á, nhƣng yếu tố sang trọng đó không phải là sự cuốn hút du khách vƣợt đƣờng xa nghìn trùng lên Tây Bắc. Khi ở Điện Biên, du khách thƣờng muốn thƣởng thức món ăn truyền thống dân tộc, dân dã mà lắng đọng bởi những hƣơng vị đậm đà đƣợc truyền từ ngàn đời của các dân tộc mà tiêu biểu nhất là ẩm thực của ngƣời Thái…Các điểm du lịch ẩm thực ở Điện Biên nhƣ:

- Bản Che Căn - Mƣờng Phăng, huyện Điện Biên - Bản Him Lam 2 – Phƣờng Him Lam, TP. Điện Biên - Bản Ten - huyện Điện Biên

- Bản Mển – huyện Điện Biên - Uva - huyện Điện Biên

Dân tộc Thái ƣa cái hƣơng vị đậm đà, giàu chất dinh dƣỡng là món nƣớng. Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nƣớng đƣợc ngƣời Thái tẩm, ƣớp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ƣớp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối... Trƣớc khi đem ƣớp với thịt, các gia vị cũng đƣợc nƣớng lên cho chín, hƣơng thơm.

Ảnh 5: Món thịt nƣớng của ngƣời Thái1 Ảnh 6: Món xôi của ngƣời Thái2

1 Ảnh 5: Tác giả Đặng Thanh Nhƣờng

Đặc trƣng nhất là món thức ăn nƣớng, gọi là “lam nhọ”: lam là nƣớng, nhọ là nhừ. Các loại thịt gia súc, gia cầm, hay thuỷ sản đều có thể nƣớng. Thịt thái miếng, ƣớp gia vị, dùng xiên hoặc kẹp tre tƣơi đặt lên than hồng; hoặc thịt băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nƣớng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán. Món cá nƣớng hấp dẫn bởi hƣơng thơm của cá, vị cay của ớt.

Món “pỉnh tộp” cũng là cá nƣớng, nhƣng thƣờng dùng bằng cá to nhƣ chép, trôi, trắm... mổ lƣng, để ráo nƣớc, xoa một lớp muối rang nổ; tẩm ớt tƣơi nƣớng, nghiền nát, mắc khén, để cá ngấm gia vị, cứng thịt lại rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn, dùng để uống rƣợu rất độc đáo. Xôi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Ngƣời Thái có phƣơng pháp xôi cách thuỷ bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhƣng không dính tay. Xôi đƣợc đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm, giữ cho cơm dẻo lâu. Cơm lam là đặc sản của dân tộc Thái thƣờng đƣợc sử dụng vào dịp lễ, tết hay đãi khách. Với các chuyến du lịch, du khách có thể mang theo ép khẩu xôi, vài khúc cơm lam để ăn dọc đƣờng hoặc khi nghỉ ngơi tại các điểm tham quan sẽ rất tiện lợi. Mùa nào thứ nấy, ngƣời Thái đãi khách bằng sản vật, nhƣ: măng đắng, măng ngọt; rau cải ngồng, rau dớn... chấm với gia vị chéo, đậm đà vị cay của ớt, riềng, mặn của muối rang, hƣơng thơm của rau.

Chéo làm từ loại quả của cây Mắc Khén, loại cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hƣơng thơm, trở thành huyền thoại và làm nên loại gia vị đậm đà không thể thiếu trong bữa ăn đồng bào miền Tây Bắc.

Thật thiếu sót nếu không nhắc tới rƣợu Điện Biên nó có mùi thơm, vị ngọt không ngắt nhƣ rƣợu của các vùng khác. Phải chăng ngƣời ta nói càng ở trên cao thì rƣợu càng ngon; lại cộng với men lá cây rừng nên tao ra thứ đồ uống làm mê mẩn lòng ngƣời. Đặc biệt là rƣợu Mông pê của ngƣời H’mông ( đƣợc nấu từ ngô hạt). Ngoài ra, ngƣời Thái có hai loại - rƣợu cất (lảu xiêu) , rƣợu cần (lảu xá)….

Sản phẩm du lịch ẩm thực ở Điện Biên nó đặc biệt bởi hƣơng vị của núi rừng và cách chế biến đặc biệt của ngƣời dân bản địa. Sản phẩm du lịch này không có một chƣơng trình du lịch nào mà các công ty du lịch ở các địa phƣơng khác không đƣa vào chƣơng trình tour của họ khi tới Điện Biên và đƣợc du khách vô cùng thích thú.

2.4. Các tuyến điểm du lịch văn hóa tiêu biểu ở Điện Biên

2.4.1. Các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu

- Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ A1, là nơi lƣu giữ các hiện vật của ta và địch trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Hiện nay Bảo tàng có 2 khu trƣng bày:

Ngoại thất: gồm 112 hiện vật, là những loại vũ khí của QĐND VN và QĐ Pháp sử dụng trong chiến dịch ĐBP

Nội thất: Là nơi lƣu giữ trƣng bày 274 hiện vật và 202 bức ảnh tƣ liệu đƣợc trƣng bày theo 4 chủ đề chính:

Tóm tắt 8 năm kháng chiến chống Pháp của Quân và dân ta (từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1953)

Âm mƣu và hành động của thực dân Pháp, những chủ trƣơng của Đảng ta trong chiến cuộc Đông xuân 1953 - 1954.

Công tác chuẩn bị của quân, dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ và diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với trong nƣớc và quốc tế, một số hình ảnh về thành phố Điện Biên Phủ trong thời kỳ đổi mới.

Điểm du lịch này thu hút du khách bởi các hiện vật đƣợc trƣng bày trong trận đấu ác liệt của quân và dân ta.

- Đồi A1:

Di tích Đồi A1 nằm ở phía đông trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là một điểm cao có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống 5 quả đồi phía Đông bảo vệ trung tâm Mƣờng Thanh. Tại đây địch bố trí nhiều binh lực, hỏa lực mạnh, có công sự kiên cố, vững chắc. Trận tiến công cứ điểm Đồi A1 là một trong những trận đánh oanh liệt nhất của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Qua 39 ngày đêm chiến đấu ác liệt cán bộ, chiến sĩ ta đã nêu cao gƣơng chiến đấu hy sinh, dũng cảm ngoan cƣờng tại đây quân đội Việt Nam đào một đƣờng hầm đặt khối thuốc nổ nặng gần 1000kg và cho điểm hỏa vào đêm ngày 6 tháng 5 năm 1954. Đến sáng 7-5-1954 ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 mở đƣờng cho đợt tổng công kích cuối cùng vào sở chỉ tập đoàn cứ điểm giành thắng lợi hoàn toàn.

Điểm du lịch văn hóa lịch sử này thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến thăm quan và thỏa trí tò mò về dấu vết của quả bộc phá 1000kg của các chiến sỹ Việt Nam năm xƣa.

- Hầm Đờ Cát

Hầm chỉ huy của tƣớng Đờ Cát nằm ở trung tâm lòng chảo Điện Biên Phủ, xung quanh hầm là những hàng rào dây thép gai và những bãi mìn dày đặc, bốn góc là 4 chiếc xe tăng và phía tây là một trận địa pháo bảo vệ. Hầm dài 20m và rộng 8m, chia làm bốn ngăn, là những phòng làm việc và nghỉ ngơi của bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Tại căn hầm này, tƣớng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao của Anh, Pháp, Mỹ và các nhà báo lên thăm Điện Biên Phủ. Đúng 17h30 phút ngày 7/5/1954, đồng chí Tạ Quốc Luật, đại đội trƣởng đại đội 360, trung đoàn 209, Đại đoàn 312 đã phất cao lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” trên nóc hầm Đờ Cát kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Hầm Đờ Cát, đây là một điểm du lịch rất hấp dẫn du khách quốc tế và nội địa. Vì nó chính là biểu trƣng cho sức mạnh chiến thắng của quân và dân ta. Mà

chính nó đƣợc thực dân Pháp tuyên bố là “ bất khả xâm phạm” vậy mà hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam vẫn tung bay trên nóc hầm Đờ Cát.

- Tượng đài chiến thắng

Tƣợng đài chiến thắng đƣợc đặt trên đỉnh đồi di tích D1 nằm ở trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. Tƣợng đài đƣợc khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2004) . Đây là cụm tƣợng bằng đồng thuộc nhóm cao, to và nặng nhất Việt Nam từ trƣớc tới nay. Tƣợng đài chiến thắng - một công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại, biểu tƣợng tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam.

- Đồi Him Lam

Đƣợc coi là nơi trọng yếu có nhiệm vụ bảo vệ khu trung tâm, án ngữ con đƣờng huyết mạch từ Tuần Giáo vào Điện Biên. Đây là trung tâm đề kháng kiên cố nhất phía Đông Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, do một đơn vị thiện chiến của quân đội Pháp thuộc bán lữ đoàn lê dƣơng số 13 chiếm đóng. Cứ điểm Him Lam bị quân đội nhân dân Việt Nam tiêu diệt trong trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3/1954) và đây cũng là nơi ghi nhận gƣơng hy sinh anh dũng của liệt sỹ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

Điểm du lịch này thu hút du khách bởi lòng ngƣỡng mộ sự hy sinh anh dũng của liệt sỹ Phan Đình Giót. Và nó nhƣ là một tấm gƣơng sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam về một tinh thần yêu nƣớc anh dũng.

- Di tích Đồi Độc lập

Nằm ở phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nay thuộc xã Thanh Nƣa, huyện Điện Biên. Với nhiệm vụ án ngữ con đƣờng Lai Châu - Điện Biên nhằm ngăn chặn đƣờng tấn công của bộ đội ta từ hƣớng Bắc vào và bảo vệ cho sân bay Mƣờng Thanh, tại đây quân đội Pháp bố trí nhiều hỏa lực mạnh và những tiểu đoàn lính tinh nhuệ đã từng chinh chiến ở nhiều nơi trên thế giới.

Nhƣng chỉ sau hai ngày đầu của chiến dịch Cứ điểm đồi Độc Lập đã bị quân đội ta tiêu diệt sau cứ điểm Him Lam đánh dấu sự sụp đổ không thể tránh khỏi của toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

- Cầu Mường Thanh

Chiều 7/5/1954, trong khí thế thừa thắng xông lên, bàn chân dép lốp của các chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam rầm rập băng qua cầu Mƣờng Thanh tiến thẳng vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ghi dấu sự sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân tại Điện Biên Phủ. Cầu Mƣờng Thanh là cây cầu dã chiến bắc qua sông Nậm Rốm, do ngƣời Pháp xây dựng sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Cuối cùng cây cầu lại trở thành phƣơng tiện đƣa đƣờng cho bộ đội ta tiến công, cắm lá cờ Quyết chiến quyết thắng lên nóc hầm của viên bại tƣớng Đờ Cát (De Castries).

- Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng

Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong khu rừng nguyên sinh thuộc địa phận xã Mƣờng Phăng, huyện Điện Biên cách Thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía Đông (theo đƣờng chim bay). Tại đây hiện còn lƣu giữ đƣợc nhiều di tích có giá trị lịch sử tiêu biểu nhƣ hầm Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, hầm Thiếu tƣớng Hoàng Văn Thái.v.v...

Ngoài giá trị văn hoá lịch sử, rừng Mƣờng Phăng còn là một trong những khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện Biên. Tuy nằm ở vị trí ngoại vi Thành phố Điện Biên Phủ nhƣng Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng là một điểm tài nguyên du lịch không thể tách rời trong quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điểm du lịch cũng là một điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến thăm khu căn cứ , nơi ở và làm việc của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và các chiến sỹ. Mà bao quanh khu căn cứ chỉ huy chiến dịch ĐBP là một khu rừng nguyên sinh với phong cảnh tuyệt đẹp.

- Đền Hoàng Công Chất – Thành bản phủ:

Năm 1981 và năm 1994, di tích thành Bản Phủ, đền Hoàng Công Chất lần lƣợt đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng và công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Kể từ năm 1994, hằng năm Lễ hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ với những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm truyền thống, giàu sắc màu văn hóa dân gian, bản địa… đƣợc tổ chức vào ngày mất của thủ lĩnh Hoàng Công Chất (25/2 âm lịch) để

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)