Các nghiên cứu về nhu cầu và nhu cầu hiện thực hóa bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 25 - 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu và nhu cầu hiện thực

1.1.2. Các nghiên cứu về nhu cầu và nhu cầu hiện thực hóa bản

Việt Nam

Ở Việt Nam hiện có khá nhiều các nghiên cứu về vấn đề nhu cầu cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu sau:

Về mặt lý luận

Trong các giáo trình tâm lý học đại cƣơng, nhiều tác giả đã bàn luận về nhu cầu ở một số khía cạnh: khái niệm, phân loại, vai trò của nhu cầu… phải kể đến các tác giả nhƣ Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành….Các tác giả chủ yếu dựa trên quan điểm của tâm lý học hoạt động khi xem xét nhu cầu với tƣ cách là thành tố nằm trong tiểu cấu trúc xu hƣớng của nhân cách, là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động của con ngƣời.

Về mặt thực tiễn ở Việt Nam có một số ít các công trình nghiên cứu về nhu cầu thành đạt – một biểu hiện của nhu cầu hiện thực hóa bản thân. Ví dụ nhƣ một số công trình nghiên cứu dƣới đây:

Nghiên cứu “Nhu cầu thành đạt và các mối quan hệ của nó với tính tích cực nhận thức của sinh viên” năm 1999 của Võ Thị Ngọc Châu đã đề cập đến tính tích cực nhận thức và nhu cầu thành đạt của sinh viên, tác giả chỉ ra ảnh hƣởng của nhu cầu thành đạt đến tính tích cực nhận thức của sinh viên, qua đó đề xuất những biện pháp giáo dục nhu cầu thành đạt và tính tích cực nhận thức cho sinh viên. [3]

Nghiên cứu về “Động cơ thành đạt trong nghiên cứu khoa học của cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân Văn Quốc Gia ” của tác giả Lê Thanh Hƣơng làm chủ nhiệm đề tài thực hiện năm 2003. Tác giả đánh giá chung về động cơ thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp, quan niệm sự thành đạt, những đặc điểm ứng xử liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, môi trƣờng làm việc và mức độ thỏa mãn của cán bộ nghiên cứu đối với một số khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. [21]

Tác giả Lã Thị Thu Thủy với nhiều công trình và báo cáo khoa học đã đi sâu bàn về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp, đặc biệt với đề tài “Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của tri thức trẻ” - Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, tác giả đã đánh giá tổng quan

biểu hiện và mức độ nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của tri thức trẻ; sự khác biệt về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp giữa các nhóm đối tƣợng: cán bộ khoa học (nghiên cứu viên), giáo viên và ngƣời kinh doanh. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp, trong đó tác giả chỉ ra các yếu tố tâm lý cá nhân có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của tri thức trẻ. Các công trình nghiên cứu của tác giả đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm, biểu hiện, mức độ của nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cũng nhƣ các yếu tố tác động đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp. [30]

Nghiên cứu “Động cơ thành đạt trong học tập của sinh viên khoa tâm lý học trường ĐHKHXH&NV” năm 2010 của tác giả Vũ Bích Hạnh, chỉ rõ mức độ động cơ thành đạt trong học tập của sinh viên khoa tâm lý nói riêng và sinh viên nói chung. Đồng thời cũng mô tả khá rõ về nhận thức, cảm xúc, hành vi của sinh viên khi thực hiện động cơ hành đạt trong học tập và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ thành đạt trong học tập của sinh viên. Luận văn này cũng đã đề cập đến một số các giải pháp nhằm nâng cao, định hƣớng cho sinh viên khoa tâm lý học trƣờng ĐHKHXH&NV có động cơ thành đạt trong học tập tích cực và hiệu quả hơn. [17]

Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hà về “Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm” năm 2003, luận án đã trình bày lý luận về nhu cầu học tập của sinh viên sƣ phạm và mô tả rất cụ thể thực trạng mức độ nhu cầu hƣớng nghiệp nghề sƣ phạm và các biện pháp tác động sƣ phạm góp phần làm thay đổi nhu cầu học tập của sinh viên sƣ phạm. [11]

Các nghiên cứu trên đã đề cập đến một khía cạnh của nhu cầu hiện thực hóa bản thân nói chung và cũng có những khía cạnh thể hiện nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên nói riêng. Nhƣng ở mức độ còn chƣa đƣợc cụ thể và toàn diện. Chính vì vậy, nghiên cứu “Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên” là nghiên cứu chỉ rõ hơn về mức độ nhu cầu của sinh viên trong các lĩnh vực khác nhau: Thể hiện Cái Tôi, Giá trị sống, Quan hệ với ngƣời khác, Hoạt động xã hội và Hoạt động học tập. Để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên tại địa bàn khảo sát nói riêng và sinh viên nói chung.

17

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)