Tương quan giữa các mặt của nhu cầu hiện thực hóa bản thân của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 98 - 195)

b. Đặc điểm nhân cách của người có nhu cầu hiện thực hóa bản thân

3.1.1. Tương quan giữa các mặt của nhu cầu hiện thực hóa bản thân của

sinh viên.

Nhƣ trình bày ở phần trên, nhu cầu hiện thực hóa bản thân thể hiện trên 5 phƣơng diện là Thể hiện Cái Tôi, Giá trị sống, Quan hệ với ngƣời khác, Hoạt động xã hội và Hoạt động học tập đều ở mức trung bình, và câu hỏi đặt ra là có mối liên hệ nhƣ thế nào giữa các phƣơng diện này. Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi tiến hành kiểm định tƣơng quan giữa các phƣơng diện của nhu cầu hiện thực hóa bản thân và thu đƣợc kết quả nhƣ sau.

Bảng 3.19: Tương quan giữa các phương diện hiện thực hóa bản thân của sinh viên So sánh Thể hiện Cái Tôi Giá trị sống Quan hệ với người khác Hoạt động xã hội Hoạt động học tập r r r r r

Thể hiện Cái Tôi 1 0.637** 0.477** 0.487** 0.588**

Giá trị sống 1 0.657** 0.530** 0.533**

Quan hệ với người khác 1 0.576** 0.428**

Hoạt động xã hội 1 0.551**

Hoạt động học tập 1

Hiện thực hóa bản thân 0.749** 0.821** 0.770** 0.804** 0.798**

Ghi chú: ** p < 0.01.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các phƣơng diện hiện thực hóa bản thân của sinh viên có mối tƣơng quan thuận, khá chặt chẽ với nhau và tƣơng quan chặt chẽ với nhu cầu hiện thực hóa bản thân. Mối tƣơng quan cao nhất thể hiện ở tƣơng quan giữa phƣơng diện “Giá trị sống” với “Quan hệ với ngƣời khác” (r = 0.657), giữa hai phƣơng diện “Giá trị sống” và “Thể hiện Cái Tôi” (r = 0.637).

89

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, năm phƣơng diện có mối tƣơng quan chặt chẽ đối với nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên. Mối tƣơng quan cao nhất ở phƣơng diện “Giá trị sống”, tiếp đến là phƣơng diện “Hoạt động xã hội”, sau đó là “Hoạt động học tập” , mối “Quan hệ với ngƣời khác” và cuối cùng là phƣơng diện “Thể hiện Cái Tôi” với r lần lƣợt là r = 0.821, r = 0.804, r = 0.798, r = 0.770, r = 0.749.

Nhƣ vậy, các phƣơng diện của nhu cầu hiện thực hóa bản thân đều có tƣơng quan chặt chẽ với nhau và với hiện thực hóa bản thân nói chung. Vì vậy, để nâng cao nhu cầu hiện thực hóa bản thân sinh viên cần tích cực hoạt động xã hội, chủ động nâng cao ý thức, phƣơng pháp học tập, tích cực hoạt động, tăng cƣờng mở rộng các mối quan hệ, từ đó trau dồi thêm nhiều kiến thức kinh nghiệm để nâng cao giá trị sống và thể hiện bản thân tốt hơn.

Tiểu kết: Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên nói chung và nhu cầu hiện thực hóa bản thân thể hiện trên các phƣơng diện nói riêng hiện nay đang ở mức trung bình. Cao nhất là phƣơng diện “Giá trị sống”, và phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác”, thấp nhất là phƣơng diện “Hoạt động xã hội”. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cách nhóm khách thể khác nhau. Sự khác biệt nổi trội nhất là nhóm khách thể “Kế hoạch tƣơng lại”, nhóm sinh viên có “Kế hoạch tƣơng lai dài hạn” có điểm trung bình nhu cầu hiện thực hóa bản thân và nhu cầu hiện thực hóa bản thân trên các phƣơng diện cao nhất trong nhóm khách thể này. “Quyền quyết định cuộc sống” và “Kết quả học tập” cũng có khá nhiều khác biệt trong các phƣơng diện. Nhóm khách thể “Ngành học” có sự khác biệt ở một số phƣơng diện. Các nhóm còn lại có sự khác biệt ở một hoặc một vài yếu tố hay nói cách khác là không có nhiều khác biệt lắm. Các phƣơng diện hiện thực hóa bản thân của sinh viên có tƣơng quan thuận, chặt chẽ với nhau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về mặt lý luận

Trên cơ sở phân tích các khái niệm nhu cầu, nhu cầu hiện thực hóa bản thân, quan điểm về hiện thực hóa bản thân của các nhà tâm lý học nổi tiếng trên đây, chúng tôi đã xây dựng khái niệm nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên. Theo đó, nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên là nhu cầu phát huy được tiềm năng của chính mình, trở thành một chủ thể có năng lực học tập, sáng tạo, có giá trị sống rõ ràng và kết nối lành mạnh với thế giới tự nhiên và xã hội.

Với quan điểm nhƣ vậy, chúng tôi xác định đƣợc năm tiêu chí mà chúng tôi gọi là năm phƣơng diện để đo lƣờng nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên trong nghiên cứu này nhƣ sau:

(1) Thể hiện Cái Tôi (2) Giá trị sống

(3) Quan hệ với ngƣời khác (4) Hoạt động xã hội

(5) Hoạt động học tập. 1.2. Về mặt thực tiễn

Đề tài nghiên cứu “nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên” về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra và chứng minh các giả thuyết nghiên cứu. Cụ thể:

Nhu cầu hiện thực hóa của sinh viên hiện nay đang ở mức trung bình. Trong các phƣơng diện thể hiện nhu cầu hiện thực hóa bản thân sinh viên thì phƣơng diện thể hiện “Giá trị sống” có ĐTB cao nhất tiếp đến là phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác”. Đứng thứ ba là nhu cầu “Thể hiện Cái Tôi” sau đó là nhu cầu tham gia “Hoạt động xã hội”, và cuối cùng là hiện thực hóa bản thân trong “Hoạt động học tập”. Có mối tƣơng quan chặt chẽ giữa các phƣơng diện của hiện thực hóa bản thân với nhau và với nhu cầu hiện thực hóa bản thân nói chung. Nhƣ vậy nếu nhu cầu một trong năm phƣơng diện thấp sẽ ảnh hƣởng tới các phƣơng diện còn lại.

91

Tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về nhu cầu hiện thực hóa bản thân và các phƣơng diện của hiện thực hóa bản thân theo các nhóm khách thể “Giới tính”, “Ngành học”, “Năm học, “Kết quả học tập”, “Điều kiện kinh tế gia đình”, “Quyền quyết định cuộc sống”, việc lên “Kế hoạch tƣơng lai”. Sự khác biệt nổi trội nhất là nhóm khách thể “Kế hoạch tƣơng lại”, nhóm sinh viên có “Kế hoạch tƣơng lai dài hạn” có điểm trung bình nhu cầu hiện thực hóa bản thân và nhu cầu hiện thực hóa bản thân trên các phƣơng diện cao nhất so trong nhóm khách thể này. “Quyền quyết định cuộc sống” và “Kết quả học tập” cũng có khá nhiều khác biệt trong các phƣơng diện. Nhóm khách thể “Ngành học” cũng có sự khác biệt ở một số yếu tố. Các nhóm còn lại có sự khác biệt ở một hoặc một vài yếu tố hay nói cách khác là không có nhiều khác biệt lắm.

Các phƣơng diện hiện thực hóa bản thân của sinh viên có tƣơng quan thuận, chặt chẽ với nhau.

Nhƣ vậy, giả thuyết khoa học của đề tài đã đƣợc chứng minh

2. Khuyến nghị

Qua các kết quả trên đây, để giúp sinh viên hiện thức hóa bản thân tốt hơn, chúng tôi xin đƣa ra những khuyến nghị sau:

Về phía sinh viên: Để nâng cao nhu cầu hiện thực hóa bản thân, sinh viên cần tích cực hoạt động xã hội, chủ động nâng cao ý thức, phƣơng pháp học tập, tích cực hoạt động, tăng cƣờng mở rộng các mối quan hệ, từ đó trau dồi thêm nhiều kiến thức kinh nghiệm để nâng cao giá trị sống và thể hiện cái tôi tốt hơn. Trong quá trình hiện thực hóa bản thân các em cần chú ý phát triển các phƣơng diện chứ không nên tập trung vào một mặt.

Về phía gia đình: Cần chủ động định hƣớng nghề nghiệp cho con em mình, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên tự lập, tự quyết định cuộc sống để nâng cao kinh nghiệm sống, ngày càng trƣởng thành hơn.

Về phía nhà trường: Có thể lên kế hoạch hoạt động phù hợp với năng lực, mục đích và thúc đẩy đƣợc nhu cầu hiện thực hóa bản thân sinh viên theo ngành học, giới tính, năm học, …nhƣ có thể tổ chức thêm các hoạt động tập thể, ngoại khóa

thích hợp để sinh viên chủ động, tích cực tham gia. Ngoài ra, việc tổ chức các lớp học kĩ năng cho sinh viên cũng rất quan trọng, để giúp các em quản lý thời gian, lập kế hoạch học tập, tƣơng lai rõ ràng.

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A.Tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Thị Thu Cúc (2006), Hứng thú và vai trò của hứng thú trong Hoạt động học tập của học sinh, Tạp chí Tâm lý học số 3/2006, tr. 46-49.

3. Võ Thị Ngọc Châu (1999), Nghiên cứu nhu cầu thành đạt và quan hệ của nó với tính tích cực nhận thức của sinh viên, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học.

4. Đinh Thị Vân Chi (2003), Nhu cầu giải trí của thanh niên, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, NXB Chính trị Quốc gia.

5. A.G. Covaliov (1971), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục 6. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, NXB KHXH, Hà Nội.

7. Đỗ Ngọc Đạt (1994), Toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu Khoa học giáo dục và Xã hội học, NXB Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội I.

8. Đại Từ Điển Việt Nam (1999), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam xuất bản, TP HCM.

9. Robert s. Feldman (2003), Những điều trọng yếu trong tâm lý học, NXB Thống kê.

10. Freud S (2002), Phân tâm học nhập môn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 11. Hoàng Thị Thu Hà (2002), Nhu cầu học tập của sinh viên Sư phạm, Luận văn thạc sĩ.

12. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, NXB Giáo dục.

13. Phạm Minh Hạc (2003), Một số công trình tâm lý học A.N Leonchiep, NXB Giáo dục.

14. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Phạm Huy Châu, 1989, Hoạt động – Ý thức – Nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy ( 1998), Tâm lý học , NXB Giáo dục Hà Nội

16. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Lê Đức Phúc, Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, NXB Chính Trị Quốc Gia.

17. Vũ Bích Hạnh (2007), Tìm hiểu thực trạng hình thành và phát triển động cơ học tập của sinh viên khoa Báo chí, Trƣờng ĐHKHXH & Nhân Văn, Tạp chí Tâm lý học số 6/2006.

18. Đào Lan Hƣơng (2006), Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh.

19. Lê Hƣơng (2002), Cấu trúc động cơ của con người, Tạp chí Tâm lý học số 6/2002.

20. Lê Hƣơng (2003), Tính tích cực nghề nghiệp của công chức, một số nhân tố ảnh hưởng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội

21. Lê Thanh Hƣơng (2001), Động cơ thành đạt trong khoa học của cán bộ thuộc trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.

22. Lê Thanh Hƣơng, Trần Anh Châu (2003), Động cơ thành đạt của con người và mối tương quan của nó với một số đặc điểm nhân cách.

23. B.R.Hergenhahn (2003), Nhập môn lịch sử tâm lý học, NXB Thống kê

24. Nguyễn Hồi Loan (2003), Động cơ học tập của sinh viên trường ĐHKHXH&NV, Tạp chí Tâm lý học, số 2/2003, Tr 6.

25. A.N.Lêonchiev (1999), Hoạt động – Ý thức – nhân cách. NXB Giáo dục. 26. Đặng Phƣơng Kiệt (chủ biên),( 2000), Những vấn đề tâm lý và văn hóa hiện đại, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội.

27. Đặng Phƣơng Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

28. Nguyễn Sinh Phúc (2013), Các trường phái trong tâm lý học lâm sàng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

29. Trần Thị Thìn (2004), Động cơ học tập của sinh viên sư phạm - thực trạng và phương hướng giáo dục, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học.

30. Lã Thị Thu Thủy (2006), Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ, Luận án tiến sĩ, Viện Tâm lý học.

31. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), (2004), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sƣ phạm.

95

32. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), (2001), Từ điển Tâm lý, NXB Văn hóa thế giới.

B.Tiếng Anh

33. Duane P. Schultz (2001), Các lý thuyết nhân cách, Đại học tổng hợp Nam Florida.

34. Jess Feist, Gregory Feist (2008), Theories of personality, vol. 7, Mc Graw Hill.

35. Jonathan Vogler, (2012), Self-Actualization and Peak Experiences in Outdoor Recreation. Vogler, Jonathan, "Self-Actualization and Peak Experiences in Outdoor Recreation" (2012).All Theses. Paper 1485.

36. Erich Fromm (1989): The Courage to be Human. New York: Human Sciences Press.

37. Eleanor G. Hall, Jan Hansen (2011), Self-Actualizing Men and Women – A Comparison Study, 24/Roeper Review, Vol. 20, No. 1.

38. A. Maslow (1954), Motivation and persionality, Reprinted from the English Edition by Harper & Row.

39. Maslow, A. H. (1962), Towards a psychology of being, Princeton: D. Van Nostrand Company.

40. A. Maslow (1968), Toward a Psychology of being, vol 2, by Van Nostrand Reinhold Company Inc.

41. Maslow, A. H. (1968), Toward a Psychology of Being, New York: D. Van Nostrand Company.

42. Maslow, A. H. (1970a), Motivation and personality, New York: Harper & Row.

43. Maslow, A. H. (1970b), Religions, values, and peak experiences, New York: Penguin. (Original work published 1964).

44. Mario Fernando, V. Nilakant (2008), The place of self-actualisation in workplace spirituality: evidence from Sri Lanka, Faculty of Commerce - Papers (Archive).

45. Maricris Joy B. Amparado, Pauline Mae C. Javier, Erica Jushane E. Pomar, Miriam Grace Aquino-Malabanan, Lida C. Landicho, (2014), Self- Actualization of Married and Unmarried among Middle aged Professionals ,

International Journal of Academic Research in Psychology July 2014, Vol. 1, No. 2.

46. Mazhar Hayat, Tabassum Maqbool, Saira Akhter (2015), A Feminist Study of Self-Actualisation in Atwood’s The Handmaid’s Tale and Ali’s Brick Lane ,

ELF Annual Research Journal 17 (2015) 209-220.

47. Mitchell, S. (1988),Relational Concepts in Psychoanalysis: an Integration Cambridge, Mass, Harvard University Press.

48. Oludele Mayowa SOLAJA, (2015), Exploring the impact of employees’ self- actualization on organizational performance in Nigerian Investment company, Sky Journal of Business Administration and Management Vol. 3(4), pp. 025 - 031 September, 2015.

49. Raskin, N. J., Rogers, C., Witty, M. C, (2008), Client-Centered Therapy. In Corsini, R. J. & Wedding, D. (2008). Current Psychotherapies. 8th Ed., Thomson Brooks /Cole.

50. Y. V Shrivastava, Sheeja Thomas (2015), Study of the relationship between self actualization and personality of secondary school teachers, Volume-4, Issue-2, Feb-2015 • ISSN No 2277 – 8160.

51. Rogers, C, (1951), Client-centered Therapy: Its Current Practice, Implications and Theory. London: Constable.

52. Rogers, C, (1959), A Theory of Therapy, Personality and Interpersonal Relationships as Developed in the Client-centered Framework. In (ed.)

97

53. S. Koch, Psychology: A Study of a Science, Vol. 3: Formulations of the Person and the Social Context, New York: Mc Graw Hill.

54. Rogers, C. R. (1961), On Becoming a Person - A Psychotherapists View of Psychotherapy.

55. Rogers, C. R., Stevens, B., Gendlin, E. T., Shlien, J. M., & Van Dusen, W. (1967), Person to person: The problem of being human: A new trend in psychology, Lafayette, CA: Real People Press.

56. Rollo May (1958), Existence: A New Dimension in Psychiatry and Psychology (June, 1958).

57. Shostrom, E. L.(1934, 2000), Organism: A Holistic Approach to biology derived from pathological data in Man, In English (2000): New York: Zone Books; New Ed edition.

58. Shostrom, E. L. (1964),An inventory for the measurement of self- actualization. Educational and Psychological measurement, 24, 207 – 218.

59. Trupti Ambalal Chandaliya, (2015), Self-actualization among college Students: A study with Reference To Sex, Place of Living and Medium of Teaching, The International Journal of Indian Psychology | ISSN 2348-5396 Volume 2, Issue 2.

60. Yalda Amir Kiaei, The relationship between Metacognition, self- actualization, and well-being among university students: Reviving self- actualization as the purpose of education , FIU Electronic Theses and Dissertations.Paper 1367.

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT Số phiếu: ……….

Xin chào bạn!

Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành đề tài tốt nghiệp hệ đào tạo thạc sĩ với đề tài liên quan đến nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên.

Rất mong bạn dành thời gian chia sẻ một số thông tin bằng cách hãy đán h dấu

X vào lựa chọn nào phù hợp với bản thân bạn nhất hoặc điền thông tin vào chỗ trống bên cạnh.

Chúng tôi cam đoan rằng những thông tin mà bạn cung cấp sẽ được bảo mật hoàn toàn và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.

Cảm ơn bạn rất nhiều!

A.THÔNG TIN VỀ NGƢỜI TRẢ LỜI Câu 1: Giới tính

1. Nam □ 2. Nữ □

Câu 2: Tuổi: ...

Câu 3: Hiện tại bạn đang là sinh viên năm thứ mấy

1. Năm thứ nhất □ 2. Năm thứ hai □

3. Năm thứ ba □

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 98 - 195)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)