Thực trạng chung nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 51 - 61)

b. Đặc điểm nhân cách của người có nhu cầu hiện thực hóa bản thân

3.1. Thực trạng chung nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên

Nghiên cứu của chúng tôi về nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên bao gồm nghiên cứu thực trạng nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên nói chung và thực trạng nhu cầu hiện thực hóa bản thân thể hiện trên năm phƣơng diện:

“Thể hiện Cái Tôi”, “Giá trị sống”, mối “Quan hệ với người khác”, “Hoạt động xã hội”“Hoạt động học tập”. Sau khi thực hiện thu thập thông tin về đối tƣợng khảo sát, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.1: Thực trạng nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên

Phương diện ĐTB ĐLC Mức độ

Thể hiện Cái Tôi 2,98 0,46 Trung bình

Giá trị sống 3,18 0,41 Trung bình

Quan hệ với ngƣời khác 3,17 0,43 Trung bình

Hoạt động xã hội 2,91 0,54 Trung bình

Hoạt động học tập 2,94 0,53 Trung bình

TBC 3,03 0,38 Trung bình

Bảng số liệu trên cho thấy, nhu cầu hiện thực hóa bản thân hiện nay của sinh viên ở mức trung bình (TBC = 3,03, ĐLC = 0,38). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ĐTB của các phƣơng diện thể hiện nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên đạt từ 2,91 đến 3,18 ở mức trung bình. Trong các phƣơng diện hiện thực hóa bản thân của sinh viên hiện nay cao nhất là nhu cầu thể hiện “Giá trị sống” của sinh viên với ĐTB = 3,18, ĐLC = 0.41.

Thấp nhất phải kể đến phƣơng diện “Hoạt động xã hội” của sinh viên có ĐTB = 2,91, ĐLC = 0,54 và thấp hơn ĐTB mức độ hiện thực hóa bản thân sinh viên là 3,03 điểm. Tuy nhiên nhu cầu “Hoạt động xã hội” của sinh viên vẫn nằm trong mức trung bình. Xếp thứ hai là nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phƣơng diện

mối “Quan hệ với ngƣời khác” ĐTB đạt 3,17 điểm thấp hơn so với ĐTB “Giá trị sống” 0,01 điểm. Đứng thứ ba là phƣơng diện “Thể hiện Cái Tôi” của sinh viên với ĐTB = 2,98 tức ở mức gần trung bình. Và điều bất ngờ là sinh viên đang ở độ tuổi lấy việc học làm chủ đạo nhƣng với ĐTB = 2,94 nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phƣơng diện “Hoạt động học tập” lại chỉ đứng thứ tƣ trong năm phƣơng diện và ĐTB còn thấp hơn cả điểm TBC của nhu cầu hiện thực hóa bản thân (3,03). Tuy nhiên ĐTB “Hoạt động học tập” của các em vẫn ở mức trung bình.

Nhƣ vậy, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên hiện nay ở mức trung bình, có nghĩa rằng sinh viên ngày nay đã quan tâm hơn đến việc hiện thực hóa bản thân. Trong năm phƣơng diện thể hiện nhu cầu hiện thực hóa bản thân chúng tôi nghiên cứu, sinh viên thể hiện ở phƣơng diện “Giá trị sống” cao nhất, thấp nhất là phƣơng diện “Hoạt động xã hội”. Để đi sâu làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phân tích T-test và ANOVA nhằm so sánh điểm trung bình của từng phƣơng diện xem thật sự có sự khác biệt nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở các nhóm khách thể khác nhau hay không. Kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng 3.2.

43

Bảng 3.2. Thực trạng nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên trên các phương diện biểu hiện ở Giới tính, Ngành học, Năm học và Kết quả học tập

Giới tính Ngành học Năm học Kết quả học tập

Nam Nữ p Tự nhiên Xã hội p Nhất Hai Ba Tƣ p Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình p THCT 3,04 2,94 0,060 2,96 2,98 0,649 2,96 2,97 2,89 3,05 0,678 3,35 2,99 2,93 2,76 0,000 GTS 3,17 3,18 0,709 3,16 3,20 0,236 3,20 3,16 3,09 3,26 0,377 3,34 3,21 3,15 3,11 0,064 QHVNK 3,12 3,18 0,266 3,11 3,22 0,014 3,18 3,16 3,09 3,22 0,650 3,32 3,18 3,17 3,09 0,179 HĐXH 2,91 2,94 0,545 2,86 3,01 0,007 3,00 2,92 2,78 2,86 0,067 3,13 2,99 2,90 2,81 0,038 HĐHT 2,92 2,91 0,849 2,88 2,94 0,321 2,96 2,88 2,78 2,89 0,324 3,26 2,98 2,85 2,72 0,000 TBC 3,03 3,03 0,998 2,99 3,07 0,049 3,06 3,02 2,93 3,06 0,282 3,28 3,07 3,00 2,90 0,000

Ghi chú cho bảng số liệu:

P là mức ý nghĩa

THCT: Thể hiện Cái Tôi GTS: Giá trị sống

QHVNK: Quan hệ với người khác HĐXH: Hoạt động xã hội

Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân và nhu cầu hiện thực hóa bản thân thể hiện trên các phƣơng diện ở hai nhóm khách thể: “Giới tính”, “Năm học” (P > 0,05), có sự khác biệt ĐTB ở các nhóm khách thể còn lại là “Ngành học” và “Kết quả học tập” (P<0,05).

Cụ thể, sinh viên ngành xã hội có ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân 3,07, ĐTB ở các phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác” (3,22), “Hoạt động xã hội” (3,01) cao hơn sinh viên ngành tự nhiên có ĐTB lần lƣợt là (2,99; 2,86; 2,88). Hay nói cách khác là sinh viên ngành xã hội có nhu cầu hiện thực hóa bản thân thể hiện ở phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác” và phƣơng diện “Hoạt động xã hội” cao hơn sinh viên ngành tự nhiên, đây cũng có thể là nguyên nhân nhu cầu hiện thực hóa bản thân của các em ngành xã hội cao hơn. Khi trao đổi với các em về vấn đề này, sinh viên ngành xã hội chia sẻ do môi trƣờng học tập tiếp thu thêm nhiều kiến thức về giao tiếp, lúc đầu các em chỉ muốn áp dụng kiến thức vào thực tế, nhƣng sau khi áp dụng thấy rất hiệu quả, các em giao tiếp tốt hơn, từ đó các em có thêm nhiều mối quan hệ mới và tích cực hơn trong giao tiếp. Một sinh viên nữ khoa Tâm lý học cho biết:

“ngày học cấp 3 em rất ít giao tiếp với bạn bè, nhiều khi cũng muốn nói chuyện lắm nhưng em không biết phải bắt đầu từ đâu, lại sợ làm phật lòng mọi người nữa nên càng ngày càng ít nói. Cho đến khi vào trường đại học, em được học về Tâm lý học hiểu thêm về giao tiếp, em đã áp dụng và thấy thật bất ngờ, giờ không những em có thêm nhiều bạn mà em còn có thể phát biểu trước đám đông nữa”. Các em sinh viên tự nhiên cho rằng, tuy vào trƣờng cũng có tham gia một số lớp kĩ năng tuy nhiên thời gian học không nhiều, lại phải tập trung vào học chuyên ngành nên mặc dù kĩ năng giao tiếp và xã hội có hơn thời cấp ba nhƣng vẫn chƣa thực sự tự tin lắm. Bên cạnh đó cũng có nhiều sinh viên rất ít khi đăng kí tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ, các nhóm do trƣờng tổ chức. Một sinh viên nam khoa Địa lý cho biết “em không đăng kí vào hội sinh viên, cũng ít khi tham gia các câu lạc bộ vì cảm thấy không quen đến chỗ đông người”. Sinh viên cả hai ngành đều có ĐTB nhu cầu

45

hiện thực hóa bản thân ở phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác” cao hơn ĐTB ở phƣơng diện “Hoạt động xã hội”. Điều này có nghĩa rằng sinh viên hiện nay hòa đồng trong các mối quan hệ nhƣng về hoạt động xã hội thì vẫn có phần thấp hơn chút, tuy nhiên cả hai đều ở mức trung bình. Trao đổi với các em về vấn đề này, đƣợc biết không phải tất cả các sinh viên đều tham gia hoạt động xã hội, nhóm. Có em thì “bận làm thêm không có thời gian”, có sinh viên “ngại đến chỗ đông người” cũng có bạn “cảm thấy không thích hoạt đông xã hội”… Một sinh viên nam ngành Sinh học cho hay “em có thể nói chuyện rất thoải mái với bạn bè của mình nhưng khi ở một nơi đ ông người em rất ngại, và mặt đỏ lên, vì vậy em rất ít khi đến chỗ đông người hay tham gia các hoạt động xã hội”.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có sự khác biệt rất rõ ràng ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân và nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên trên ba phƣơng diện là “Thể hiện Cái Tôi”, “Hoạt động xã hội” và “Hoạt động học tập” biểu hiện ở “Kết quả học tập” (p < 0,05). Sinh viên có kết quả học tập “Xuất sắc” có điểm TBC cao nhất nhóm là 3,28, và thấp nhất là TBC của sinh viên có “kết quả học tập trung bình” (2,90). Tƣơng tự nhƣ vậy, điểm trung bình cũng giảm dần theo kết quả học tập từ “Xuất sắc” đến “Trung bình” ở các phƣơng diện: “Thể hiện Cái Tôi”, “Hoạt động xã hội” và “Hoạt động học tập”. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân thể hiện trên phƣơng diện “Giá trị sống” và phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác” không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ĐTB của các em (p = 0,179). Sinh viên có kết quả học tập “Xuất sắc” thì ĐTB cao nhất ở phƣơng diện “Thể hiện Cái Tôi” (3,35), cao hơn cả TBC toàn nhóm (3,28), và ĐTB phƣơng diện “Hoạt động xã hội” thấp nhất (3,13) nhƣng vẫn ở mức trung bình. Có sự chênh lệch không đáng kể ĐTB các phƣơng diện hiện thực hóa bản thân ở nhóm sinh viên có kết quả học tập “Giỏi” (2,98 - 2,99). Nhóm sinh viên kết quả học tập “Khá” có ĐTB cao nhất ở phƣơng diện “Thể hiện Cái Tôi” là 2,93, tiếp ngay sau là ĐTB của phƣơng diện “Hoạt động học tập” với 2,90 điểm, giữ vị trí thấp nhất là phƣơng diện “Hoạt động học tập” (ĐTB = 2,85). Nhóm sinh viên kết quả học tập “Trung

bình” lại có ĐTB phƣơng diện “Hoạt động xã hội” cao nhất (2,81) và thấp nhất là phƣơng diện “Hoạt động học tập” (ĐTB = 2,72).

Nhƣ vậy, nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên có sự khác biệt ở hai nhóm khách thể là “Ngành học” và “Kết quả học tập”. Sinh viên ngành Xã hội có nhu cầu hiện thực hóa bản thân và nhu cầu hiện thực hóa bản thân thể hiện qua hai phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác”, “Hoạt động xã hội” cao hơn nhóm sinh viên ngành Tự nhiên. Có sự giảm dần về nhu cầu hiện thực hóa bản thân và nhu cầu hiện thực hóa bản thân trong ba phƣơng diện là “Thể hiện Cái Tôi”, “Hoạt động xã hội” và “Hoạt động học tập” từ các em có học lực “Xuất sắc” đến các em có kết quả học tập “Trung bình”. Theo chúng tôi có thể lý do là khi sinh viên đạt đƣợc thành tích cao hơn mang lại cảm giác tự tin hơn, muốn khẳng định mình hơn và vì vậy nhu cầu hiện thực hóa bản thân của các em cao hơn. Sinh viên có kết quả “xuất sắc, giỏi, khá” đều có ĐTB phƣơng diện “Thể hiện Cái Tôi” cao nhất trong khi sinh viên có kết quả “Trung bình” lại có ĐTB “Hoạt động xã hội” cao nhất. sinh viên có kết quả “Giỏi, Khá, Trung bình” có ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phƣơng diện “Hoạt động học tập” thấp nhất, còn sinh viên “Xuất sắc” ĐTB thấp nhất lại ở phƣơng diện “Hoạt động xã hội”.

47

Bảng 3.3. Thực trạng nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên trên các phương diện biểu hiện ở điều kiện kinh tế gia đình, quyền quyết định cuộc sống và việc lập kế hoạch tương lai

Kinh tế gia đình Quyền quyết định CS Kế hoạch cho tương lai

Giàu Khá TB Dƣới TB p (1) (2) (3) p (a) (b) (c) (d) p THCT 3,08 3,04 2,96 2,83 0,188 3,12 2,91 2,90 0,000 3,21 2,89 2,79 2,66 0,000 GTS 3,33 3,27 3,17 3,09 0,098 3,29 3,12 3,17 0,002 3,22 3,15 3,06 2,88 0,000 QHVNK 3,10 3,25 3,17 3,00 0,103 3,21 3,11 3,24 0,026 3,26 3,17 2,99 2,95 0,000 HĐXH 3,11 3,05 2,92 2,77 0,103 2,94 2,92 2,96 0,750 3,05 2,91 2,83 2,75 0,015 HĐHT 3,01 3,06 2,89 2,81 0,103 3,05 2,84 2,88 0,004 3,06 2,88 2,71 2,70 0,000 TBC 3,12 3,13 3,02 2,90 0,038 3,12 2,98 3,03 0,006 3,18 3,00 2,87 2,80 0,000

Ghi chú cho bảng số liệu

p là mức ý nghĩa

THCT: Thể hiện Cái Tôi GTS: Giá trị sống

QHVNK: Quan hệ với người khác HĐXH: Hoạt động xã hội

HĐHT: Hoạt động học tập

(1): Hoàn toàn tự quyết định cuộc sống

(2): Tự quyết định cuộc sống một phần

(3): Quyết định cuộc sống sau khi bàn bạc với gia đình (a): Đã có kế hoạch dài hạn cho tương lai

(b): Có nghĩ đến tương lai nhưng chưa có kế hoạch gì cụ thể (c): Chưa nghĩ nhiều về tương lai

49

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên biểu hiện ở “Điều kiện kinh tế gia đình”, ”Quyền quyết định cuộc sống” và việc “Kế hoạch cho tƣơng lai” (p < 0,05).

Bảng số liệu cho thấy, sinh viên có điều kiện kinh tế “Khá”, “Giàu” có ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân lần lƣợt là 3,13 và 3,12 cao hơn ĐTB của các em có điều kiện kinh tế “Trung bình” (3,02), với ĐTB =2,90, sinh viên có điều kiện kinh tế “dƣới Trung bình” giữ vị trí thấp nhất.

Về “Quyền quyết định cuộc sống”, nhóm sinh viên “Hoàn toàn tự quyết định” cuộc sống của mình có ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân cao nhất (3,12), ngƣợc lại ĐTB thấp nhất là 2,98 ở những sinh viên chỉ “Tự quyết định một phần” cuộc sống. Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở bốn phƣơng diện nhu cầu hiện thực hóa bản thân (P < 0,05) là: phƣơng diện “Thể hiện Cái Tôi”, “Giá trị sống”, “Quan hệ với ngƣời khác” và “Hoạt động học tập”. Riêng phƣơng diện “Hoạt động xã hội” thì không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,750). Ở cả bốn phƣơng diện, ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân cao nhất ở nhóm sinh viên “Hoàn toàn tự quyết định” cuộc sống (từ 3,05- 3,29). Điều này có thể hiểu là sinh viên “Hoàn toàn tự quyết định” cuộc có nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở các phƣơng diện “Thể hiện Cái Tôi”, “Giá trị sống”, phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác”, “Hoạt động học tập” và nhu cầu hiện thực hóa bản thân cao nhất. Trong 3 phƣơng diện còn lại, các em “Quyết định sau khi bàn bạc với gia đình” có điểm trung bình cao thứ hai. Việc chỉ “Tự quyết định một phần” cuộc sống khiến các phƣơng diện “Giá trị sống”, “Quan hệ với ngƣời khác”, “Hoạt động học tập” của các em có điểm trung bình thấp hơn hai nhóm còn lại. Điều này có thể do ít phải quyết định cuộc sống nên các em có thói quen dựa vào ngƣời khác, ít khi trải nghiệm và ít đối mặt với thất bại khi quyết định sai nên các em chƣa có nhiều kinh nghiệm, quan điểm sống cũng chƣa rõ ràng, từ đó “bị động” hơn. Sinh viên “Hoàn toàn tự quyết định” cuộc sống và các em “Tự quyết định một phần” cuộc sống cùng có ĐTB “Giá trị sống” cao nhất (3,29; 3,12) thấp nhất là “Hoạt động học tập” (3,05; 2,84). Nhóm sinh viên “Quyết định sau khi bàn bạc với gia đình” có ĐTB Phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác”

(3,24) cao nhất, thấp nhất cũng ở phƣơng diện “Hoạt động học tập” (2,88). Các em cho rằng“việc tham khảo ý kiến những người trong gia đình vừa giúp có thêm nhiều kinh nghiệm sống cũng làm cho mọi người thêm hiểu nhau, thêm gắn bó hơn và giao tiếp dễ dàng hơn” (nữ sinh viên khoa Địa lý).

Tƣơng lai nối tiếp hiện tại, khác với quá khứ là không thể sửa chữa hay lập kế hoạch đƣợc, tƣơng lai sẽ suôn sẻ hơn nếu con ngƣời có kế hoạch và có thể lƣờng đƣợc khó khăn, tránh những bất lợi để đi đến thành công hơn. Chính vì lẽ đó việc lên kế hoạch tƣơng lai đang ngày một đƣợc nhiều ngƣời quan tâm hơn và sinh viên không phải ngoại lệ trong đó. Đối với nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên cũng vậy, Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên nói chung và nhu cầu hiện thực hóa bản thân trên từng phƣơng diện nói riêng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (P < 0,05) biểu hiện ở việc “Kế hoạch tƣơng lai”. ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân nói chung và nhu cầu hiện thực hóa bản thân trên từng phƣơng diện nói riêng cao nhất phải kế đến nhóm sinh viên có “Kế hoạch dài hạn cho tƣơng lai”, các em “Có nghĩ đến tƣơng lai nhƣng chƣa có kế hoạch gì cụ thể” giữ vị trí thứ hai, nhóm sinh viên “Chƣa nghĩ nhiều về tƣơng lai” có điểm trung bình thứ ba và việc “Hoàn toàn chƣa có kế hoạch gì cho tƣơng lai” khiến điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)