Nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phương diện Giá trị sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 70 - 83)

b. Đặc điểm nhân cách của người có nhu cầu hiện thực hóa bản thân

3.2. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân thể hiện trong từng phƣơng diện

3.2.2. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phương diện Giá trị sống

Giá trị cuộc sống (hay Giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng và có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi ngƣời. Giá trị sống trở thành động lực để ngƣời ta nỗ lực phấn đấu để có đƣợc nó. Giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi ngƣời đều giống nhau. Với sinh viên, một nhóm xã hội đặc thù có ảnh hƣởng đến xã hội rất mạnh mẽ hiện nay bởi các hoạt động và những đóng góp của sinh viên cho những hoạt động xã hội ngày càng tích cực và ý nghĩa, họ sẽ có quan điểm và nhu cầu thể hiện “Giá trị sống” của bản thân mình nhƣ thế nào. Với đặc trƣng bởi sự trẻ trung, cởi mở, tôn trọng lẽ phải và công bằng, khao khát tìm hiểu cái mới, tiềm tàng năng lực và ý chí sáng tạo. Đồng thời, họ cũng mang trong mình sự bồng bột và đam mê của tuổi trẻ, gắn liền với tính dễ dao động trong sự lựa chọn những giá trị, chuẩn mực và nhu cầu. Do đó, họ cũng dễ bị tiêm nhiễm những thói hƣ, những mặt tiêu cực, nhiều khi chịu ảnh hƣởng một cách không tự giác những cái xấu, xa lạ với định hƣớng giá trị mà mình đang vƣơn tới. Những năm gần đây, hiện tƣợng trộm cắp, tiêm chích ma tuý, rƣợu chè, cờ bạc... chính vì vậy việc xác định rõ Giá trị sống sẽ giúp sinh viên có suy nghĩ và hành động đúng đắn hơn trong hiện tại và tƣơng lai. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên thể hiện ở phƣơng diện “Giá trị sống” giới hạn ở đề tài của chúng tôi nghiên cứu ở 5 yếu tố là: Giá trị sống rõ ràng, Làm chủ cuộc sống, Hạnh phúc, Đặc điểm nhân cách tốt, và Sự hòa hợp với thiên nhiên.

Bảng 3.7. Điểm trung bình và xếp hạng giá trị trung bình các yếu tố của nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phương diện Giá trị sống

61

Giá trị sống rõ ràng 3,09 0,51 Trung bình

Làm chủ cuộc sống 3,12 0,53 Trung bình

Hạnh phúc 3,21 0,51 Trung bình

Đặc điểm nhân cách tốt 3,30 0,54 Trung bình

Yêu thiên nhiên 3,23 0,56 Trung bình

TBC 3,18 0,46 Trung bình

Từ bảng số liệu trên cho thấy ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phƣơng diện Giá trị sống hiện đang ở mức trung bình (3,18, SD 0,46). Cao nhất phải kể đến ĐTB của yếu tố “Đặc điểm nhân cách tốt” ở mức (3,30) cao hơn cả điểm trung bình chung của toàn nhóm (3,18) hai trƣờng ĐHKHXH&NV và ĐHKHTN là một trong những trƣờng đứng đầu về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên của cả nƣớc, với điểm đầu vào khá cao, các bạn sinh viên thi đỗ vào trƣờng hầu hết đều tập trung rèn luyện kiến thức và đạo đức có lẽ đây chính là nguyên nhân các em có đặc điểm nhân cách tốt. Cao thứ hai là yếu tố “Hòa hợp với thiên nhiên” (ĐTB = 3,23) và yếu tố “Hạnh phúc” (ĐTB = 3,21). Yếu tố có ĐTB thấp nhất là “Giá trị sống rõ ràng” ở mức (3,09).

Bảng 3.8. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phương diện Giá trị sống theo các yếu tố biểu hiện ở Giới tính, Ngành học, Năm học, Kết quả học tập

Giới tính Ngành học Năm học Kết quả học tập

Nam Nữ p KHT N KHX H p Nhất Hai Ba Tƣ P XS Giỏi Khá TB p GTSRR 3,11 3,08 0,524 3,10 3,07 0,614 3,12 3,05 3,0 3,12 0,542 3,34 3,13 3,05 2,94 0,008 LCCS 3,14 3,11 0,614 3,12 3,12 0,975 3,14 3,08 3,06 3,12 0,757 3,39 3,14 3,08 3,00 0,016 HP 3,12 3,23 0,077 3,15 3,26 0,037 3,22 3,21 3,13 3,27 0,737 3,24 3,26 3,21 3,04 0,138 ĐĐNCT 3,25 3,31 0,349 3,23 3,36 0,015 3,34 3,25 3,14 3,38 0,134 3,36 3,33 3,24 3,33 0,388 HHVTN 3,23 3,22 0,810 3,20 3,24 0,528 3,20 3,21 3,15 3,45 0,094 3,42 3,21 3,20 3,31 0,187 Ghi chú: GTSRR: Giá trị sống rõ ràng LCCS: làm chủ cuộc sống HP: hạnh phúc ĐĐNCT: đặc điểm nhân cách tốt HHVTN: hòa hợp với thiên nhiên p là mức ý nghĩa

63

Từ bảng số liệu trên cho thấy ở phƣơng diện “Giá trị sống” của nhu cầu hiện thực hóa bản thân không có sự khác biệt về nhóm khách thể “Giới tính” và “Năm học” (p > 0.05), mà chỉ có sự khác biệt ở “Ngành học” và “Kết quả học tập” (p < 0.05). Sinh viên ngành “Xã hội” có điểm trung bình “Hạnh phúc” và cả “Đặc điểm nhân cách tốt” (3,26; 3,36) cao hơn sinh viên ngành “Tự nhiên” (3,15; 3,23). Điều này không có nghĩa rằng sinh viên trƣờng tự nhiên không có nhân cách tốt và không thấy hạnh phúc, thực tế sinh viên của cả hai trƣờng đều có đặc điểm nhân cách tốt và mức độ hạnh phúc ở mức trung bình, chỉ là các em ngành “Xã hội” có ĐTB nhỉnh hơn một chút.

Sinh viên đạt kết quả học tập “Xuất sắc” có điểm trung bình hai phƣơng diện “Giá trị sống rõ ràng” và khả năng “Làm chủ cuộc sống” (3,34; 3,39) cao nhất toàn nhóm, trong đó sinh viên có kết quả “Trung bình” có ĐTB thấp nhất nhóm (2.94; 3,00).

Bảng 3.9. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phương diện Giá trị sống theo các yếu tố biểu hiện ở Điều kiện kinh tế gia đình, Quyền quyết dịnh cuộc sống và việc Kế hoạch tương lai

Kinh tế gia đình Quyền quyết định CS Kế hoạch cho tương lai

Giàu Khá TB Dƣới TB p (1) (2) (3) p (a) (b) (c) (d) p GTSRR 3,18 3,19 3,07 2,97 0,242 3,23 3,02 3,03 0,001 3,27 3,05 2,91 2,68 0,000 LCCS 3,24 3,33 3,07 3,08 0,008 3,33 3,03 3,04 0,000 3,28 3,04 3,07 3,01 0,001 HP 3,40 3,28 3,20 3,03 0,124 3,29 3,17 3,18 0,115 3,37 3,17 3,06 2,90 0,000 ĐĐNCT 3,36 3,33 3,29 3,19 0,684 3,35 3,24 3,32 0,180 3,42 3,28 3,09 3,04 0,001 HHVTN 3,48 3,25 3,21 3,20 0,456 3,26 3,15 3,30 0,069 3,31 3,21 3,20 2,86 0,007

Ghi chú cho bảng số liệu trên p là mức ý nghĩa

GTSRR: Giá trị sống rõ ràng LCCS: làm chủ cuộc sống HP: hạnh phúc

ĐĐNCT: đặc điểm nhân cách tốt HHVTN: hòa hợp với thiên nhiên

(2): Tự quyết định cuộc sống một phần

(3): Quyết định cuộc sống sau khi bàn bạc với gia đình (a): Đã có kế hoạch dài hạn cho tương lai

(b): Có nghĩ đến tương lai nhưng chưa có kế hoạch gì cụ thể (c): Chưa nghĩ nhiều về tương lai

65

Bảng số liệu trên cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên trên phƣơng diện “Giá trị sống” biểu hiện ở “Điều kiện kinh tế gia đình”, “Quyền quyết định cuộc sống”, và việc “Kế hoạch tƣơng lai” (p < 0,05).

Về “Điều kiện kinh tế gia đình”, ĐTB “Làm chủ cuộc sống” của nhóm sinh viên có “Điều kiện kinh tế khá” cao nhất (3,33), sinh viên có “Điều kiện kinh tế giàu” có ĐTB “Làm chủ cuộc sống” đứng thứ hai (3,24), các em có “Điều kiện kinh tế trung bình” (3,07) và “dƣới Trung bình” (3,08) có ĐTB “Làm chủ cuộc sống” thấp gần bằng nhau.

Nhóm sinh viên có quyền “Quyết định cuộc sống hoàn toàn” có điểm trung bình “Giá trị sống rõ ràng” (3,23) và “Làm chủ cuộc sống” (3,33) cao nhất, ngƣợc lại nhóm sinh viên chỉ “Quyết định một phần” cuộc sống có ĐTB “Làm chủ cuộc sống” (3,03) và “Giá trị sống rõ ràng” (3,02) thấp nhất.

Nhóm sinh viên có “Kế hoạch tƣơng lai dài hạn” có ĐTB cao nhất toàn nhóm (từ 3,28 - 3,42) về phƣơng diện “Giá trị sống” thấp nhất phải kể đến nhóm sinh viên “Hoàn toàn chƣa có kế hoạch gì cho tƣơng lai” (2,68 - 3,04). Cụ thể, sinh viên có “Kế hoạch tƣơng lai dài hạn” có ĐTB cao nhất ở phƣơng diện “Đặc điểm nhân cách tốt” là 3,42 và ĐTB thấp nhất ở phƣơng diện “Giá trị sống” rõ ràng 3,27. Các em “Có nghĩ tƣơng lai nhƣng chƣa có kế hoạch gì cụ thể” đạt điểm trung bình cao nhất ở phƣơng diện “Đặc điểm nhân cách tốt” 3,28 và thấp nhất ở phƣơng diện “làm chủ cuộc sống” 3,04. Sinh viên “Chƣa nghĩ nhiều về tƣơng lai” có ĐTB cao nhất 3,20 ở phƣơng diện “Hòa hợp với thiên nhiên” thấp nhất ở phƣơng diện “Giá trị sống rõ ràng” 2,91. Các em “Hoàn toàn chƣa có kế hoạch gì cho tƣơng lai” có điểm trung bình cao nhất ở phƣơng diện “đặc điểm nhân cách tốt” 3,04 và điểm trung bình thấp nhất ở phƣơng diện “Giá trị sống rõ ràng” 2,68.

Tóm lại, nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phƣơng diện “Giá trị sống” hiện ở mức trung bình, sinh viên ngành xã hội có ĐTB “Hạnh phúc” và “Đặc điểm nhân cách tốt” cao hơn sinh viên ngành tự nhiên. Sinh viên có kết quả học tập “Xuất sắc”, có ĐTB “Làm chủ cuộc sống” và “Giá trị sống rõ ràng” cao nhất. Sinh

viên có “Điều kiện kinh tế Khá” có mức độ “Làm chủ cuộc sống” cao hơn sinh viên có điều kiện kinh tế “Trung bình” và “dƣới Trung bình”, nhƣng sinh viên có điều kiện kinh tế cao nhất (giàu có) cũng chỉ “Làm chủ cuộc sống” đứng thứ hai trong nhóm. Các em “Tự quyết định cuộc sống hoàn toàn” có “Giá trị sống rõ ràng” và khả năng “Làm chủ cuộc sống” cao nhất trong ba nhóm, trong khi đó diều này ngƣợc lại đối với các em chỉ “Quyết định cuộc sống một phần”. Sinh viên có học lực cao có ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phƣơng diện “Giá trị sống” cao hơn.

3.2.3. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phương diện Quan hệ với người khác

Nhu cầu tƣơng tác, giao tiếp và hòa hợp với ngƣời khác của sinh viên nói riêng và của con ngƣời nói chung giúp cho ngƣời đó học hỏi và hoàn thiện nhân cách của bản thân và khẳng định vai trò, vị trí của bản thân với mọi ngƣời xung quanh. Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của con ngƣời nói chung, của sinh viên nói riêng ngày càng đƣợc mở rộng. Thông qua quá trình giao tiếp, tƣơng tác với ngƣời khác, sinh viên học hỏi và tiếp thu thêm đƣợc những kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện các mục tiêu, mục đích sống, công việc của chính mình. Yếu tố thể hiện nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác” giới hạn ở đề tài của chúng tôi nghiên cứu ở bốn yếu tố là: Niềm tin vào con ngƣời, Tôn trọng ngƣời khác, Thích ứng với các mối quan hệ và Ảnh hƣởng tích cực đến ngƣời khác.

Bảng 3.10: Điểm trung bình và xếp hạng giá trị trung bình các yếu tố của nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phương diện Quan hệ với người khác

Phương diện Quan hệ với người khác ĐTB ĐLC Mức độ

Niềm tin vào con ngƣời 3,22 0,46 Trung bình

Tôn trọng ngƣời khác 3,17 0,50 Trung bình

Hòa đồng, thích ứng với các mối quan hệ 3,14 0,54 Trung bình

Ảnh hƣởng tích cực đến ngƣời khác 2,91 0,82 Trung bình

67

Từ bảng số liệu trên cho thấy ĐTB nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác” hiện đang ở mức trung bình với ĐTB chung (3,17, SD 0,43) đứng thứ hai trong năm phƣơng diện, sau lĩnh vực “Giá trị sống” của sinh viên là 3,18 điểm. Trong đó, phƣơng diện có ĐTB cao nhất là “Niềm tin vào con ngƣời” ở mức 3,22 cao hơn mức ĐTB chung 0,05 điểm, yếu tố có ĐTB thấp nhất là “Ảnh hƣởng tích cực đến ngƣời khác” ở mức 2,91. Giữ vị trí thứ hai là yếu tố “tôn trọng ngƣời khác” (3,17) và yếu tố “Hòa đồng, thích ứng với các mối quan hệ” đứng thứ ba với ĐTB là 3,14.

Bảng 3.11. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phương diện “Quan hệ với người khác” theo các yếu tố biểu hiện ở Giới tính, Ngành học, Năm học, Kết quả học tập

Ghi chú cho bảng số liệu p là mức ý nghĩa

NTVCN: Niềm tin vào con người TTNK: Tin tưởng người khác

HĐ&TU CMQH: Hòa đồng và thích ứng với các mối quan hệ AHTCDNK: Ảnh hưởng tích cực đến người khác

Giới tính Ngành học Năm học Kết quả học tập

Nam Nữ p KHTN KHXH p Nhất Hai Ba Tƣ p Xuất

sắc Giỏi Khá Trung bình p NTVCN 3,17 3,23 0,257 3,17 3,26 0,052 3,22 3,20 3,19 3,27 0,883 3,28 3,23 3,23 3,12 0,504 TTNK 3,6 3,17 0,782 3,13 3,20 0,181 3,19 3,16 3,04 3,23 0,432 3,33 3,18 3,14 3,15 0,342 HĐ&TU CMQH 3,05 3,16 0,069 3,05 3,23 0,001 3,17 3,14 2,98 3,15 0,350 3,40 3,14 3,13 3,02 0,036 AHTC DNK 2,95 2,94 0,593 2,85 2,97 0,128 2,87 295 2,89 3,05 0,759 3,32 2,85 2,93 2,81 0,042

69

Từ bảng số liệu trên cho thấy, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở hai nhóm “Ngành học” và “Kết quả học tập” về nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên trong phƣơng diện “Quan hệ với ngƣời khác” (p < 0,05), không có sự khác biệt về nhóm khách thể “Giới tính” và “Năm học” ở phƣơng diện này (p > 0,05)

Cụ thể, sinh viên ngành xã hội có điểm trung bình “hòa đồng và thích ứng với các mối quan hệ” (3,23) cao hơn so với sinh viên ngành tự nhiên (3,05). Kết quả này có thể do đặc thù ngành học, sinh viên bên xã hội học hầu hết kiến thức về các vấn đề xã hội nên hiểu hơn về giao tiếp và tự tin hơn trong các mối quan hệ, cũng giống bên xã hội nếu hỏi sinh viên về những kiến thức tự nhiên, có lẽ các em sẽ không rành rọt bằng sinh viên ngành tự nhiên vì vậy các em tự nhiên có yếu một chút kiến thức xã hội cũng là lẽ thƣờng. Mặt khác, sinh viên ngành tự nhiên thì ngoài các lớp kỹ năng do trƣờng, hội, các câu lạc bộ tổ chức thì kĩ năng mềm của các em cũng không đƣợc bổ sung hàng ngày nhƣ bên xã hội. Vì lẽ đó các đặc điểm “ngại bắt chuyện”, “không biết nói gì”, “ngại đến chỗ đông người”, “sợ đứng trước đám đông” của sinh viên tự nhiên xuất hiện nhiều khi đƣợc phỏng vấn. “Em thích có nhiều bạn, nhưng mỗi khi gặp người lạ em lại không biết bắt chuyện, cũng không biết nói gì nên em thường im lặng vì vậy nhiều người nghĩ rằng em khó tính” (sinh viên nam khoa Địa chất).

Sinh viên đạt kết quả học tập “Xuất sắc” có điểm trung bình “Hòa đồng và thích ứng với các mối quan hệ” (3,40) cùng “Ảnh hƣởng tích cực đến ngƣời khác” (3,32) cao nhất toàn nhóm. Ngƣợc lại, cũng trong hai yếu tố này sinh viên có tổng kết “Trung bình” có ĐTB (3,02; 2,81) thấp nhất toàn nhóm. Hay nói cách khác sinh viên có kết quả học tập cao có “Ảnh hƣởng tích cực đến ngƣời khác”. Có thể sinh viên muốn học hỏi những kinh nghiệm và phƣơng pháp học tập của những em có kết quả cao và từ đây các em cũng có thêm nhiều mối quan hệ mới. Học lực cao cũng khiến các em tự tin hơn trong giao tiếp có thể vì vậy các em dễ “Hòa đồng và thích ứng với các mối quan hệ” hơn. Một sinh viên nữ khoa Tâm lý học chia sẻ “em ngày trước ít nói, lên đại học, học lực của em cũng khá nên các bạn trong lớp cũng hay trao đổi với em về phương pháp và tài liệu học tập, dần dần em quen và tự tin trong giao tiếp hơn”.

Bảng 3.12: Nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phương diện Quan hệ với người khác theo các yếu tố biểu hiện ở Điều kiện kinh tế gia đình, Quyền quyết định cuộc sống và việc Kế hoạch tương lai

Kinh tế gia đình Quyền quyết định CS Kế hoạch cho tương lai

Giàu Khá TB Dƣới TB p (1) (2) (3) p (a) (b) (c) (d) p NTVCN 3,09 3,32 3,22 2,99 0,016 3,23 3,15 3,33 0,008 3,30 3,21 3,07 3,02 0,011 TTNK 3,11 3,23 3,17 3,05 0,460 3,22 3,11 3,22 0,093 3,24 3,17 2,95 3,09 0,022 HĐ&TUCMQH 3,18 3,23 3,13 3,04 0,462 3,21 3,08 3,16 0,150 3,27 3,14 2,81 2,86 0,000 AHTCĐNK 2,90 2,87 2,93 2,80 0,874 3,08 2,84 2,85 0,031 3,03 2,91 2,54 2,86 0,021

Ghi chú cho bảng số liệu p là mức ý nghĩa

TTNK: Tôn trọng người khác

HĐ&TUCMQH: Hòa đồng và thích ứng với các mối quan hệ AHTCĐNK: Ảnh hưởng tích cực đến người khác

(1): Hoàn toàn tự quyết định cuộc sống (2): Tự quyết định cuộc sống một phần

(3): Quyết định cuộc sống sau khi bàn bạc với gia đình (a): Đã có kế hoạch dài hạn cho tương lai

(b): Có nghĩ đến tương lai nhưng chưa có kế hoạch gì cụ thể (c): Chưa nghĩ nhiều về tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)