Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phương diện Hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 83 - 89)

b. Đặc điểm nhân cách của người có nhu cầu hiện thực hóa bản thân

3.2. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân thể hiện trong từng phƣơng diện

3.2.4. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phương diện Hoạt

nhiên, các em có “Kết quả học tập xuất sắc” có ĐTB “Ảnh hƣởng tích cực đến ngƣời khác” và “Hòa đồng thích ứng với các mối quan hệ” cao nhất. Kết quả cũng chỉ ra rằng, sinh viên có điều kiện kinh tế ở tầm trung (khá và trung bình) có xu hƣớng “Tin tƣởng vào con ngƣời” hơn hai nhóm còn lại. Từ bảng số liệu chúng tôi cũng thấy sinh viên “Quyết định cuộc sống sau khi bàn bạc với gia đình” có xu hƣớng tin tƣởng vào ngƣời khác hơn hai nhóm sinh viên còn lại nhƣng sinh viên “Tự quyết định hoàn toàn cuộc sống” lại có “Ảnh hƣởng tích cực đến ngƣời khác” nhiều hơn. Sinh viên chỉ “Quyết định cuộc sống một phần” có ĐTB “Tin tƣởng vào ngƣời khác” và có “Ảnh hƣởng tích cực đến ngƣời khác” thấp nhất. Thói quen “Lập kế hoạch tƣơng lai dài hạn” giúp sinh viên đạt ĐTB cao hơn ở các yếu tố của phƣơng diện này.

3.2.4. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phương diện Hoạt động xã hội xã hội

Con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, chính vì vậy hoạt động xã hội là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của con ngƣời nói chung và sinh viên nói riêng. Học tập trong môi trƣờng đại học, các em không chỉ có mối quan hệ xã hội giới hạn ở trong trƣờng mà còn ở bên ngoài nữa. Để tìm hiểu về phƣơng diện này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu hai yếu tố chính là “Tính tích cực tham gia hoạt động xã hội” và xem xét “Mục đích tham gia hoạt động xã hội” của sinh viên.

Bảng 3.13. Điểm trung bình và xếp hạng giá trị trung bình các yếu tố của nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phương diện Hoạt động xã hội Phương diện thể hiện Hoạt động

xã hội

ĐTB ĐLC Mức độ

Tích cực tham gia hoạt động xã hội 2,66 0,71 Trung bình

Động cơ hoạt động xã hội 3,09 0,54 Trung bình

TBC 2,94 0,53 Trung bình

Bảng số liệu cho thấy, Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phƣơng diện “Hoạt động xã hội” đang ở mức trung bình (ĐTB = 2,94, SD = 0,53). Điều này chứng tỏ sinh viên ngày nay đã chú trọng hơn về quan hệ xã hội. Trong đó, ĐTB “động cơ Hoạt động xã hội” của sinh viên (3,09) cao hơn ĐTB “Tích cực tham gia Hoạt động xã hội (2,66) nhƣng cả hai đều ở mức trung bình. Để làm rõ hơn điều này, chúng tôi đã tiến hành kiểm định T- test và ANOVA xem thật sự có hay không tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở các nhóm khách thể khác nhau. Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 3.14 và 3.15.

75

Bảng 3.14: Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phương diện Hoạt động xã hội biểu hiện ở Giới tính, Ngành học, Năm học, Kết quả học tập

Giới tính Ngành học Năm học Kết quả học tập

Nam Nữ p KHTN KHXH p Nhất hai ba tƣ p Xuất

sắc Giỏi Khá Trung bình p TCTG HĐXH 2,72 2,63 0,266 2,61 2,70 0,202 2,72 2,62 2,47 2,58 0,114 2,9 2,71 2,61 2,52 0,104 ĐCTG HĐXH 3,01 3,12 0,085 3,01 3,18 0,001 3,15 3,08 2,95 3,01 0,153 3,26 3,15 3,06 2,97 0,075

Ghi chú cho bảng số liệu: p là mức ý nghĩa

TCTGHĐXH: Tích cực tham gia hoạt động xã hội

Kết quả nghiên cứu cho thấy, không tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phƣơng diện “Hoạt động xã hội” biểu hiện ở “Giới tính”, “Năm học” và “Kết quả học tập” (p > 0,05). Có sự khác biệt (p < 0,05) về ĐTB “Động cơ tham gia hoạt động xã hội” của sinh viên ngành xã hội (3,18) lớn hơn điểm trung bình của sinh viên ngành tự nhiên (3,01). Theo chúng tôi, có lẽ do đặc thù ngành học những kiến thức về hoạt động xã hội của sinh viên bên xã hội nhiều và sâu hơn vì vậy khi hoạt động xã hội các em hiểu rõ động cơ, mục đích của từng hoạt động, sinh viên ngành khác khi tham gia hoạt động xã hội có thể chỉ để ý hoạt động ấy là gì và bản thân mình có muốn tham gia không. Khi đƣợc hỏi “mục đích tham gia hoạt động xã hội của bạn là gì”, sinh viên nam ngành Sinh học chia sẻ

“em thường tham gia vào một số câu lạc bộ do trường tổ chức tuy nhiên em cũng chưa từng nghĩ rằng mục đích mình tham gia là gì”.

77

Bảng 3.15: Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phương diện Hoạt động xã hội biểu hiện ở Điều kiện kinh tế gia đình, Quyền quyết định cuộc sống và việc Lập kế hoạch tương lai

Kinh tế gia đình Quyền quyết định CS Kế hoạch cho tương lai

Giàu Khá TB Dƣới TB p (1) (2) (3) p (a) (b) (c) (d) p TCTG HĐXH 2,74 2,81 2,63 2,53 0,251 2,74 2,63 2,60 0,316 2,86 2,56 2,54 2,62 0,002 ĐCTG HĐXH 3,31 3,18 3,08 2,91 0,112 3,06 3,07 3,17 0,283 3,16 3,10 2,99 2,83 0,045

Ghi chú cho bảng số liệu: p là mức ý nghĩa

TCTGHĐXH: Tích cực tham gia hoạt động xã hội

ĐCTGHĐXH: Động cơ tham gia hoạt động xã hội rõ ràng (1): Hoàn toàn tự quyết định cuộc sống

(2): Tự quyết định cuộc sống một phần

(3): Quyết định cuộc sống sau khi bàn bạc với gia đình

(a): Đã có kế hoạch dài hạn cho tương lai

(b): Có nghĩ đến tương lai nhưng chưa có kế hoạch gì cụ thể (c): Chưa nghĩ nhiều về tương lai

Kết quả nghiên cứu cho thấy, không tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên thể hiện trên phƣơng diện “Hoạt động xã hội” biểu hiện ở “Điều kiện kinh tế gia đình” và “Quyền quyết định cuộc sống” (p > 0,05). Chỉ có sự khác biệt biểu hiện ở việc “Kế hoạch tƣơng lai” (p < 0,05). Cụ thể, ở yếu tố “Tích cực tham gia hoạt động xã hội” ĐTB của sinh viên “Có kế hoạch tƣơng lai dài hạn” (2,86) cao nhất, các em “Chƣa nghĩ nhiều đến tƣơng lai” có ĐTB thấp nhất (2,54). Có thể việc có kế hoạch rõ ràng cho tƣơng lai giúp sinh viên chủ động hơn về mặt thời gian để sắp xếp hợp lí hoạt động xã hội một cách tích cực. Để trả lời cho câu hỏi tại sao nhóm sinh viên “Chƣa nghĩ nhiều đến tƣơng lai” lại ít tham gia các hoạt động xã hội chúng tôi đã sắp xếp nhiều cuộc trao đổi với các bạn và thấy một số sinh viên “không thấy hứng thú với các hoạt động xã hội”, “ngại xuất hiện chỗ đông người”, có bạn “không có thời gian tham gia”, cũng có bạn

“không nhận thấy lợi ích gì từ việc tham gia các hoạt động xã hội”, đặc biệt có bạn cho rằng “em rất ít khi tham gia hoạt động xã hội, em thích chơi game nên phần lớn thời gian em giành để chơi” (nam sinh viên khoa Địa chất). Nhƣ vậy, có thể vì “Chƣa nghĩ nhiều về tƣơng lai” nên bản thân các em cũng ít tìm hiểu thông tin, chƣa biết lợi ích của hoạt động xã hội là tạo cơ hội rèn luyện, trải nghiệm bản thân cho các bƣớc tiếp theo nên ít hoặc không tham gia, cũng có bạn vì nhút nhát, có bạn mải chơi mà không tham gia. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ĐTB “Động cơ tham gia hoạt động xã hội” của nhóm sinh viên có “Kết hoạch tƣơng lai dài hạn” cao nhất, các em “Hoàn toàn chƣa có kết hoạch gì cho tƣơng lai” có ĐTB thấp nhất. Lý do có thể là chính hoạt động xã hội đã nằm trong kế hoạch của nhóm sinh viên “Có kế hoạch tƣơng lai dài hạn” vì vậy các em chủ động hơn trong hoạt động xã hội của mình. Và “không quen lập kế hoạch cho hoạt động xã hội” hay “hoạt động xã hội vì ngẫu hứng” lại là ý kiến của một số bạn sinh viên nhóm còn lại.

Tóm lại, sinh viên ngành xã hội có “động cơ hoạt động xã hội” cao hơn sinh viên ngành tự nhiên. Và việc “Lên kế hoạch tƣơng lai dài hạn” giúp sinh viên có “Động cơ hoạt động xã hội” rõ ràng hơn và các em cũng chủ động hơn về mặt thời gian để tham gia các “Hoạt động xã hội”.

79

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)