Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 42 - 43)

b. Đặc điểm nhân cách của người có nhu cầu hiện thực hóa bản thân

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, khái quát các thông tin lý luận có liên quan đến đề tài ở các góc độ triết học, xã hội học, giáo dục học, tâm lý học. Thông qua việc tham khảo các tài liệu lý luận tâm lý học, các công trình nghiên cứu liên quan đến hiện thực hóa bản thân, khái quát hoá, hệ thống hóa các vấn đề có liên quan và hình thành cơ sở lý luận cho đề tài, xây dựng bộ câu hỏi khảo sát. Nội dung của đề tài là nghiên cứu về nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên. Để thiết kế công cụ đo lƣờng nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên, chúng tôi đã cụ thể hóa năm tiêu chí (phƣơng diện) thành các tiểu tiêu chí cụ thể nhƣ sau:

33

(1) Thể hiện cái tôi: có Cảm xúc tích cực với bản thân, Có bản lĩnh, Có mục đích sống rõ ràng, Hiểu bản thân.

(2) Giá trị sống: có Giá trị sống rõ ràng, Làm chủ cuộc sống của bản thân, giá trị Hạnh phúc, Đặc điểm nhân cách tốt, Yêu thiên nhiên.

(3) Quan hệ với người khác: có Niềm tin vào con ngƣời, Tôn trọng ngƣời khác, Hòa đồng với mọi ngƣời, Ảnh hƣởng tích cực đến ngƣời khác.

(4) Hoạt động xã hội: Tích cực tham gia hoạt động xã hội, Động cơ hoạt động xã hội (vì cộng đồng).

(5) Hoạt động học tập: Mục tiêu học tập rõ ràng, Nỗ lực trong học tập, Có niềm vui trong học tập

Căn cứ vào đó tiến hành xây dựng bộ công cụ bảng hỏi nghiên cứu. Về phần hiện thực hóa bản thân chúng tôi lựa chọn những tiêu chí xác định mức độ hiện thực hóa bản thân và đƣa ra những items thể hiện những tiêu chí đó. Qua quá trình sàng lọc nhiều lần, những items tiêu biểu đƣợc chọn và đƣa vào câu 9 bảng hỏi dự kiến. (Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 42 - 43)