Vài nét về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 39 - 41)

b. Đặc điểm nhân cách của người có nhu cầu hiện thực hóa bản thân

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV và trƣờng ĐHKHTN cũng nhƣ sinh viên các trƣờng khác cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của xã hội, đặc biệt là về công nghệ thông tin và truyền thông, các em có nhiều cơ hội để tìm hiểu về bản thân, cũng nhƣ có nhiều lựa chọn hơn trong các lĩnh vực để hiện thực hóa bản thân. Đối tƣợng đƣợc chọn để nghiên cứu ở đây là sinh viên của trƣờng ĐHKHXH&NV và trƣờng ĐHKHTN, bởi sinh viên của hai trƣờng này đƣợc đào tạo hai lĩnh vực khác nhau, một bên đƣợc đào tạo về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, một bên đƣợc đào tạo về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Với môi trƣờng và lĩnh vực đào tạo khác nhau nhƣ vậy thì nhu cầu hiện thực hóa bản thân của các em nhƣ thế nào.

Khách thể nghiên cứu đƣợc chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi trên 400 sinh viên trong đó sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NH là 200 và sinh viên của trƣờng ĐHKHTN là 200 sinh viên, đồng thời phỏng vấn 20 sinh viên (mỗi trƣờng 10 em).

Đặc điểm của sinh viên tham gia khảo sát

Bảng 2.1: Ngành, giới tính, năm học, kết quả học tập của sinh viên tham gia khảo sát

Trường/

ngành Giới tính Năm học Kết quả học tập

Tự nhiên

Nhân

văn Nam Nữ Nhất Hai Ba

Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình N 200 200 94 306 193 120 46 41 28 123 192 43 Tỷ lệ (%) 50 50 23,5 76,5 48,2 30,0 11,6 10,2 7,3 30,8 49,7 11,1

Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ sinh viên ĐHKHXHVNV bằng ĐHKHTN đều là 50%. Mặc dù đã rất cố gắng phát phiếu khảo sát để thu thập thông tin sinh viên nam nữ cân bằng nhau nhƣng do đặc thù sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV trên 90% là nữ, tỷ lệ sinh viên trƣờng ĐHKHTN trên 60% cũng là nữ nên tỷ lệ nam, nữ có sự

chênh lệch nhất định: Tỷ lệ nam sinh viên trong nghiên cứu này là 23,5%, nữ sinh viên là 76,5%.

Bên cạnh đó, Khảo sát sinh viên thuộc hai trƣờng, phần lớn các em trong nghiên cứu này là sinh viên năm thứ nhất 47,3%. Sinh viên năm thứ hai là 30%; năm thứ ba, năm thứ tƣ hiện đang đi thực tập nên tỷ lệ ít hơn nhiều so với sinh viên năm thứ nhất và thứ hai.

Bảng số liệu trên cũng cho thấy, sinh viên có học lực khá chiếm gần 50% sinh viên tham gia khảo sát, tỷ lệ sinh viên có kết quả học tập xếp loại giỏi là 30,8%. Sinh viên có học lực xuất sắc chiếm 6,5% số sinh viên khảo sát và tỷ lệ sinh viên học lực đạt kết quả trung bình là gần 12%.

Bảng 2.2: Điều kiện kinh tế gia đình, Quyền quyết định cuộc sống và việc lập Kế hoạch tương lai của sinh viên tham gia khảo sát

Điều kiện kinh tế gia đình Quyền quyết định cuộc sống

Kế hoạch tương lai

Giàu Khá Trung bình Dƣới TB (a) (b) (c) (1) (2) (3) (4) N 11 59 303 26 116 186 97 121 221 35 22 Tỷ lệ (%) 2,8 14,8 75,8 6,5 29,1 46,6 24,3 30,3 55,4 8,8 5,5

Ghi chú cho bảng số liệu: TB: Trung bình

(a): Hoàn toàn tự quyết định (b): Tự quyết định một phần

(c): Quyết định sau khi hỏi ý kiến gia đình (1): Có kế hoạch tương lai dài hạn

(2): Có nghĩ đến tương lai nhưng chưa có kế hoạch gì cụ thể (3): Chưa nghĩ nhiều về tương lai

(4): Hoàn toàn chưa có kế hoạch gì cho tương lai

Bảng số liệu trên cho thấy, phần lớn sinh viên trong khảo sát này có điều kiện kinh tế ở mức trung bình chiếm 75,8%, tỷ lệ sinh viên có điều kiện kinh tế gia đình

31

giàu có rất thấp chỉ có 2,8%. Tỷ lệ sinh viên có điều kiện gia đình khá giả là 14,8% và sinh viên có điều kiện dƣới trung bình là 6,5%. Có thể thấy rằng có sự phân hóa giàu nghèo trong nhóm sinh viên hiện nay. Tỷ lệ sinh viên có điều kiện khá, giàu có còn thấp. Chủ yếu vẫn là sinh viên có điều kiện kinh tế gia đình bình thƣờng.

Bảng số liệu cũng chỉ ra, phần lớn sinh viên tham gia trả lời khảo sát đều có nhận định bản thân tự quyết định một phần cuộc sống của mình là 46,6% xấp xỉ ½ số lƣợng sinh viên đã trả lời. Gần 30% sinh viên lựa chọn họ hoàn toàn tự quyết định cuộc sống của bản thân. Còn lại là sinh viên đƣa ra lựa chọn về cuộc sống của bản thân khi đã có sự bàn bạc và thống nhất với gia đình. Qua đó có thể thấy, tỷ lệ sinh viên hiện nay đã có lựa chọn và quyết định cuộc sống của bản thân khá cao. Điều đó chắc chắn sẽ có ảnh hƣởng đến một số phƣơng diện của nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên.

Bảng số liệu cũng cho thấy, phần lớn sinh viên đã có nghĩ đến tƣơng lai của bản thân tuy nhiên họ chƣa có kế hoạch gì cụ thể (trên 55% số lƣợng sinh viên trả lời khảo sát). Khoảng gần 1/3 tƣơng ứng với 30,3% sinh viên tham gia khảo sát “có kế hoạch tƣơng lai rõ ràng”. Cho thấy họ cũng có những dự định và sự chuẩn bị kỹ lƣỡng cho những kế hoạch tƣơng lai của bản thân. Chỉ có 5,5% sinh viên “chƣa hề có kế hoạch gì cho tƣơng lai” của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)