b. Đặc điểm nhân cách của người có nhu cầu hiện thực hóa bản thân
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) là một trong những thành viên của ĐHQGHN. Trong hơn sáu mƣơi năm xây dựng và phát triển, Trƣờng ĐHKHXH&NV luôn đƣợc nhà nƣớc Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nƣớc, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay nhà trƣờng đang đào tạo 13.000 sinh viên các hệ, trong đó có 3.100 học viên cao học và 292 nghiên cứu sinh. Số lƣợng cán bộ, giảng viên là 500 ngƣời, trong đó có 13 Giáo sƣ, 72 Phó Giáo sƣ, 138 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192 Thạc sĩ. Hàng năm, trƣờng còn thu hút hàng nghìn lƣợt học viên ngƣời nƣớc ngoài đến theo học tiếng Việt và văn hoá, lịch sử,…của Việt Nam với hình thức chính quy bậc đại học (ngành Việt Nam học, Quan hệ quốc tế, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Pháp,...) và sau đại học (chuyên ngành Việt Nam học, Ngôn ngữ học, Lịch sử,...), là trƣờng có số lƣợng sinh viên, học viên ngƣời nƣớc ngoài đông nhất tại Việt Nam hiện nay.
Nằm trên thủ đô Hà Nội với hơn 100 năm truyền thống xây dựng và phát triển, ngày nay Trƣờng ĐHKHTN đƣợc biết đến nhƣ là trƣờng đại học số một của Việt Nam về lĩnh vực khoa học cơ bản. Trƣờng ĐHKHTN có 25 chƣơng trình đào tạo đại học và trên 100 chƣơng trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Không chỉ cung cấp những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể mà còn trang bị cho các bạn sinh viên năng lực học tập suốt đời, năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Trƣờng ĐHKHTN luôn có chính sách đặc biệt nhằm thu hút những sinh viên và giảng viên xuất sắc, tài năng ở trong và ngoài nƣớc. Tạo một môi trƣờng tự do học thuật và các điều kiện thuận lợi khác để họ có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình nhằm đạt đƣợc những thành công xuất sắc trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
29