9. Cấu trúc luận văn
1.2. Cơ sở lý luận về nhu cầu và nhu cầu hiện thực hóa bản thân
1.2.1. Khái niệm nhu cầu
Trong Tâm lý học, có khá nhiều tác giả nƣớc ngoài và Việt Nam nghiên cứu về nhu cầu, theo đó, quan niệm về nhu cầu rất đa dạng.
Theo D.N Uznatze ở con ngƣời tồn tại hai dạng nhu cầu cơ bản: nhu cầu sống (nhu cầu tồn tại – đói, khát, tình dục...) – nhu cầu cấp thấp và nhu cầu cấp cao (nhu cầu đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ…). Trong những hành vi hằng ngày của mình, con ngƣời không chỉ mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cấp thấp mà còn mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cấp cao. Ý nghĩa của các loại nhu cầu ở những con ngƣời khác nhau là khác nhau. Ở những ngƣời này nhu cầu cấp cao có ý nghĩa nhƣng ở những ngƣời khác lối sống đƣợc xác định một phần lớn bởi nhu cầu cơ thể. Theo ông, sự trội hơn của nhu cầu cấp cao hay nhu cầu cấp thấp phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, vào giáo dục và ấn tƣợng, vào sự thể nghiệm mà con ngƣời thấy có ý nghĩa [33, tr.10].
Tác giả A.G.Côvaliôp đã đề cập đến vấn đề nhu cầu với tƣ cách là nguồn gốc tính tích cực hoạt động của con ngƣời. Theo ông nhu cầu và sự thỏa mãn các nhu cầu của con ngƣời là động cơ thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành vi của từng cá nhân và của tập thể nói chung. Từ góc độ tâm lý học xã hội, Côvaliôp quan niệm:
Nhu cầu là sự đòi hỏi của nhóm xã hội muốn có những điều kiện sống và phát triển nhất định. Nhu cầu quy định sự Hoạt động xã hội của các cá nhân, các giai cấp và tập thể [5, tr.75].
Trong Từ điển Tâm lý, định nghĩa: “Nhu cầu là điều kiện cần thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển, được thoả mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức. Có nhu cầu của con người, có nhu cầu chung của tập thể, khi hoà hợp, khi mâu thuẫn, có nhu cầu cơ bản, thiết yếu, có nhu cầu thứ yếu, giả tạo. Nhu cầu do trình độ phát triển của xã hội mà biến đổi” [6, tr.26].
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, “Nhu cầu là một thuộc tính của nhân cách, biểu thị mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà
cá nhân thấy cần phải được thỏa mãn trong điều kiện nhất định để có thể tồn tại và phát triển” [31, tr 204].
Trong cuốn Từ điển tâm lý, Nguyễn Khắc Viện định nghĩa: “Nhu cầu là điều kiện cần thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển, được thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức. Có nhu cầu của con người, có nhu cầu chung của tập thể, khi hòa hợp, khi mâu thuẫn, có nhu cầu cơ bản, thiết yếu, có nhu cầu thứ yếu, giả tạo. Nhu cầu do trình độ phát triển của xã hội mà biến đổi” [32, tr26].
Kế thừa các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng, nhu cầu là đòi hỏi tất yếu của cá nhân và nhóm để tồn tại và phát triển, là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân và nhóm.
1.2.2. Khái niệm Nhu cầu hiện thực hóa bản thân và đặc điểm nhân cách của người có nhu cầu hiện thực hóa bản thân của người có nhu cầu hiện thực hóa bản thân
a. Khái niệm “Nhu cầu hiện thực hóa bản thân”
Khái niệm Nhu cầu hiện thực hóa bản thân đã đƣợc đề cập đến ngay từ thời Hy Lạp Cổ đại. Một trong những ngƣời bàn trực tiếp đến nhu cầu này là Aristotle. Ông cho rằng, hiện thực hóa bản thân là khuynh hƣớng bẩm sinh biểu hiện các tính chất hay yếu tính của một loài [dẫn theo 12,tr.629]. Nhƣ vậy, dƣới cái nhìn của Aristotle thì nhu cầu hiện thực hóa bản thân là bản chất tất yếu của con ngƣời.
Mặc dù vậy, chỉ trong Tâm lý học hiện đại, đặc biệt là Tâm lý học trong thế kỷ XX, khái niệm Nhu cầu hiện thực hóa bản thân mới trở thành đối tƣợng nghiên cứu đƣợc thực sự quan tâm và thu đƣợc khá nhiều thành tựu. Thành tựu nghiên cứu về nhu cầu hiện thực hóa bản thân đƣợc ghi nhận nhiều nhất trong Tâm lý học nhân văn bởi các tên tuổi nhƣ K. Goldstein, A. Maslow, C. Rogers, R. May, E. Shostrom. Trong các tên tuổi nêu trên, Goldstein (1934, 2000) là ngƣời đầu tiên đề cập đến khái niệm nhu cầu hiện thực hóa bản thân nhƣng Maslow (1962) là ngƣời đã phát triển khái niệm này trong một lý thuyết hoàn chỉnh về các loại nhu cầu của con ngƣời [39]. Trong khi đó, Rogers và May là những ngƣời làm phong phú thêm và cụ thể hóa thêm khái niệm này cũng nhƣ đƣa ra các tiêu chuẩn để xác định ngƣời có nhu cầu hiện thực hóa bản thân. Cuối cùng, Shostrom (1964) là ngƣời đã cụ thể hóa
19
các tiêu chí đo lƣờng nhu cầu hiện thực hóa bản thân và xây dựng Bảng nghiệm kê định hƣớng nhân cách (The personal orientation inventory - POI) mà thực chất là đo mức độ hiện thực hóa bản thân của nhân cách [57].
Godstein (1934) cho rằng, con ngƣời phải đƣợc hiểu nhƣ một tổng thể có khả năng hiện thực hóa chính mình. Đồng ý với quan điểm này, Maslow (1962) khẳng định rằng, mục đích của con ngƣời là tìm kiếm ý nghĩa, giá trị, sự siêu việt và cái đẹp. Tất cả mọi nỗ lực của con ngƣời nhằm hƣớng đến mục đích này [39].
A. Maslow chia nhu cầu thành: nhu cầu sinh lý, an toàn, thuộc về yêu thƣơng, quý chuộng và tự thể hiện mình. Năm cấp bậc nhu cầu theo phân loại của A. Maslow đƣợc xếp theo hình bậc thang hay hình chóp kim tự tháp với thứ tự liệt kê nhƣ trên thể hiện quan điểm rằng sự thỏa mãn nhu cầu theo thứ tự từ dƣới lên. Ngƣời ta đã chỉ ra rằng thực tế sự thỏa mãn nhu cầu không nhất thiết phải tuân theo quy luật đó [51, tr.628]. Hiện thực hóa bản thân thuộc nhu cầu thứ năm của thang nhu cầu của Maslow. Theo ông nhu cầu hiện thực hóa bản thân (self- actualization) bao gồm những mong muốn tự hoàn thiện, thể hiện tất cả những tiềm năng của mình, trở thành thực thể sáng tạo [16, tr.214]. Maslow cũng giải thích thêm rằng, hiện thực hóa bản thân đƣợc hiểu là tiến trình phát triển tiềm năng của bản thân một cách có cấu trúc, “vừa cân bằng đƣợc các nhu cầu và giá trị, cá tính và sự độc đáo trong khi vẫn giữ đƣợc mối Quan hệ với ngƣời khác và thế giới xung quanh, đối diện đƣợc với những nhu cầu và thách thức của những mối quan hệ này trong sự tƣơng thuộc và liên kết”.[dẫn theo 49]
Lý thuyết của Carl Rogers nhấn mạnh tầm quan trọng của cái tôi và sự phát triển cá nhân, cho rằng cả hai yếu tố này đều cần thiết cho sự phát triển nhân cách khỏe mạnh, Rogers cho rằng con ngƣời ai cũng có hai nhu cầu cơ bản. Thứ nhất là nhu cầu thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình, mà Rogers xem là sự phấn đấu tích cực cho sự phát triển cá nhân. Thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình là tạo ra những khía cạnh cái tôi có thực Rogers xem nhu cầu thể hiện bản thân là nhu cầu cơ bản của con ngƣời, phải đƣợc thỏa mãn nếu không sẽ sinh ra rối loạn tâm lý. Nhu cầu thứ hai là nhu cầu tôn trọng tích cực - tình cảm thƣơng yêu hay tôn trọng từ ngƣời
khác. Rogers xem sự phát triển nhân cách khỏe mạnh hay xảy ra thông qua các mối quan hệ, cung cấp cho cá nhân sự tôn trọng tích cực không điều kiện. Ông khẳng định nếu muốn tâm lý khỏe mạnh cả hai nhu cầu này phải đƣợc thỏa mãn. [52]
Carl Rogers (1959) tin rằng con ngƣời có một động lực cơ bản, đó là xu hƣớng hiện thực hóa bản thân - tức là phát huy tiềm năng của một ngƣời và đạt mức cao nhất có thể. Nhƣ một bông hoa mà sẽ phát triển đầy đủ tiềm năng của mình nếu các điều kiện là đúng, nhƣng mà bị hạn chế bởi môi trƣờng của nó , vì vậy mọi ngƣời sẽ phát triển mạnh và đạt đƣợc tiềm năng của họ nếu môi trƣờng của họ thuận lợi. Tuy nhiên, không giống nhƣ một bông hoa, tiềm năng của cá nhân con ngƣời là duy nhất, và điều đó có nghĩa là con ngƣời sẽ phát triển theo những cách khác nhau tùy theo cá tính của từng ngƣời. Điều này có nghĩa rằng hiện thực hóa bản thân xảy ra khi “tự lý tƣởng” của một ngƣời (tức là những ngƣời mà họ muốn có) là đồng dạng với hành vi thực tế của họ (hình ảnh bản thân). [52]
Shostrom (1934, 2000) khi xây dựng thang đo mức độ hiện thực hóa bản thân đã dựa trên quan điểm của Maslow về nhu cầu hiện thực hóa bản thân. Theo đó, nhu cầu hiện thực hóa bản thân của cá nhân là nhu cầu đƣợc trở thành ngƣời mà họ có khả năng trở thành. Shostrom đã cụ thể hóa khái niệm này và cho rằng, nhu cầu hiện thực hóa bản thân là một nhu cầu của con ngƣời mong muốn hoàn thiện và thể hiện mình để trở thành một thực thể sáng tạo, đƣợc công nhận là thành công [57].
Trên cơ sở phân tích và khái quát các quan điểm trên đây, chúng tôi xác định,
nhu cầu hiện thực hóa bản thân là nhu cầu phát huy tiềm năng của chính mình, trở thành một chủ thể có năng lực nhận thức, sáng tạo, có giá trị sống rõ ràng và kết nối lành mạnh với thế giới tự nhiên và xã hội.