Khái niệm “Sinh viên”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 33)

b. Đặc điểm nhân cách của người có nhu cầu hiện thực hóa bản thân

1.2.3. Khái niệm “Sinh viên”

Khái niệm “Sinh viên” đƣợc dùng với nghĩa rộng rãi là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, gồm những ngƣời đang trong quá trình chuẩn bị tri thức nghề

nghiệp để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau.

Theo Điều 83, Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định về ngƣời học đã xác định: Sinh viên là những ngƣời đang học tập tại các trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học của hệ thống giáo dục quốc dân [30].

Sinh viên là tầng lớp xã hội quan trọng, là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau của nhà nƣớc. Các tổ chức chính trị xã hội, gia đình đều đặt nhiều kỳ vọng vào sinh viên và làm cho sinh viên có vai trò, vị trí xã hội rõ rệt [dẫn theo 18, 30].

Nhƣ vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về sinh viên, tuy nhiên chúng tôi lựa chọn khái niệm “Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức nghề nghiệp để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau” làm công cụ cho đề tài của mình. [30]

Một số đặc điểm tâm lý nổi bật của sinh viên:

Sinh viên trƣớc hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con ngƣời mà theo Mác là tổng hòa của các quan hệ xã hội. Nhƣng họ còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thƣờng từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chƣa định hình rõ rệt về nhân cách, ƣa các hoạt động giao tiếp, có tri thức, đang đƣợc đào tạo về chuyên môn.

Sinh viên là những ngƣời đang chuẩn bị cho hoạt động mang lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội. Các hoạt động của họ đều hƣớng vào việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp sau khi hoàn tất quá trình học tập tại các trƣờng cao đẳng, đại học.

Ở sinh viên, năng lực trí tuệ phát triển mạnh, biểu hiện rõ nhất trong tƣ duy sâu sắc và rộng, có tiến bộ rõ rệt hơn trong các lập luận logic, trong việc lĩnh hội tri thức. Trí tƣởng tƣợng, sự chú ý đã phát triển thành khả năng hình thành ý tƣởng trừu tƣợng, khả năng phán đoán, năng lực hiểu biết và học tập. Tính nhạy bén cao độ nên sinh viên có khả năng giải thích và gán ý nghĩa cho những ấn tƣợng cảm tính trƣớc đây. Sự phát triển trên kết hợp óc quan sát tích cực, nghiêm túc sẽ tạo cho

25

sinh viên cách lĩnh hội một cách tối ƣu nhất. Đây chính là cơ sở của quá trình học ở đại học, cao đẳng và sau khi tốt nghiệp. Trong cuộc sống sinh viên gặp rất nhiều tình huống đòi hỏi họ phải phán đoán, phải quyết định trong khi bản thân họ chƣa có đủ kinh nghiệm và hiểu biết, nên thƣờng xuất hiện những phản ứng nhƣ thiếu tự tin, từ chối, không dám đối mặt hoặc làm một cách miễn cƣỡng. Một đặc trƣng quan trọng nữa là sự phát triển tự ý thức. Tự ý thức có chức năng điều chỉnh nhận thức, thái độ của bản thân, là quá trình quan sát, phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động, kết quả hoạt động của cá nhân. Tự ý thức của sinh viên đƣợc hình thành trong quá trình xã hội hóa và liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức.

Đặc điểm phát triển xã hội của sinh viên

Đặc trƣng của lứa tuổi này là nghề nghiệp, là sự lựa chọn con đƣờng sống. Sinh viên quan tâm đến việc hoạch định sự nghiệp cũng nhƣ hƣớng đến đời sống hôn nhân. Kế hoạch đƣờng đời là một hiện tƣợng đồng thời của thể chế xã hội, định hƣớng cho hoạt động của sinh viên và bắt đầu bằng sự lựa chọn nghề nghiệp.

Nhìn chung, sinh viên thuộc lớp thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 23, là giai đọan chuyển từ sự chín muồi thể lực chuyển sang trƣởng thành về phƣơng diện tâm lý xã hội, là thời kì phát triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, giai đoạn hình thành và ổn định tính cách. Đặc biệt, sinh viên có đầy đủ những quyền lợi và trách nhiệm của một ngƣời trƣởng thành, của một công dân. Họ có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình, chịu trách nhiệm về hành vi và độc lập trong phán đoán. Đây là thời kì có nhiều biến đổi về mặt động cơ, về thang giá trị xã hội, xác định tƣơng lai, và bắt đầu dấn thân thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Hiện nay, sinh viên là tầng lớp rất tích cực, năng động và đặc biệt nhạy cảm với các vấn đề xã hội. Bằng chứng là rất nhiều phong trào xã hội đã đƣợc tổ chức và thu hút rất nhiều sinh viên tham gia nhƣ hoạt động hỗ trợ mùa thi đại học “Mùa hè xanh”, phong trào hiến máu nhân đạo, hoạt động thiện nguyện vì vùng cao, hoạt động tình nguyện giúp đỡ các vùng có thiên tai, bão lũ, hoạt động vì môi trƣờng xanh sạch đẹp,…Thông qua các hoạt động xã hội, sinh viên không chỉ tham gia tích

cực vào đời sống xã hội mà còn góp phần cải tạo môi trƣờng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

1.2.4. Khái niệm nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên

Trên cơ sở phân tích các khái niệm nhu cầu, nhu cầu hiện thực hóa bản thân, quan điểm về hiện thực hóa bản thân của các nhà tâm lý học nổi tiếng, chúng tôi đã xây dựng khái niệm nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên. Theo đó, nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên là nhu cầu phát huy được tiềm năng của chính mình, trở thành một chủ thể có năng lực học tập, sáng tạo, có giá trị sống rõ ràng và kết nối lành mạnh với thế giới tự nhiên và xã hội.

1.2.5. Các tiêu chí (phương diện) hiện thực hóa bản thân của sinh viên

Dựa vào khái niệm, chúng ta thấy rằng nhu cầu hiện thực hóa bản thân của một cá nhân có thể đƣợc xác định thông qua các mặt nhƣ: sự thể hiện cái tôi của cá nhân đó, các giá trị sống của cá nhân, hoạt động của cá nhân, các quan hệ của cá nhân với môi trƣờng tự nhiên, quan hệ của cá nhân với môi trƣờng xã hội. Ở lứa tuổi sinh viên, hoạt động quan trọng nhất của các em là hoạt động học tập. Tuy vậy, với tƣ cách là những ngƣời bắt đầu cuộc sống xã hội, sinh viên không thể đứng ngoài các hoạt động xã hội. Vì vậy, bên cạnh hoạt động học tập thì việc tham gia các hoạt động xã hội là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên. Với quan điểm nhƣ vậy, chúng tôi xác định đƣợc năm tiêu chí mà chúng tôi gọi là năm phƣơng diện để đo lƣờng nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên trong nghiên cứu này nhƣ sau:

(1) Thể hiện Cái Tôi (2) Giá trị sống

(3) Quan hệ với ngƣời khác (4) Hoạt động xã hội

(5) Hoạt động học tập.

Các phƣơng diện trên đƣợc đo lƣờng thông qua ba mặt: nhận thức, cảm xúc và hành vi. Tuy nhiên, chúng tôi chú trọng hơn đến mặt hành vi trong việc thể hiện

27

nhu cầu hiện thực hóa bản thân bởi nếu nhu cầu này ở sinh viên là cao thì nó phải đƣợc biểu hiện thông qua các việc làm cụ thể của các em.

Tiểu kết:

Nhu cầu là một phần quan trọng cấu thành nên nhân cách con ngƣời. Nhu cầu thúc đẩy tính tích cực trong nhân cách, chi phối mạnh mẽ đến tâm lý của con ngƣời nói chung hoạt động của con ngƣời nói riêng. Sinh viên chính là nguồn lao động trí thức tƣơng lai của xã hội, góp phần không nhỏ vào phát triển đất nƣớc. Ngày nay, sinh viên đã có nhiều điều kiện sinh hoạt và học tập tốt hơn. Vì thế nhu cầu hiện thực hóa bản thân nói riêng và các nhu cầu tinh thần khác nói chung của các em ngày càng cao. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên và yếu tố vô cùng quan trọng để hình thành nên nhân cách, tâm lý của các em. Thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy việc nghiên cứu sâu về nhu cầu hiện thực hóa bản thân nói chung và nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên nói riêng còn chƣa đƣợc quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên”.

Trên cơ sở phân tích các khái niệm nhu cầu, nhu cầu hiện thực hóa bản thân, quan điểm về hiện thực hóa bản thân của các nhà tâm lý học nổi tiếng chúng tôi xác định đƣợc khái niệm nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên và xác định đƣợc năm tiêu chí mà chúng tôi gọi là năm phƣơng diện để đo lƣờng nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên.

Với mục đích nghiên cứu thực trạng nhu cầu hiện thực hóa bản thân, mức độ mong muốn hiện thực hóa bản thân của sinh viên và đồng thời tìm hiểu những yếu tố, phƣơng diện hiện thực hóa bản thân sinh viên ra sao và đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy nhu cầu hiện thực hóa bản thân một cách tích cực và hiệu quả.

Chƣơng 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) là một trong những thành viên của ĐHQGHN. Trong hơn sáu mƣơi năm xây dựng và phát triển, Trƣờng ĐHKHXH&NV luôn đƣợc nhà nƣớc Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nƣớc, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay nhà trƣờng đang đào tạo 13.000 sinh viên các hệ, trong đó có 3.100 học viên cao học và 292 nghiên cứu sinh. Số lƣợng cán bộ, giảng viên là 500 ngƣời, trong đó có 13 Giáo sƣ, 72 Phó Giáo sƣ, 138 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192 Thạc sĩ. Hàng năm, trƣờng còn thu hút hàng nghìn lƣợt học viên ngƣời nƣớc ngoài đến theo học tiếng Việt và văn hoá, lịch sử,…của Việt Nam với hình thức chính quy bậc đại học (ngành Việt Nam học, Quan hệ quốc tế, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Pháp,...) và sau đại học (chuyên ngành Việt Nam học, Ngôn ngữ học, Lịch sử,...), là trƣờng có số lƣợng sinh viên, học viên ngƣời nƣớc ngoài đông nhất tại Việt Nam hiện nay.

Nằm trên thủ đô Hà Nội với hơn 100 năm truyền thống xây dựng và phát triển, ngày nay Trƣờng ĐHKHTN đƣợc biết đến nhƣ là trƣờng đại học số một của Việt Nam về lĩnh vực khoa học cơ bản. Trƣờng ĐHKHTN có 25 chƣơng trình đào tạo đại học và trên 100 chƣơng trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Không chỉ cung cấp những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể mà còn trang bị cho các bạn sinh viên năng lực học tập suốt đời, năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Trƣờng ĐHKHTN luôn có chính sách đặc biệt nhằm thu hút những sinh viên và giảng viên xuất sắc, tài năng ở trong và ngoài nƣớc. Tạo một môi trƣờng tự do học thuật và các điều kiện thuận lợi khác để họ có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình nhằm đạt đƣợc những thành công xuất sắc trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

29

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV và trƣờng ĐHKHTN cũng nhƣ sinh viên các trƣờng khác cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của xã hội, đặc biệt là về công nghệ thông tin và truyền thông, các em có nhiều cơ hội để tìm hiểu về bản thân, cũng nhƣ có nhiều lựa chọn hơn trong các lĩnh vực để hiện thực hóa bản thân. Đối tƣợng đƣợc chọn để nghiên cứu ở đây là sinh viên của trƣờng ĐHKHXH&NV và trƣờng ĐHKHTN, bởi sinh viên của hai trƣờng này đƣợc đào tạo hai lĩnh vực khác nhau, một bên đƣợc đào tạo về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, một bên đƣợc đào tạo về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Với môi trƣờng và lĩnh vực đào tạo khác nhau nhƣ vậy thì nhu cầu hiện thực hóa bản thân của các em nhƣ thế nào.

Khách thể nghiên cứu đƣợc chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi trên 400 sinh viên trong đó sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NH là 200 và sinh viên của trƣờng ĐHKHTN là 200 sinh viên, đồng thời phỏng vấn 20 sinh viên (mỗi trƣờng 10 em).

Đặc điểm của sinh viên tham gia khảo sát

Bảng 2.1: Ngành, giới tính, năm học, kết quả học tập của sinh viên tham gia khảo sát

Trường/

ngành Giới tính Năm học Kết quả học tập

Tự nhiên

Nhân

văn Nam Nữ Nhất Hai Ba

Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình N 200 200 94 306 193 120 46 41 28 123 192 43 Tỷ lệ (%) 50 50 23,5 76,5 48,2 30,0 11,6 10,2 7,3 30,8 49,7 11,1

Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ sinh viên ĐHKHXHVNV bằng ĐHKHTN đều là 50%. Mặc dù đã rất cố gắng phát phiếu khảo sát để thu thập thông tin sinh viên nam nữ cân bằng nhau nhƣng do đặc thù sinh viên trƣờng ĐHKHXH&NV trên 90% là nữ, tỷ lệ sinh viên trƣờng ĐHKHTN trên 60% cũng là nữ nên tỷ lệ nam, nữ có sự

chênh lệch nhất định: Tỷ lệ nam sinh viên trong nghiên cứu này là 23,5%, nữ sinh viên là 76,5%.

Bên cạnh đó, Khảo sát sinh viên thuộc hai trƣờng, phần lớn các em trong nghiên cứu này là sinh viên năm thứ nhất 47,3%. Sinh viên năm thứ hai là 30%; năm thứ ba, năm thứ tƣ hiện đang đi thực tập nên tỷ lệ ít hơn nhiều so với sinh viên năm thứ nhất và thứ hai.

Bảng số liệu trên cũng cho thấy, sinh viên có học lực khá chiếm gần 50% sinh viên tham gia khảo sát, tỷ lệ sinh viên có kết quả học tập xếp loại giỏi là 30,8%. Sinh viên có học lực xuất sắc chiếm 6,5% số sinh viên khảo sát và tỷ lệ sinh viên học lực đạt kết quả trung bình là gần 12%.

Bảng 2.2: Điều kiện kinh tế gia đình, Quyền quyết định cuộc sống và việc lập Kế hoạch tương lai của sinh viên tham gia khảo sát

Điều kiện kinh tế gia đình Quyền quyết định cuộc sống

Kế hoạch tương lai

Giàu Khá Trung bình Dƣới TB (a) (b) (c) (1) (2) (3) (4) N 11 59 303 26 116 186 97 121 221 35 22 Tỷ lệ (%) 2,8 14,8 75,8 6,5 29,1 46,6 24,3 30,3 55,4 8,8 5,5

Ghi chú cho bảng số liệu: TB: Trung bình

(a): Hoàn toàn tự quyết định (b): Tự quyết định một phần

(c): Quyết định sau khi hỏi ý kiến gia đình (1): Có kế hoạch tương lai dài hạn

(2): Có nghĩ đến tương lai nhưng chưa có kế hoạch gì cụ thể (3): Chưa nghĩ nhiều về tương lai

(4): Hoàn toàn chưa có kế hoạch gì cho tương lai

Bảng số liệu trên cho thấy, phần lớn sinh viên trong khảo sát này có điều kiện kinh tế ở mức trung bình chiếm 75,8%, tỷ lệ sinh viên có điều kiện kinh tế gia đình

31

giàu có rất thấp chỉ có 2,8%. Tỷ lệ sinh viên có điều kiện gia đình khá giả là 14,8% và sinh viên có điều kiện dƣới trung bình là 6,5%. Có thể thấy rằng có sự phân hóa giàu nghèo trong nhóm sinh viên hiện nay. Tỷ lệ sinh viên có điều kiện khá, giàu có còn thấp. Chủ yếu vẫn là sinh viên có điều kiện kinh tế gia đình bình thƣờng.

Bảng số liệu cũng chỉ ra, phần lớn sinh viên tham gia trả lời khảo sát đều có nhận định bản thân tự quyết định một phần cuộc sống của mình là 46,6% xấp xỉ ½ số lƣợng sinh viên đã trả lời. Gần 30% sinh viên lựa chọn họ hoàn toàn tự quyết định cuộc sống của bản thân. Còn lại là sinh viên đƣa ra lựa chọn về cuộc sống của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)