Nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phương diện Hoạt động học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 89 - 98)

b. Đặc điểm nhân cách của người có nhu cầu hiện thực hóa bản thân

3.2. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân thể hiện trong từng phƣơng diện

3.2.5. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân ở phương diện Hoạt động học tập

Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của sinh viên, học tập ở đây không chỉ là học theo thời khóa biểu của nhà trƣờng đề ra mà còn học tập nhiều lĩnh vực khác nhƣ: học nâng cao chuyên môn, kĩ năng mềm, kinh nghiệm sống…Để đánh giá nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phƣơng diện “Hoạt động học tập”, với nghiên cứu này chúng tôi đi vào đánh giá 3 yếu tố : Mục tiêu học tập rõ ràng, Tích cực nỗ lực học tập và Niềm vui trong học tập.

Bảng 3.16: Điểm trung bình và xếp hạng giá trị trung bình các biến nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phương diện Hoạt động học tập

Phương diện thể hiện Hoạt động học tập

ĐTB ĐLC Mức độ

Mục tiêu học tập rõ ràng 3,11 0,72 Trung bình

Tích cực, nỗ lực học tập 2,72 0,61 Trung bình

Niềm vui trong học tập 3,10 0,63 Trung bình

TBC 2,91 0,54 Trung bình

Bảng số liệu trên cho thấy, nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên trong “Hoạt động học tập” ở mức trung bình với (TBC = 2,91, ĐLC = 0,54). Cụ thể ở từng phƣơng diện của nội dung “Hoạt động học tập” mà nghiên cứu hƣớng đến chúng tôi thấy: Mức độ có “Mục tiêu học tập rõ ràng” của sinh viên có ĐTB cao nhất với là 3,11, đứng thứ hai là yếu tố “Tìm thấy niềm vui trong học tập” (ĐTB = 3,1). Còn yếu tố “Tích cực, nỗ lực trong học tập” lại có ĐTB thấp nhất nhóm (2,72). Để phân tích rõ hơn kết quả này, chúng tôi đã tiến hành kiểm định T-test và ANOVA xem có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về phƣơng diện “Hoạt động học tập” hay không, kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 3.17 và 3.18.

Bảng 3.17: Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phương diện Hoạt động học tập theo các yếu tố biểu hiện ở Giới tính, Ngành học, Năm học, Kết quả học tập

Giới tính Ngành học Năm học Kết quả học tập

Nam Nữ p KHTN KHXH p Nhất Hai Ba Tƣ p XS G K TB p

MTHTRR 2,99 3,14 0,078 3,00 3,21 0,004 3,16 3,15 2,86 2,93 0,039 3,47 3,18 3,07 2,77 0,000

TCNLHT 2,81 2,69 0,098 2,73 2,72 0,859 2,77 2,65 2,66 2,74 0,443 3,13 2,78 2,64 2,59 0,000

NVTHT 3,06 3,11 0,483 3,07 3,13 0,381 3,14 3,08 2,94 3,12 0,367 3,35 3,19 3,04 2,90 0,007

Ghi chú cho bảng số liệu: p là mức ý nghĩa

MTHTRR: Mục tiêu học tập rõ ràng TCNLHT: Tích cực, nỗ lực trong học tập NVTHT: Niềm vui trong học tập

Bảng số liệu này cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ĐTB “Hoạt động học tập” giữa sinh viên nam, nữ (p > 0,05). Có sự khác biệt ở nhóm khách thể “Kết quả học tập” và ở yếu tố “Mục tiêu học tập rõ ràng” trong hai nhóm “Ngành học” và “Năm học” của các em (p < 0,05).

Về “Ngành học”, kết quả cho thấy sinh viên ngành xã hội có ĐTB “Mục tiêu học tập rõ ràng” (3,21) cao hơn sinh viên ngành tự nhiên (3,00). Khi trao đổi với sinh viên về vấn đề này, các em ngành xã hội cho biết, đƣợc học nhiều kiến thức về xã hội, trong đó có kỹ năng mềm lập kết hoạch và các em đã áp dụng vào lên kế hoạch học tập nên “Mục tiêu học tập rõ ràng” hơn.

Sinh viên năm thứ “Nhất” và năm thứ “Hai” có ĐTB “Mục tiêu học tập rõ ràng” lần lƣợt là 3,15; 3,16 cao nhất. Điểm trung bình của sinh viên năm thứ “tƣ” (2,93) giữ vị trí thứ hai, sinh viên năm thứ “Ba” lại có ĐTB “Mục tiêu học tập rõ ràng” thấp nhất (2,86). Có thể do, sinh viên năm thứ “Nhất” vừa thay đổi môi trƣờng học tập mới với nhiều môn học và phƣơng pháp học mới đòi hỏi các em phải “cố gắng nỗ lực rất nhiều” chính vì vậy đa số các em tập trung vào hoạt động học tập và lên mục tiêu học cho mình để không “tụt hậu với các bạn”“không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ”. Và điều này mang lại kết quả rất khả quan, nên việc ra mục tiêu học dần thành thói quen của các em khi sang năm học thứ “hai”, các em vẫn lên mục tiêu học tập một cách rõ ràng. Một sinh viên nữ khoa Sinh học cho biết: “Lúc mới vào đại học, em gặp khó khăn bởi kiến thức và phương pháp giảng dạy khác hẳn cấp 3, nhiều lúc cũng nản nhưng khi cầm bảng điểm kì đầu tiên trung bình em thấy xấu hổ với bạn bè và quan trọng nhất là phụ sự kì vọng của bố mẹ nên em đã ra mục tiêu học tập từ kì hai và dán vào giá sách, cứ ngày ngày nhìn vào nó em quyết tâm hơn”. Nếu sinh viên năm thứ “Nhất” và “Hai” ra mục tiêu học tập để có kết quả cao hơn, tránh tụt hậu với các bạn và tránh phụ sự mong mỏi của cha mẹ thì sinh viên năm thứ “Tƣ” cho rằng “sắp ra trường nên cần có bảng điểm cao một chút mới dễ xin việc”, cũng có em cảm thấy “tiếc nuối thời gian trước không tập trung học giờ sắp phải ra trường nên thích học hơn”. Có ý kiến cho rằng “năm thứ tư học chuyên ngành nhiều hơn cảm thấy hay hơn và hứng thú

83

học tập hơn”. Sinh viên năm thứ “Ba” có lẽ thong dong nhất trong các năm còn lại, bởi các em đã quen với việc học ở bậc đại học, trƣởng thành hơn so với các bạn năm thứ “Nhất”, cũng có nhiều trải nghiệm cuộc sống, và chƣa phải lo lắng về công việc ngay sau ra trƣờng nhƣ sinh viên năm thứ “Tƣ” nên

“việc học có phần chững hơn”cũng có nhiều em cho biết “học đến năm này em vẫn chưa hiểu được sau này ra trường sẽ làm gì, cảm thấy khá mông lung”

(nữ sinh viên khoa Triết học). Phải chăng vì vậy việc lên mục tiêu học tập các em năm thứ “Ba” chƣa chú trọng lắm.

Bảng số liệu trên cũng cho thấy, nhóm sinh viên có kết quả học tập “Xuất sắc” có ĐTB trong các yếu tố của “Hoạt động học tập” cao nhất toàn nhóm từ 3,13- 3,47, Sau đó ĐTB giảm dần theo tổng kết đứng cuối cùng là sinh viên có học lực “Trung bình” là từ 2,59- 2,90 điểm. Sinh viên học lực “Xuất sắc” và “Khá” có ĐTB cao nhất ở yếu tố “Mục tiêu học tập rõ ràng” (3,47; 3,07), các em có kết quả “Giỏi” và “Trung bình” lại có ĐTB cao nhất ở yếu tố tìm thấy “Niềm vui trong học tập” (3,19; 2,90). Cả bốn nhóm sinh viên đều có ĐTB thấp nhất trong việc “Tích cực, nỗ lực học tập”.

Bảng 3.18. Nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phương diện Hoạt động học tập theo các yếu tố biểu hiện ở Điều kiện kinh tế gia đình, Quyền quyết định cuộc sống và việc Kế hoạch tương lai

Kinh tế gia đình Quyền quyết định CS Kế hoạch cho tương lai

Giàu Khá TB Dƣới TB p (1) (2) (3) p (a) (b) (c) (d) p MTHTRR 3,00 3,17 3,11 2,85 0,270 3,24 3,06 3,04 0,052 3,25 3,11 2,85 2,62 0,000 TCNLHT 2,94 2,87 2,68 2,75 0,088 2,87 2,65 2,67 0,006 2,91 2,65 2,57 2,56 0,000 NVTHT 3,13 3,3 3,08 2,86 0,016 3,22 3,01 3,13 0,015 3,17 3,11 2,85 3,00 0,046

Ghi chú cho bảng số liệu: p là mức ý nghĩa

MTHTRR: Mục tiêu học tập rõ ràng TCNLHT: Tích cực, nỗ lực trong học tập NVTHT: Niềm vui trong học tập

(1): Hoàn toàn tự quyết định cuộc sống (2): Tự quyết định cuộc sống một phần

(3): Quyết định cuộc sống sau khi bàn bạc với gia đình (a): Đã có kế hoạch dài hạn cho tương lai

(b): Có nghĩ đến tương lai nhưng chưa có kế hoạch gì cụ thể (c): Chưa nghĩ nhiều về tương lai

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phƣơng diện “Hoạt động học tập” biểu hiện ở “Điều kiện kinh tế gia đình”, “Quyền quyết định cuộc sống” và “Kế hoạch tƣơng lai” (p < 0,05).

Về “Điều kiện kinh tế gia đình”, sinh viên có điều kiện kinh tế “Khá” có ĐTB “Niềm vui trong học tập” (3,30) cao nhất, các em có điều kiện “Giàu” có ĐTB cao thứ hai (3,13), theo sát nhóm này là các em có điều kiện kinh tế “Trung bình” (3,08) còn nhóm có điều kiện kinh tế “dƣới Trung bình” (2,86) đạt ĐTB “Niềm vui trong học tập” thấp nhất. Để làm rõ hơn kết quả này, chúng tôi đã trao đổi cùng các bạn sinh viên và nhận đƣợc một số quan điểm nhƣ sau: “Gia đình em có công ty riêng, em đi học để lấy bằng sau này về công ty của bố mẹ em làm cho có bằng cấp chứ việc học đối với em không quá quan trọng” (nam sinh viên khoa Quốc tế học),

“Điều kiện gia đình em cũng khá nhưng em muốn học tập để có kiến thức sau này tìm được công việc tốt, giống như anh trai của em vậy, nên khi học em đã cố gắng rất nhiều và em cảm thấy việc học không chỉ giúp mình có thêm nhiều kiến thức mà có cả niềm vui nữa” (nữ sinh viên khoa Đông phƣơng học). Không phải sinh viên nào cũng có điều kiện tìm niềm vui trong học tập nhƣ hai sinh viên trên, một bạn nữ khoa Công tác xã hội chia sẻ: “Nhà em rất nghèo, bố lại bệnh nữa nên không có đủ tiền cho em đi học, em phải đi làm thêm rất nhiều nên về nhà chỉ muốn ngủ, mỗi lần lên lớp cũng thấy rất mệt”. Đối với nhóm sinh viên này thì tiền sinh hoạt cũng là một nỗi lo lớn, có lẽ việc học đại học nhƣ là “một tấm vé đổi đời” cho các em và gia đình.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sinh viên “Tự quyết định hoàn toàn” cuộc sống có ĐTB “Tích cực nỗ lực học tập” và “Niềm vui trong học tập” cao hơn hai nhóm còn lại (2,87; 3,22), nhóm sinh viên “Tự quyết định một phần” cuộc sống có ĐTB thấp nhất (3,01; 2,67). Có lẽ, khi chủ động về cuộc sống sinh viên có thể tự do lựa chọn việc làm và việc học theo sở thích, thế mạnh, đƣợc theo đuổi đam mê của mình. Càng có trách nhiệm hơn, các em sẽ càng cố gắng, nỗ lực hơn trong mọi phƣơng diện trong đó có “Hoạt động học tập” chính vì các em đang học những gì

87

mình thích nên hứng thú học tập sẽ cao hơn và dễ dàng tìm thấy niềm vui trong học tập. Đây là trao đổi của một bạn: “Em thật sự yêu thích chuyên ngành, đây chính là ngành học do em tự quyết định và em cảm thấy nó thật sự rất hay và kì diệu” (nữ sinh viên khoa Tâm lý học). Chúng tôi cho rằng, con ngƣời sẽ phát huy tiềm năng tối đa của mình ở lĩnh vực mình thích, phù hợp với thế mạnh của mình. Sinh viên cũng vậy, nếu học đúng chuyên ngành phù hợp thì các em không chỉ tìm thấy niềm vui mà còn có thể có nhiều sáng tạo đột phá. Vì vậy ngoài việc hỗ trợ hƣớng nghiêp cho các em, gia đình nên quan tâm đến nguyện vọng của con em mình, tạo điều kiện cho con tự chủ cuộc sống, tƣơng lai và đó cũng là tạo điều kiện cho các em trƣởng thành.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhóm sinh viên “Kế hoạch tƣơng lai dài hạn” có ĐTB cả ba khía cạnh của phƣơng diện “Hoạt động học tập” cao nhất toàn nhóm từ 2,91- 3,25. Các em cho biết, khi “Có kết hoạch tƣơng lại dài hạn” sẽ lên “Mục tiêu học tập rõ ràng” từ đó tìm hiểu phƣơng pháp và tài liệu để “Tích cực, nỗ lực học tập” và dễ dàng tìm thấy “Niềm vui trong học tập” hơn các nhóm còn lại. Nhiều em “chịu khó hỏi giáo viên những điều chưa hiểu” hay “tích cực tham khảo tài liệu”. Chính vì thế các em rất chủ động trong học tập và thƣờng có kết quả cao. Sinh viên “Hoàn toàn chƣa có kế hoạch gì cho tƣơng lai” có ĐTB “Mục tiêu học tập rõ ràng” và “Tích cực nỗ lực học tập” thấp nhất.

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên ở phƣơng diện “Hoạt động học tập” hiện ở mức trung bình. Sinh viên ngành “Xã hội” có “Mục tiêu học tập rõ ràng” hơn sinh viên ngành “Tự nhiên”. Sinh viên năm thứ “Nhất” và thứ “Hai” chú trọng lập “Mục tiêu học tập” hơn sinh viên năm thứ “Tƣ”, sinh viên năm thứ “Ba” ít có thói quen lập “Mục tiêu học tập” nhất. “Kết quả học tập” càng cao, “Kế hoạch tƣơng lai” càng rõ ràng, mức độ “Tự quyết về cuộc sống” càng nhiều thì ĐTB “Hoạt động học tập” của sinh viên càng cao. “Điều kiện kinh tế” ở mức cao (giàu, khá) có ĐTB “Niềm vui trong học tập cao hơn các nhóm còn lại. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt “Giới tính” ở phƣơng diện này.

3.3. Tƣơng quan giữa các phƣơng diện hiện thức hóa bản thân của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu hiện thực hóa bản thân của sinh viên (Trang 89 - 98)