Những tiến triển mới trong Hợp tác Tiểu vùng Sông Mê Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 31 - 34)

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực

1.1.2.4. Những tiến triển mới trong Hợp tác Tiểu vùng Sông Mê Công

Các nước lớn gia tăng hợp tác GMS, đặc biệt là các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ ngày càng gia tăng can dự vào khu vực này. GMS là một khu vực có sự tiếp nối liền mạch giữa các khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Nam Á. Đây là một khu vực bao gồm 6 quốc gia có con sông Mê Công chảy qua,10 khu vực này có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với tiềm năng lớn về thủy điện, thủy sản và khai khoáng và một vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng – một sức hút lớn với các nước lớn.

9 Trữ lượng ở biển Đông ước tính khoảng 7 tỷ thùng dầu và 150 nghìn tỷ khối gas.

10 Sáu quốc gia bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Trên địa phận Trung Quốc, sông Mê Công có tên là sông Lan Thương.

Đối với Trung Quốc, đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc với những bước chuyển mình trở thành siêu cường khu vực đã sử dụng thế và lực của mình từng bước tham gia vào GMS, qua đó tạo dựng được ảnh hưởng sâu rộng với các nước láng giềng phía Nam nước này. Trước hết, Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực tiểu vùng sông Mê Công nhằm xây dựng một môi trường an ninh hòa bình, ổn định xung quanh Trung Quốc. Với sức mạnh kinh tế của mình, Trung Quốc tiến hành đầu tư các dự án phát triển, các khoản viện trợ cho các nước GMS, nhanh chóng phát triển mối quan hệ mật thiết với các nước kém phát triển của tiểu vùng như Campuchia, Lào, Myanmar. Đi kèm với những khoản viện trợ về kinh tế là những dự án giao lưu văn hóa, giáo dục của Trung Quốc với khu vực, qua đó, quảng bá sức hấp dẫn của văn hóa Trung Hoa tới các nước GMS. Bên cạnh đó, sự phát triển thần tốc của Trung Quốc khiến cho quốc gia này trở thành cỗ máy tiêu hao nguyên nhiên liệu, yêu cầu cung cấp nguyên nhiên liệu ngày càng trở nên cấp bách đối với Trung Quốc. Chính vì vậy, khi gia tăng quan hệ với GMS, Trung Quốc dùng chính sức mạnh ngoại giao kinh tế của mình xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nối liền các nước trong tiểu vùng với Trung Quốc nhằm mở đường cho các doanh nghiệp nước mình thâm nhập thị trường GMS, khai thác khoáng sản, phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Song song với đó, GMS còn là một thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp và hàng hóa của Trung Quốc. Quốc gia này tích cực tham gia các sáng kiến hợp tác với các nước ASEAN nhằm biến miền Tây nội địa thành đầu mối đưa hàng hóa Trung Quốc thâm nhập thị trường Đông Nam Á và từ đó đi ra thế giới, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa miền Tây và miền Đông. Có thể thấy rằng, việc tăng cường quan hệ với GMS trên các lĩnh vực mang lại cho Trung Quốc những món lợi khổng lồ, tăng lợi ích kinh tế quốc gia. Đằng sau những nỗ lực giúp đỡ tưởng như không điều kiện này, Trung Quốc đang cố tạo môt trường an ninh ổn định xung quanh mình, cạnh tranh ảnh hưởng với các nước lớn khác như Mỹ, Nhật tiến tới mục tiêu dài hạn là thiết lập lại một trật tự thế giới mới.

Đối với Mỹ, nhằm thúc đẩy gia tăng hợp tác với các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Công, nước này cùng khu vực đã thành lập nên Cơ chế hợp tác Hạ nguồn

Mê Công – Mỹ (LMI) được hình thành từ năm 2009 theo sáng kiến của Mỹ, đến nay đã tổ chức được 5 Hội nghị Bộ trưởng và 4 cuộc họp Nhóm công tác, đã hoàn chỉnh và thông qua Tài liệu khái niệm và Chương trình hành động LMI 2011 - 2015, mở ra giai đoạn mới với các chương trình hoạt động và dự án cụ thể cho từng lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh LMI, các nước cũng đã thành lập Cơ chế hợp tác giữa các nước LMI và những người bạn (FLM), với Hội nghị Bộ trưởng FLM lần thứ nhất được tổ chức tháng 7/2011, bao gồm các nước LMI và Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, New Zealand, ADB và WB.

Đối với Nhật Bản, quốc gia này tích cực chủ động gia tăng hợp tác với các nước khu vực tiểu vùng sông Mê Công. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-12 (Philippines, tháng 1/2007), Nhật Bản đưa ra Chương trình quan hệ đối tác Nhật Bản – Mê Công vì sự thịnh vượng chung. Sau đó, Hội nghị Cấp cao Mê Công – Nhật Bản (Mê Công – Japan Summit) lần đầu tiên đã được tổ chức vào tháng 11/2009 tại Tokyo, thông qua Tuyên bố Tokyo làm nền tảng cho hợp tác giai đoạn 2009-2012. Đến nay, khuôn khổ hợp tác Mê Công – Nhật Bản đã tổ chức được 5

Hội nghị Cấp cao Mê Công – Nhật Bản và 5 Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao. Hợp tác được triển khai trên nhiều lĩnh vực như phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ, bảo vệ môi trường và an ninh nguồn nước sông Mê Công, v.v.

Tại Hội nghị Cấp cao Mê Công – Nhật Bản lần thứ tư (tháng 4/2012), Lãnh đạo các nước đã thông qua Chiến lược Tokyo làm nền tảng cho hợp tác giai đoạn 2013-2015, gồm 3 trụ cột hợp tác chính: (i) Tăng cường kết nối trong tiểu vùng Mê Công và giữa tiểu vùng Mê Công với các khu vực và thế giới; (ii) Hợp tác cùng phát triển giữa các nước Mê Công và Nhật Bản; (iii) Bảo vệ môi trường và an ninh con người. Bên cạnh đó, hợp tác Mê Công– Nhật Bản cũng được triển khai trong khuôn khổ Sáng kiến hợp tác kinh tế và công nghiệp Mê Công – Nhật Bản, Sáng kiến “Thập kỷ Mê Công xanh” và các chương trình giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân.

Đối với Ấn Độ, quốc gia này cùng với các nước tiểu vùng sông Mê Công đã thành lập cơ chế Hợp tác sông Mê Công – sông Hằng (MGC). Hợp tác MGC thành

lập theo sáng kiến của Ấn Độ và Thái Lan, được thông qua tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao 6 nước Campuchia, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam được tổ chức vào dịp Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) ở Bangkok ngày 28/7/2000. Mục tiêu của MGC là củng cố tình hữu nghị, đoàn kết giữa các nước thuộc lưu vực sông Mê Công và sông Hằng. Cơ chế hợp tác MGC gồm có Hội nghị bộ trưởng và họp SOM. Đến nay, MGC đã tổ chức 6 lần Hội nghị bộ trưởng.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc, Australia, EU cũng tích cực gia tăng quan hệ hợp tác với các quốc gia tiểu vùng sông Mê Công, điều này càng làm gia tăng cạnh tranh chiến lược khu vực, và nhất là tác động tới chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực này nói chung và từng quốc gia cụ thể nói riêng, trong đó có quan hệ Trung Quốc – Lào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)