Chính sách của Campuchia với Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 62 - 65)

1. 3 Vị trí của Campuchia trong chiến lược phát triển củaTrung Quốc

2.1. Chính sách của Campuchia và Trung Quốc trong quan hệ song phương giữa ha

2.1.2. Chính sách của Campuchia với Trung Quốc

Hiện nay, đất nước Campuchia đang chứng kiến nhiều biến đổi nhanh chóng nhưng phức tạp và khó lường. Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn, nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp.

Trong giai đoạn hiện nay, đường lối đối ngoại của Campuchia là ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt là tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Với những lợi ích to lớn từ nguồn viện trợ và đầu tư của Trung Quốc trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng và lạm phát nghiêm trọng, Campuchia sẽ vẫn tiếp tục tranh thủ Trung Quốc trong những năm tới. Bộ trưởng Bộ Tài chính Campuchia Keat Chhon từng nêu rõ: Trung Quốc không chỉ là người hàng xóm tốt, giàu,… mà Trung Quốc còn biết được những gì Campuchia cần. Trung Quốc thực sự đã đem lại những gì Campuchia cần thiết khẩn cấp như: đường giao thông, điện lực, vì làm như vậy cũng là phục vụ lợi ích riêng của chính Trung Quốc. Phương cách của Trung Quốc là cung cấp viện trợ trực tiếp đến tầng lớp cao nhất của chính quyền mà không có “dây ràng buộc” kèm theo. Điều này rõ ràng phù hợp với quan điểm của lãnh đạo Campuchia, và Trung Quốc trở thành một sự lựa chọn mới thay thế cho các nhà tài trợ phương Tây và các cơ

quan viện trợ đa phương luôn kèm theo điều kiện trong khi hỗ trợ tài chính cho Campuchia. Dòng chảy viện trợ không ngừng từ mọi phía vào Campuchia cho phép chính phủ nước này sử dụng như lá bài để các nhà tài trợ cạnh tranh nhau, tiếp tục đáp ứng nhu cầu cải cách cần thiết trong nước. Từ triển vọng về chính trị, chính phủ Campuchia cũng nhìn thấy cơ hội để củng cố vị trí của mình khi gắn bó mật thiết gần gũi với Trung Quốc nhằm đối lại với sự tăng cường sức mạnh của các nước láng giềng như Việt Nam và Thái Lan.[33, tr.127]

Về kinh tế, chính phủ Campuchia hiện nay thể hiện rõ quan điểm ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Campuchia. Trên cơ sở thu hút có định hướng và chọn lọc, Campuchia cố gắng lựa chọn dự án để nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả nhất, coi đây là điều cần thiết để đảm bảo những nguyên tắc về mối quan hệ kinh tế xã hội.

Mặc dù phải cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút đầu tư, nhưng Chính phủ Campuchia ngày càng tỏ rõ sự chủ động lựa chọn các dự án đầu tư của Trung Quốc. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được gắn với quy hoạnh phát triển ngành và vùng kinh tế của đất nước. Những dự án nào không có khả năng thực hiện bị cắt ngay đúng như luật quy định. Những dự án mang lại hậu quả xấu, tác hại tới môi trường hoặc không tạo công ăn việc làm đầy đủ, không tạo giá trị gia tăng cho người Campuchia với việc tận thu nguồn tài nguyên thiên nhiên, hay ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì phải xem xét lại. Biến động trong việc thu hút vốn FDI không phải là điều đáng lo ngại. Vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay là chuyển từ số lượng sang chất lượng của dự án FDI. Đồng thời, cần có sự lựa chọn, sàng lọc các dự án FDI để có được những dự án với hiệu ứng lan tỏa rộng, có tác động tốt tới sự phát triển kinh tế. Trên quan điểm không từ chối dự án nào, nhưng việc cấp phép mới cần được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và luôn gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường.

Campuchia luôn chủ trương một đường lối chính sách thông thoáng, mở cửa trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư Trung Quốc để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt, thu hút công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, góp phần nâng

cao trình độ cho lực lượng lao động trong nước. Qua đó, mở rộng tìm kiếm thị trường quốc tế, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Campuchia coi trọng hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu khách quan của sự phát triển đất nước, tích cực xây dựng nền kinh tế mở và có sự hợp tác toan diện với nhiều quốc gia theo nguyên tắc mỗi bên cùng có lợi, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.

Campuchia thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài, hướng đầu tư tập trung vào hạ tầng kinh tế. Các doanh nghiệp Trung Quốc khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội thuân lợi, do đó, các thành phố lớn, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án nhất của Trung Quốc. Trong khi đó, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ Campuchia và chính quyền địa phương có những chính sách ưu đãi hơn, nhưng vẫn không được các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm do giao thông không thuận lợi và thiếu các cơ sở hạ tầng, thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều, còn những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự. Các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ đầu tư vào các có sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành trong lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được quan tâm của các nhà đầu tư nước này.

Chính phủ Campuchia đã vạch ra những định hướng cụ thể trong một số ngành và lĩnh vực để đảm bảo phù hợp đối với sự phát triển chung của nền kinh tế các nước. Phía Campuchia xác định trong những năm tới sẽ chọn lọc kỹ càng các dự án đầu tư, hướng các nhà đầu tư Trung Quốc vào những lĩnh vực quan trọng như: nông – lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng, dịch vụ du lịch, khách sạn, giáo dục, v.v.23

23 Thủ tướng Chính phủ Hun Sen (2003), Đường lối của Chính phủ trong thiên niên kỷ mới, Nxb CICP, Phnom Penh, Campuchia, tr.123; dẫn theo Both Sreng (2011), Quan hệ Campuchia – Trung Quốc từ 1993 đến nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Ngoại giao, tr.29

Trong trao đổi buôn bán thương mại hai nước, Campuchia thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với hàng hóa Trung Quốc, nhờ thế mà hàng hóa Trung Quốc dễ dàng thâm nhập vào thị trường Campuchia, đồng thời thông qua đây có thể thâm nhập cả vào các nước trong khu vực ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc campuchia từ năm 1991 đến năm 2011 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)